Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Thêm 1 Việt kiều Mỹ bị bắt giam tại Việt Nam


RFA
2016-05-28
ma-tieu-linh-622.jpg
Bà Khưu Hiền Duyên tại Việt Nam trước khi bị bắt.
Courtesy FB Mã Tiểu Linh
Một Việt kiều Mỹ bị bắt giam tại Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Nguồn tin của chúng tôi cho biết Bà Khưu Hiền Duyên, chủ trang Facebook Mã Tiểu Linh đã bị công an bắt giữ vào ngày hôm qua 5 tiếng đồng hồ trước khi Bà lên máy bay về lại Mỹ sau khi về Việt Nam được hai tuần lễ.
Bà Duyên bị bắt cùng với ba người bạn Facebook khác và cả bốn người bị tạm giữ tại công an phường 14 quận Tân Bình, sau đó Bà Duyên bị tách riêng và không có tin gì sau đó.
Gia đình Bà tại Virginia đã nhận được tin và liên lạc với Đại sứ Mỹ tại Hà Nội cũng như Lãnh sự quán tại Sài Gòn để nhờ can thiệp.

Tổng thống Mỹ, nhân dân Việt Nam và ĐCSVN.

Người Buôn Gió

Những hình ảnh người dân Việt Nam ở hai thành phố lớn đứng đầy hai bên hè đường vẫy tay chào đón tổng thống Hoa Kỳ cùng với những tiếng reo hò đồng thanh tên của ông tràn ngập trên truyền thông Việt Nam những ngày qua.

Hình ảnh đó quả thật là một sự bất ngờ, khó có ai có thể hình dung được rằng người dân Việt Nam lại bày tỏ tình cảm nồng nhiệt như vậy đối với tổng thống Hoa Kỳ. Trong khi đó, chế độ Việt Nam tiếp đón tổng thống Obama với một nghi thức nếu so tầm cường quốc như Hoa Kỳ, có thể nói đó là một nghi thức lạnh nhạt , miễn cưỡng cho phải phép xã giao.

Dường như Hoa Kỳ hiểu rõ chế độ Việt Nam, hiểu đến chân tơ kẽ tóc những cách đối xử của chế độ Việt Nam như ngắt phần dịch, ngăn chặn những người mà phía Hoa Kỳ cần tiếp xúc....tất cả những điều ấy Hoa Kỳ đều dự định được trước.

Huế: Bị công an bắt do in áo Free Trần Huỳnh Duy Thức

CTV Danlambao - Ngày 20/5/2016, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giữ anh Thuỷ (Facebook Tiêu Kim Thuỷ) do in áo với thông điệp kêu gọi trả tự do cho Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.

Anh Tiêu Kim Thuỷ bị bắt khẩn cấp tại nhà riêng lúc 23h ngày 20/5/2016. 

Đến tận hôm nay ngày 28/5/2016, gia đình hoàn toàn không có thông tin gì về việc bắt giữ người.

Được biết trong thời gian anh Thuỷ bị bắt giam, cơ quan an ninh đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân của anh trò chuyện với nhiều người khác để giăng bẫy, nguỵ tạo chứng cứ.

Phỏng vấn Nancy Nguyễn từ Thái Lan, sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam



Nancy Nguyễn: ‘Họ không đánh đập nhưng tra tấn tinh thần’

Friday, May 27, 2016 5:28:22 PM

Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER, Calif. (NV) – “Em khỏe. Em ổn rồi. Em đang ở Thái Lan.”

Nancy Nguyễn, một người trẻ được biết đến nhiều bởi những hành động liên quan đến việc lên tiếng cho dân chủ, nhân quyền trong nước, mở đầu như thế trong cuộc trò chuyện với phóng viên Người Việt qua điện thoại vào tối Thứ Năm, 26 Tháng Năm, sau khi bị an ninh trục xuất khỏi Việt Nam.

Mất tích vì “bị câu lưu do sử dụng giấy tờ giả”

Như tin đã đưa, Nancy Nguyễn, một cư dân của Quận Cam, đến Sài Gòn từ ngày 17 Tháng Năm, với lý do, như cô viết trên trang Facebook của mình gửi cho bố mẹ, “Con là một trong số những đứa đứng ra phát động xuống đường, con không thể chỉ ngồi chốn an toàn mà xúi người khác xung phong. Con cảm ơn ba mẹ đã cảm thông mà cho phép con về đứng bên cạnh các bạn con. Chúng con cần nhau trong những tháng ngày này.”

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Tạm biệt Tổng thống Obama

  • 26 tháng 5 2016
Tôi đánh giá chính quyền Việt Nam đón ông Obama “hơi kém long trọng” so với khi đón người đồng nhiệm khác tương đương là ông Tập Cận Bình.
Ông Obama, ở Việt Nam, đã không có 21 phát đại bác như ông Tập.
Điều này khẳng định quan điểm chính thống lâu nay của Đảng, đó là “quan hệ anh em” với Trung Quốc dĩ nhiên nặng ký hơn “quan hệ hàng đầu” với Mỹ. Tôi nghĩ chúng ta đừng quên điều then chốt này trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ hiện nay.
Đại bác và nụ cười
Có thể cách đón ông Obama của chính quyền Việt Nam làm ông hơi buồn, nhưng tôi tin là ông Obama thật sự vui vì cách đón của nhân dân Việt Nam. Hai điều này cho thấy ý Đảng và lòng dân lại một lần nữa chưa gặp nhau.
Mỹ và Trung Quốc luôn tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam, nên lễ nghi tiếp đón lãnh đạo hai nước này tại Việt Nam thể hiện nhiều điều quan trọng.
Nếu người dân Việt Nam đón ông Tập bằng tâm lý nghi ngờ, hoang mang và quan ngại kèm vài nụ cười nhạt thì họ đón ông Obama bằng nụ cười rạng rỡ, chân thành và khao khát chờ mong.
Khác với ông Tập Cận Bình với những bức hình bị quần chúng Việt Nam gạch chéo, hình ông Obama với nụ cười rạng rỡ được quần chúng Việt Nam trưng bày khắp nơi cũng là điều chính quyền Việt Nam nên chú ý.
Ông Obama là một chính khách lớn, và chuyến đi của ông phục vụ chính trị, nên tôi cũng thử giải mã một vài thông điệp ông muốn gửi gắm cho Việt Nam.
Với đảng cầm quyền Việt Nam, ông trấn an họ là Mỹ sẽ không tìm cách lật đổ, hay tác động để làm Đảng sụp đổ, nên Đảng cứ yên tâm mà lãnh đạo, và Mỹ tôn trọng Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, ông nhắc nhở họ nên lãnh đạo theo quy tắc, cam kết quốc tế chung mà họ đã đại diện cho Việt Nam khi ký kết. Không nên, và không thể viện dẫn rằng Việt Nam vì “đặc thù riêng” nên nhiều lúc hành xử khác biệt hay sai lệch với những gì đã ký kết với quốc tế, vì những cam kết này đã là quy tắc-chuẩn mực chung.
Thông điệp với nhân dân Việt Nam

Từ những nguồn tin có quan hệ với chính giới Mỹ, tôi nghe rằng chính quyền Mỹ muốn chính quyền Việt Nam tạo điều kiện cho giới trẻ Việt Nam giao lưu với ông Obama.
Trong chuyến đi này, ông Obama, ngoài những lễ tiệc ngoại giao bắt buộc, có lẽ việc giao lưu với quần chúng và thanh niên trẻ là những hoạt động nhiều nhất.
Đây là điều theo tôi rất quan trọng, nó góp phần lớn trong việc củng cố quan hệ Mỹ-Việt trong tương lai, khi lớp trẻ của hôm nay lớn lên và có các vị trí xã hội nhất định.
Trong các bài phát biểu của ông với quần chúng Việt Nam, tôi nhận thấy ông nói nhiều điều “thú vị và quan trọng”.
“Những thủ lĩnh tài ba nhất, ngạc nhiên thay, thường chấp nhận đứng sau cánh gà”
“Chính người dân Việt Nam mới quyết định cho tương lai của mình, không ai sống cho cuộc đời của mình ngoài mình”
“Đừng tin mọi thứ mà bạn được xem trên mạng internet”…
Còn nhiều điều nữa, nhưng với tôi, cũng là một người ở tuổi “hết trẻ nhưng chưa già”, tôi trân trọng ghi nhớ những lời trên.
Trong tâm thái một đất nước đang bị kẹt giữa hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ về tranh giành địa- chính trị. Một xã hội rối loạn bởi các giá trị văn hóa bị xuống cấp, một cộng đồng quần chúng luôn khao khát tìm kiếm những “thủ lĩnh” để đi theo… thì tôi đánh giá những góp ý này của ông Obama là vô cùng cần thiết và đúng lúc cho tuổi trẻ và quần chúng hiện nay.
“Nếu những quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ… đi theo vết xe đổ của phương Tây (chỉ tập trung phát triển kinh tế, công nghiệp mà bỏ quên hoạt động bảo vệ môi trường) tất cả chúng ta sẽ chìm xuống đáy biển”
Tôi nghĩ ông Obama chưa quên sự kiện cá biển miền trung vừa qua của Việt Nam. Có lẽ nào ông Obama nhớ còn chúng ta, là người Việt Nam, lại quên?
Cuối cùng, điều quan trọng nhất mà ông Obama hàm ý là ,nếu Việt Nam có biến động chính trị thì đó là chuyện nội bộ của Việt Nam, người Việt Nam phải giải quyết, Mỹ không liên quan.

Nên tôi nghĩ có lẽ chúng ta nên từ bỏ đi những tư duy kiểu như “các đế quốc phương Tây luôn giựt dây cho bạo động và rối loạn để mưu đồ chính trị có lợi cho họ”.
Biển Đông và vũ khí sát thương
Nhiều người nghĩ rằng vì ông Obama đã đến thăm Việt Nam, Mỹ sẽ ủng hộ cho Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Tôi cho rằng suy nghĩ này chưa đúng. Mỹ chỉ ủng hộ các bên tham gia tranh chấp thực thi đúng, giữ đúng các cam kết quốc tế và dùng các biện pháp hòa bình trong khi tranh chấp chứ Mỹ không nghiêng về bên nào. Tuy nhiên, tôi vui mừng khi ông cũng nói “nước lớn không nên ức hiếp nước nhỏ”.
Quan điểm lâu nay về đối ngoại chính trị của Mỹ rất rõ, Mỹ chỉ ủng hộ ai khi và chỉ khi người đó tự đứng lên trên chính đôi chân của mình. Chuyện Biển Đông thì Việt Nam phải chủ động hành động trước khi Mỹ giúp. Chính quyền và nhân dân Việt Nam cần minh định điều này khi nghĩ về quan hệ Việt-Mỹ bất cứ khi nào, dù sau này quan hệ này đạt đến tầm nào.

Không nên xuống đường, gây trở ngại giao thông !

635984217711768033cachet-biemhoa.jpg
(HNPD) Sự kiện cá chết trắng biển miền Trung, hầu hết ai cũng biết nguyên nhân do ống xả chất độc của công ty Formosa, duy nhất chỉ một đảng Cộng Sản Việt Nam không biết, đến nay ngót một tháng trời giới hữu trách vẫn “thủ khẩu như bình,” nói ra sợ “tổn hại tình hữu nghị viễn vông.” Sự kiện biển nhiễm chất độc có thể di hại tới năm mươi năm. Không riêng gì biển, tất cả nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Cộng vào Việt Nam đều lồng theo chất độc gây chết người.
Vòng vây gọng kèm Trung Cộng, càng ngày càng siết chặt giang sơn hình cong chữ S, vì công việc làm hằng ngày, tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều đồng hương Việt Nam mới qua Atlanta – Hoa Kỳ, một chị ngoài năm mươi tuổi, ở VN buôn bán tạp hóa nhỏ, chị nói rằng: Ở trong nước hiện nay, ai cũng biết CSVN ác độc, thâm hiểm cam tâm làm tay sai cho Tàu, nhưng biết thì biết vậy, chứ sức dân không làm gì được tụi nó, một anh công nhân thợ điện, nói một câu thật đáng ghi nhớ: Tụi Tàu đang thuần hóa người Việt mình trở thành nô lệ.

VỀ TRẦN HUỲNH DUY THỨC VÀ BẤT TUÂN DÂN SỰ

Bác sĩ Hồ Hải


Nhiều bạn nhắn tin hỏi tôi sao tôi không nói đến vấn đề Trần Huỳnh Duy Thức tiệt thực đến chết? Tôi cũng đã có vài status cho việc này về Thức rồi, có lẽ các bạn ấy chưa đọc, phần khác mỗi ngày ở trang nhà tôi có hơn 20 status của tôi và người khác đưa lên, nên muốn tìm cũng khó. Nhưng hôm nay tôi muốn nói một số vấn đề cần hành động cho việc này như sau:

1. Xưa Hồ Chí Minh và đồng bọn còn bán đứng chú thâm giao với bố mình là Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 15.000 Quan Pháp - đồng Fr - cho công cuộc theo cộng sản của mình. Sau đó, trong cải cách ruộng đất và Nhân văn giai phẩm ông Hồ Chí Minh cũng đã giết không dưới cả ngàn trí thức, nhà bảo trợ ông như: Nguyễn Thị Năm, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, LS Nguyễn Mạng Tường, Phan Văn Trường, Văn Cao v.v... và biến bao nhiêu trí thức khác trở thành những con lừa như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Tuân, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang... Nên việc họ cố tình giết thêm một trí thức yêu nước nữa không làm họ mảy may rúng động.

MỘT CÁCH NHÌN KHÁC VỀ CHUYẾN VIẾNG THĂM VIỆT NAM CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA

obama-zgjr-1464103301730-25-0-250-440-crop-1464103359965 
Đào Hiếu
Có lẽ khi anh Trần Huỳnh Duy Thức đưa ra quyết định “tuyệt thực vô thời hạn” một phần là vì anh đã quá kỳ vọng vào chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Obama. Tôi cũng kỳ vọng như anh. Và có lẽ hàng chục triệu người Việt Nam cũng có chung một niềm tin như thế.
Cho nên, quyết định tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức là một hành động bi tráng, anh hùng, làm chúng ta xúc động sâu sắc.
Nhưng giờ đây, khi ông Obama rời Việt Nam, dường như sự tuyệt thực vô thời hạn của anh trở nên rất đáng  quan ngại.
*
Bằng quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, bằng sự ký kết bán cho Việt Nam hàng trăm máy bay Boeing với số tiền lên đến trên 11 tỷ đô la Mỹ.
Bằng vào những thuyết giảng về nhân quyền, về tự do báo chí, tự do bầu cử, tự do lấp hội, tự do tư tưởng…

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

NGUYỄN VIẾT DŨNG BỊ AN NINH CỘNG SẢN KHỦNG BỐ MỘT CÁCH DÃ MAN TÀN ĐỘC

Khoảng 23h đêm ngày 20/5/2016, sau khi ngồi ở quán cafe Chiêu, Nguyễn Viết Dũng cùng mấy người bạn đứng lên ra về. Chiêu đi trước, anh Sơn chở Dũng đi sau. Ra khỏi quán khoảng 10m thì Dũng bị 1 nhóm người xông vào đánh túi bụi, lôi và quăng lên 1 chiếc xe ô tô con. Họ đánh rất hung ác, điện thoại của Dũng bị quăng trầy xước trong lúc đánh này.
Xe bắt Dũng đưa về đồn công an phường Cầu Kho, quận 1. Sau khi tới đồn công an họ không đánh Dũng nữa, nhưng đưa Dũng lên tầng 2 và giam giữ như tội phạm. Người của phía công an mặc thường phục tới hỏi Dũng với thái độ đe doạ và rất hung dữ. Họ xưng hô mày tao và đe doạ có thể làm hại Dũng bằng bất cứ thủ đoạn nào. Dũng yêu cầu làm việc theo tinh thần thượng tôn pháp luật, thái độ của Dũng bình tĩnh và ôn hoà.
Sáng hôm sau (21/5) phía công an thay đổi thái độ, nhẹ nhàng mềm mỏng hơn. Nhưng họ vẫn giam giữ Dũng tại công an phường Cầu Kho mà không cho liên lạc với bất cứ ai. Họ thu giữ điện thoại của Dũng.
Đến 18h chiều ngày 22/5/2016, sau 43 giờ giam giữ Dũng trái phép, công an đã áp giải Dũng ra sân bay Tân Sơn Nhất lên chuyến bay VJ278 từ Sài Gòn trở về thành phố Vinh, Nghệ An. Tiền mua vé máy bay họ lấy từ trong túi của Dũng.

Obama: Chuyến công du Việt Nam và những đàm luận

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Chuyến công du của Tổng thống Hoa Kỳ Obama được dư luận Hoa Kỳ, Việt Nam và Trung cộng đặc biệt chú ý, nhất là người Việt trong và ngoài nước từ các đối tượng doanh nhân, giới chính trị, những người tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Sau đây là những ghi nhận khái quát từ truyền thông trong và ngoài nước.

1. Từ phía Hoa Kỳ: 

Có thể nói đây là chuyến công du quan trọng và rất tốn kém, được sắp đặt kỹ lưỡng từ Bộ Ngoại giao và Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ. Họ mang theo 800 người, nhiều xe cộ, trực thăng, kỹ thuật để bảo vệ yếu nhân và bốn chiến hạm ngoài Biển Đông để sẵn sàng nếu có trở ngại ngoài chiếc Air Force One sang trọng bậc nhất thế giới. Tổng thống và đoàn tùy tùng ở trong những khách sạn siêu sang quốc tế tại Việt Nam. Với người Mỹ thì việc nầy không lạ, vì từ ngày nhậm chức đến nay, riêng khoản chi phí đi đánh golf chơi thôi thì người chịu thuế ở Mỹ đã mất 70 triệu đô la. Riêng Đệ Nhất Phu Nhân Michelle sử dụng trên 20 người giúp việc, trong khi các bà Laura Bush, Nancy Reagan, Hillary Clinton chỉ cần có một hoặc hai người.

Cha TNLT Trần Huỳnh Duy Thức chấp nhận mọi thách thức để đồng hành cùng con

DL- Những ngày này, TNLT Trần Huỳnh Duy Thức đang tuyệt thực không thời hạn để yêu cầu chính quyền phải thượng tôn pháp luật và trưng câu dân ý, để người dân quyết định thể chế chính trị của đất nước. Gia đình, các tổ chức nhân quyền và nhiều người trong và ngoài nước lên tiếng đồng hành cùng với Trần Huỳnh Duy Thức.
"Gia đình luôn ủng hộ Thức dù rất đau xót"

Gia đình cùng đồng hành tuyệt thực. Ảnh: Fb Trần Huỳnh Duy Thức
Khi nhận được thông tin, cả gia đình TNLT Trần Huỳnh Duy Thức đều rất lo lắng, xót xa cho sức khỏe của ông. Nhưng trước quyết tâm của ông Thức, cả gia đình đều đồng lòng ủng hộ quyết định này:
"Anh Thức là con, là em, là anh là chồng, là cha trong gia đình. Bảy năm qua hay trước kia, gia đình vẫn ủng hộ anh Thức, vẫn đứng phía sau anh Thức thì bây giờ cũng vậy, dù anh Thức nơi xa nhưng gia đình vẫn theo anh Thức từng giây từng phút" - bà Kim Thoa, vợ TNLT Trần Huỳnh Duy Thức chia sẻ.

Trần Huỳnh Duy Thức nên tạm lưu vong

Hoàng Linh Vương
Nhìn lại chặng đường nỗ lực cho tự do dân chủ hòng thoát khỏi "cường quyền" - như anh Thức đã gọi Hệ thống Chính trị của Việt Nam hiện nay - chúng ta không thể không nhớ đến vụ án "Nhóm Nghiên cứu Chấn" với dự án chính trị "Con đường Việt Nam" từ những năm 2009. Anh Thức là linh hồn của nhóm này, lãnh hình phạt nặng nhất của chế độ: 16 năm tù giam cộng với 5 năm quản thúc. Trong quá trình bị tù đày, dù sức ép kinh khủng, anh Thức chưa bao giờ nhận tội "lật đổ chính quyền nhân dân" mà anh đã bị quy chụp. Trái lại, anh khẳng định rằng anh luôn hành động vì một tương lai tốt đẹp cho Việt Nam. Tất cả các tài liệu liên quan đều chứng minh lời anh nói không có gì khác với sự thật. Kể cả những người vì một lý do nào đó không "thích" anh cũng không có chứng cớ để than phiền hay trách móc gì về anh cả. Sở dĩ anh ít "đình đám" ngoài dư luận cũng vì yếu tố này.
Nhìn vào những nghiên cứu của nhóm "Chấn" và "Con đường (nào cho) Việt Nam" mà anh Thức chủ xướng, người ta thấy rõ những dự báo chính xác về nền kinh tế đang lụn bại và môi trường luật pháp độc tôn đang đi vào ngõ cụt (xin mọi người tìm hiểu thông tin trên mạng qua những đường link được phụ chú ở cuối bài). Đó là tài năng và trí tuệ với tầm nhìn xa của anh Thức nói riêng.

Nhà báo Đoan Trang sẽ nói gì khi gặp Tổng thống Obama

Phạm Đoan Trang
Lê Quốc Tuấn dịch

Nhà báo Phạm Đoan Trang. Ảnh: Facebook
Cảm ơn Tổng thống Obama, về cuộc gặp gỡ với chúng tôi hôm nay. Tôi không hề nghĩ rằng sẽ có một ngày được gặp Tổng thống Hoa Kỳ, đặc biệt là khi chân tôi đang phải chống đôi nạng. Ông biết đấy, thật là một phép lạ khi tôi có thể ở đây ngày hôm nay sau một chuyến đi bí mật dài 1,700 dặm từ Sài Gòn đến Hà Nội bằng xe hơi. Để có thể có mặt ở đây ngày hôm nay, tôi phải nói một triệu lời cảm ơn tới bạn bè của mình, vốn cũng là những nhà hoạt động nhân quyền đã bất chấp các sách nhiễu của công an để mang tôi đến đây.
Chỉ mới vài ngày trước, người lái xe đưa tôi đến đây đã bị tra tấn tàn tệ khi ông tham dự cuộc biểu tình cá ở Sài Gòn vào ngày 8 tháng 5. Bản thân ông cũng phải đi ngả nghiêng như tôi với mấy vết bầm tím trên cơ thể do bị công an tra tấn.

Lá thư khẩn cầu của con gái Trần Huỳnh Duy Thức tới Tổng thống Obama

Dân Luận chuyển ngữ
Kính gửi: Ngài Tổng Thống Hoa Kỳ
Tên con là Trần Lê Bảo Quân, con là con út của Trần Huỳnh Duy Thức, một tù nhân lương tâm bị giam giữ vì kêu gọi tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Con viết thư này tới Ngài để bày tỏ nỗi lo lắng của một đứa con trước tính mạng của người cha, và nhờ Ngài giúp đỡ.
Đã bảy năm rồi kể từ khi cha con bị bắt và giam giữ một cách bất công với tội danh ”mưu đồ lật đổ chính quyền nhân dân”. Kể từ ngày cha con bị bắt, gia đình chỉ còn 3 người phụ nữ chân yếu tay mềm đã phải vật lộn với cuộc sống bởi vì người chồng và người cha của chúng con đã bị mang đi. Bất chấp bản án, con không thể hiểu tại sao cha mình lại bị bắt giam vì nói lên sự thực về nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Trên blog công khai của mình, cha con đã viết về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường để phát triển kinh tế bền vững ở một quốc gia, mối hiểm họa của bong bóng chứng khoán sắp vỡ khi nền kinh tế đi vào chu kỳ suy thoái, và rằng chỉ có quyền con người mới giúp Việt Nam duy trì động lực tăng trưởng và tiến về phía trước. Và giờ đây những gì cha con dự đoán đã trở thành hiện thực. Thưa Ngài Tổng Thống, con tin rằng Ngài đã được nghe về thảm họa môi trường xảy ra gần đây ở vùng biển miền Trung Việt Nam, dẫn tới hàng triệu cá chết. Sự kiện này đã dẫn tới một làn sóng lớn quan ngại về tương lai môi trường của Việt Nam và của thế giới. Tất cả chúng ta mong muốn được sống trong một môi trường an toàn, nơi chúng ta không phải sợ hãi những bệnh tật hay cái chết vì nguồn nước hay thực phẩm ô nhiễm. Chúng ta chắc chắn không muốn những thế hệ kế tiếp phải đương đầu với những vấn đề đang diễn ra ngay bây giờ.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

OBAMA - CHẠM ĐÁY TIM NGƯỜI!



Xúc động biết bao khi xem những hình ảnh này! Tôi biết tôi không phải là người duy nhất bật khóc khi thấy đồng bào Thủ Đô mình chào đón Ông, cố với tay để được chạm bàn tay của ông và gọi tên Ông Barack Obama "Obama"! Ông hiền từ và thân mật đáp lại "Hello! How are you?" "I'm ok".
Dường như sợ đau tay người bắt mà ông nhẹ nhàng tháo chiếc nhẫn cưới trên ngón tay của mình cho vào túi, cũng có thể là lo nhiều người bắt tay quá sẽ vuột mất chiếc nhẫn, và có thể hơn là cởi nhẫn ra thì Ông mới bắt tay được với nhiều người bằng cả hai bàn tay của mình. Sự tinh tế "đến thế là cùng" cũng là cái sự rất đời thường ấy của một chính khách đã chạm đáy tim mỗi người VN chúng tôi.

Thế giới ngược: Muốn hạnh phúc, xin đừng đến Bhutan!

Hà Lâm/ Du lịch Bhutan
Nếu muốn đến Bhutan, bạn hãy đọc bài này trước!
Đang sống ở “xứ sở hạnh phúc” mang tên Việt Nam, đừng đi đến Bhutan làm gì, thực ra bạn sẽ không học được gì từ đất nước con người họ đâu.
Từ kinh nghiệm của các bạn đã đi Bhutan cũng như hơn 1 năm trao đổi, làm việc với các đối tác ở Bhutan, giờ mình xin chia sẻ để mọi người biết mà tránh. Đừng đến Bhutan – quốc gia được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc.
1. Đất nước không có dân chủ, cái gì cũng bị Vương Quốc kiểm soát.
Nhìn nước bạn – nước nhỏ và nghèo – nhìn lại nước mình, thấy cũng nhỏ và nghèo.
Vào năm 2008, Bhutan thực hiện quá trình chuyển đổi từ chế độ quân chủ tuyệt đối sang chế độ quân chủ lập hiến và tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên.
Nhà nước Bhutan dù có Đức Vua nhưng Vua không có thực quyền – chỉ trị vì nhưng không cai trị, tất cả quyền lực điều hành nhà nước đều nằm trong tay quốc hội do Đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.
So về việc tổng tuyển cử dân chủ, Việt Nam mình đã đi trước mấy chục năm, từ năm 1945 còn gì. Bhutan cái gì cũng bị kiểm soát dưới sự kiểm soát của nhà nước quân chủ lập hiến. Ví dụ thực tế: Nhà nước ban lệnh con nít bắt buộc phải đi học và dù nhà có điều kiện cũng không được trả tiền.

Tổng thống Obama: Nhiều nhà hoạt động bị ngăn cản tham dự cuộc họp với ông

Tổng thống Obama trong cuộc họp với các tổ chức XHDS. Ảnh: Reuter
Obama nói trong một cuộc họp với khoảng sáu nhà hoạt động rằng có những "vấn đề quan trọng đáng quan tâm" về tự do chính trị và khen ngợi những người "sẵn sàng để làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe".
Theo dự kiến, sáng nay, ngày 24/5/2016, Tổng thống Mỹ Obama sẽ gặp đại diện của XHDS tại Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều người hoạt động nhân quyền và đại diện của một số tổ chức XHDS độc lập không đến được cuộc gặp vì bị ngăn cản.
Nhiều người hoạt động tại Hà Nội bị theo dõi, ngăn cản không cho ra khỏi nhà từ nhiều ngày qua. Sáng nay, Tiến sỹ Nguyễn Quang A vừa ra khỏi nhà thì bị một nhóm gần 20 người bắt đưa đi. Một khách mời khác là luật sư Hà Huy Sơn cũng bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà. Facebooker Thảo Teresa cho biết một nhóm công an sắc phục lẫn thường phục chốt chặn ngay đầu ngõ từ nhiều ngày trước và không thể ra ngoài.

Công dân Mỹ gốc Việt mất tích trước khi Tổng thống Obama đến Việt Nam

Cô Nancy Nguyễn, có biệt danh Bánh Ngọt chụp hình cùng LM Lê Ngọc Thanh tại văn phòng công lý và hoà bình sau khi Cô đến Sài Gòn.
Courtesy FB Nancy Nguyễn


Một công dân Mỹ mất tích tại Sài Gòn trước khi Tổng thống Obama đến Việt Nam.

Cô Nancy Nguyễn, có biệt danh Bánh Ngọt được bạn bè và người thân cho là mất tích đêm hôm qua sau khi về tới Sài Gòn ba ngày trước. Trên Facebook của cô công khai một bức thư gửi cho cha mẹ nói rằng cô về Việt Nam để thực hiện giấc mơ tranh đấu của cô.

Blogger Đoan Trang: An ninh Việt Nam bảo ông Obama nói dối


Blogger Phạm Đoan Trang.

Một nhà báo tự do ở Việt Nam cho biết an ninh trong nước thách thức bà đâm đơn kiện sau khi “chặn” bà tới gặp Tổng thống Barack Obama, đồng thời, theo lời bà, nói rằng người đứng đầu Nhà Trắng “nói dối”.

Blogger Đoan Trang cho biết, sau hơn một ngày bị giữ, bà được thả chiều 24/5, ít lâu sau khi Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp với một số thành viên của xã hội dân sự Việt Nam.

Bà Trang kể lại rằng một số người mặc thường phục, tự xưng là từ "Cục Bảo vệ An ninh Chính trị, Tổng cục an ninh của Bộ Công an", đã giữ bà lại tại một nhà khách ở tỉnh Ninh Bình trong khi bà đang trên đường từ Sài Gòn trở về Hà Nội để tới gặp Tổng thống Mỹ.

Bài diễn văn Tổng thống Obama gửi người dân Việt Nam

RFA2016-05-24
obama-Saigon-622.jpg
Người dân Sài Gòn chào đón Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm 24/05/2016.  Courtesy of Tuoitre Online
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hoàn tất ngày thứ nhì của ông ở Việt Nam, với nhiều hoạt động kéo dài từ buổi sáng sớm ở Hà Nội cho đến chiều tối ở Sài Gòn, từ cuộc gặp gỡ với đại diện những tổ chức xã hội dân sự, bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam, cho đến bài nói chuyện trước các doanh nghiệp để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương.
Trong bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam đọc trước 2,000 người ngồi chật cứng Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội, Tổng Thống Hoa Kỳ đã thu hút sự chú ý của cử tọa khi ông mở đầu bài phát biểu bằng hai câu “Xin Chào, Xin Chào Việt Nam”, trước khi cho hay sự thân thiện mà người dân Việt dành cho ông đã tạo niềm xúc động đến trái tim của ông và của phái đoàn.
Ông cũng nói đùa rằng trong đời, ông chưa bao giờ bao giờ thấy có nhiều xe máy chạy trên dường phố như ở Việt Nam, nói thêm ông chưa thử đi qua đường, nhưng khi nào có dịp trở lại đất nước này, thế nào ông cũng phải nhờ mọi người chỉ cho ông cách làm thế nào qua đường cho an toàn.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Quyền làm chủ của người dân dưới góc nhìn Bầu cử

Đông Nguyễn

Ảnh: Tiền Phong
Từ sau năm 1975 cho đến nay, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn lớn tiếng cho rằng họ đang xây dựng nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân. Trên cái gọi là tinh thần đó họ xây dựng tổ chức thiết chế quyền lực nhà nước thông qua việc bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm, dựa trên nguyên tắc người dân bầu cử đại biểu quốc hội để lập ra cơ quan lập pháp, và từ cơ quan lập pháp đó các đại biểu quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ đề cử để Quốc hội phê chuẩn các chức danh phó Thủ tướng và các Bộ trưởng, trưởng ngành để hình thành nội các.
Thoạt nhìn, thì chúng ta thấy việc thành lập, tổ chức đó rất dân chủ và minh bạch, nhưng bản chất đằng sau sự khéo léo che đậy đó của đảng cộng sản chỉ còn là “đảng chủ” và “bất minh” mà thôi.

Toàn dân nâng cao cảnh giác, không để bị đảng phái chính trị dụ dỗ, xúi giục

Đoan Trang
Càng gần đến ngày chủ nhật 22/5, các đối tượng xấu, các thành phần phá hoại dân chủ... càng hoạt động ráo riết.
Chịu sự giật dây của công an, đồng thời nhận tiền tài trợ của tổ chức khủng bố có tên Đảng Cộng sản Việt Nam, các đối tượng phò Đảng, đặc biệt là số đối tượng cầm đầu của cái gọi là “tổ dân phố”, “hội phụ nữ”, “đoàn TNXP”, đã và đang liên tục đến nhà mỗi người dân, dụ dỗ, xúi giục họ đi bỏ phiếu bầu ra thành viên của cái gọi là “quốc hội” và “hội đồng nhân dân các cấp”.

Chúng sẽ chi 3.600 tỉ đồng cho một cuộc bầu cử mà ai cũng biết trước kết quả, số tiền này đáng lẽ phải dùng để cứu trợ những ngư dân miền Trung gặp thảm họa môi trường cá chết hàng loạt.

Tâm sự của một bạn sinh viên về chuyện bầu cử

Lê Nguyễn
Tối hôm nọ, mẹ gọi điện nói: “Con ơi, cuối tuần này về quê mà đi bầu cử.”
Mẹ à, bầu cử ư? Con chịu thôi!
Từ hồi con sinh ra đến giờ, con còn chẳng biết mặt mũi mấy ông bà trong ủy ban xã nhà mình nó như thế nào. Chỉ biết là nhà mấy ông mấy bà to nhất xóm, nhất làng, to đến nỗi che hết cả mặt mấy ông mấy bà ấy thì con làm sao thấy mà bầu với cử hả mẹ?
Con chỉ thấy, ruộng nhà mình hết nước, mẹ bảo, dân mình kêu toáng cả lên nhưng mãi ba ngày sau mấy ổng trên hợp tác xã mới chịu xách mông ra đồng chỗm chệ trên con SH bóng loáng.
Con chỉ thấy, nhà mình với hàng xóm bị mất cắp nhưng công an xã chỉ lo “bận” làm “chuyện lớn” ở mấy quán nhậu với mấy quán cà phê cơ. Chắc ở đó có vụ mất cắp lớn hơn ở nhà mình ấy mẹ nhỉ? Mà con thấy lạ thiệt đó, chả nhẽ quán nhậu với quán cà phê ngày nào cũng bị mất cắp hay sao hả mẹ?

Yêu đảng thì đừng đi bầu cử

Người Buôn Gió
Đất nước Việt Nam đang lâm vào tình trạng tệ hại nhất về kinh tế, ngân sách của chính phủ thâm hụt trầm trọng, quỹ bảo hiểm xã hội có nguy cơ bị đổ vỡ. Vay nợ nước ngoài đã đến ngưỡng khó có thể vay thêm, không những thế có những khoản nợ đến hạn không có tiền thanh toán. Tiền lãi phải trả hàng năm của Việt Nam cho món nợ công lên đến hàng tỷ Mỹ Kim.
Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu giảm, cùng với thiên tai hạn hán ở Tây Nguyên, nhiễm mặn ở đồng bằng Nam Bộ và nhiễm độc vùng biển các tỉnh dọc miền Trung... tất cả những điều tệ hại đó chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhà nước Việt Nam trước những thảm hoạ trên không còn cách gì để đối phó, ngăn chặn thảm hoạ. Việc duy nhất của nhà nước là đàn áp để bưng bít thông tin và móc từ hầu bao còm cõi ra cho người ngư dân vùng biển nhiễm độc 15 kg một tháng.
http://thanhnien.vn/doi-song/an-bot...

Kẻ hờ hững, người tẩy chay bầu cử ở VN

image
Một cảnh sát đứng bảo vệ bên cạnh logo đảng cộng sản được trang trí bằng hoa tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Một số trí thức bày tỏ trên mạng những ‘lời tâm huyết’ và bức xúc về cuộc tổng tuyển cử bầu Đại biểu Quốc hội khóa 14 và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ được tổ chức trên toàn quốc vào ngày mai (22/5).

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Người trong nghề chỉ ra chỗ nguy hiểm tiềm tàng của Formosa

Bài viết sau đây của tác giả Thành Nam, một doanh nhân Khoáng sản và Luyện kim, bài được gửi cho trang boxitvn .
Nếu buộc Formosa phải tách kim loại nặng ra khỏi chất thải thì Formosa sẽ lỗ vốn và sẽ phải đóng cửa. Nếu xả thải trên cạn, chi phí vận tải chất thải là 30 tỷ VND/tháng, quá lớn. Nếu tống tất cả ra biển: toàn bộ cá Biển Đông sẽ tuyệt chủng.
formosa Nhà máy gang thép Formosa- Hà Tĩnh
 Với kinh nghiệm một doanh nghiệp đã từng làm về khoáng sản và luyện kim chúng tôi có một số nhận xét về Formosa như sau :
Với sản lượng thép của Formosa là 7.1 triệu tấn/năm. Vậy Formosa sẽ phải thải ra môi trường xung quanh một lượng chất thải rắn thấp nhất là 7,1 triệu tấn/năm, tức 600.000 tấn/tháng.
Thành phần của chất thải bao gồm: Đất đá + Các kim loại nặng ngoài sắt + Phốt pho, lưu huỳnh + hóa chất để lọc quặng. (Xin bạn hãy lưu ý: Trong quặng sắt bao giờ cũng chỉ có trên 50% là sắt còn lại là các tạp chất khác).

CHUYỆN FACEBOOK TRONG ĐỒN CÔNG AN


Sau khi bị cưỡng chế từ nơi toạ kháng về đồn công an Bến Nghé rồi sau đó là công an Quận Thủ Đức, tôi được đưa vào phòng làm việc.
– Anh có tham gia mạng xã hội trong đó có facebook không?
– Không có trách nhiệm trả lời, vì vấn đề không liên quan ở đây.
– Facebook có tên anh, có hình ảnh của anh, hình ảnh của gia đình anh như thế này, các chi tiết nhân thân lại phù hợp với lý lịch anh thì có phải là của anh không?
image
– Không cần thiết trả lời. Tôi cũng không biết đó là cái gì. Hình ảnh, tên tôi, lý lịch của tôi thì nằm đầy trên mạng, ai vào lấy chẳng được.
Viên sỹ quan công an đưa ra một xấp giấy in trang facebook và một số bài trong đó có bài tuyên bố toạ kháng đòi quyền làm người và biển sạch rồi hỏi :
– Những cái nầy có phải của anh không?
– Hì hì, của các anh chứ sao lại của tôi?

Cá biển và an ninh quốc gia

Nguyễn An Dân
Tôi viết bài này như một góc nhìn cá nhân để tổng kết “chuyện cá chết” ở Việt Nam và những hệ lụy kèm theo mà quần chúng đang bàn tán hơn một tháng nay.
Cũng biết rằng khoa học cần thời gian và sự chính xác trước khi công bố nguyên nhân cá chết. Sự chậm trễ của chính quyền đã có sự phê phán, ngay cả trên báo “lề phải”. Ở đây tôi không muốn bàn về sự chậm trễ này.
Qua các đánh giá, phát biểu của nhiều quan chức, chuyên gia, nhà khoa học…thì cá biển Miền Trung chết không phải là nguyên nhân tự nhiên, như vậy yếu tố còn lại là do con người.
Có nhiều luồng quan điểm, ý kiến nói rằng có thể do nhà máy này, xí nghiệp kia xả thải ra biển làm cho nước nhiễm độc gây cho cá chết.
Ở đây tôi không muốn và không đủ kiến thức khoa học để kết luận đích danh nguồn gây ô nhiễm. Việc cần lưu ý là những hệ lụy chính trị- xã hội xung quanh chuyện này.

Tường thuật bốn ngày bị giam trong Trung tâm Hỗ Trợ Xã Hội

Nguyễn Tấn
Dân Luận - Một người bị bắt vào ngày 15/5 khi cùng nhóm bạn ngồi chơi ở một quán bia trên đường Bùi Viện. Họ bị bắt về Trung tâm Hỗ Trợ Xã Hội ở Bình Thạnh. Tại đây, họ đã có những trải nghiệm đầu tiền khi bị giam giữ trái phép và bị đối xử tàn tệ.

Sài Gòn ngày 15/5/2015. Ảnh: Facebook
Ngày 15/05/2016 vào lúc 15h, năm anh em chúng tôi uống bia tại quán 169 Bùi Viện, Quận 1. Khoảng 30 phút thì trong quán cafe đối diện có tay an ninh nhờ anh bảo vệ ra cầm điện thoại chụp hình chúng tôi, và tôi rút điện thoại ra chụp lại.
Khoảng 10 phút sau có 2 anh công an và rất nhiều dân phòng tới đòi kiểm tra Chứng minh nhân dân của chúng tôi. Chúng tôi bất hợp tác vì lý do không hợp lý và chúng tôi chưa có hành vi vi phạm pháp luật.

Tôi không tìm được một lý do nào để họ tiếp tục dẫn dắt đất nước

Nguyễn Huy Vũ
Chủ nhật, ngày 22/5/2016 tới, đúng ra là một ngày trọng đại của dân tộc: Đó là ngày Bầu cử Quốc hội của nước Việt Nam. Và nếu đúng theo luật, những đại biểu Quốc hội được bầu chọn trong ngày đó sẽ, tiếp theo, chọn ra những người lãnh đạo cao nhất dẫn dắt đất nước.
Trái ngược với sự long trọng mà đúng ra nó phải có, nếu như trước đây người dân phản ứng lại với một thái độ thờ ơ, giờ đây, một xu hướng mới đang dần xuất hiện: Đó là tẩy chay. Sẽ không lạ gì nếu ngày 22/5 tới đây, chúng ta sẽ chứng kiến những lá phiếu bị gạch hết; những lá phiếu được vẽ trên đó hình những chú cá chết; những lá phiếu được ghi lên trên đó dòng chữ «Tôi muốn Bầu cử Tự do»; những lá phiếu ghi tên những ứng cử viên tự do đã bị loại trong các cuộc hiệp thương; hay những lá phiếu với những dòng chữ thóa mạ và lên án nhà cầm quyền và cuộc bầu cử phi dân chủ. Chúng ta cũng có thể bắt gặp những hội nhóm tọa kháng hay đứng phản đối, đòi hỏi một cuộc bầu cử tự do ở các điểm bỏ phiếu. Ở trên mạng, chúng ta cũng có thể sẽ thấy xuất hiện nhiều hơn những chia sẻ phản đối và có lẽ sẽ được nghe nhiều hơn bài hát «Trả Lại Cho Dân» vào ngày này.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

PHẢN KHÁNG BẤT BẠO ĐỘNG SẼ THAY ĐỔI BẤT CỨ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI NÀO

The New York Times - Quá sớm để gỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam

Xã luận ngày 14/5/2016 của tờ The New York Times
Diên Vỹ chuyển ngữ
So với hầu hết các cựu thù khác, Hoa Kỳ và Việt Nam đã hành động nhanh hơn để hàn gắn quan hệ sau một cuộc chiến tàn khốc. Chỉ sau hai thập niên hai quốc gia này đã tái lập quan hệ ngoại giao sau khi người Mỹ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973. Tổng thống Obama dự định sẽ đến thăm Việt Nam vào cuối tháng này.
Ông Obama không nên cảm thấy bắt buộc phải nhượng bộ với chính quyền độc tài Việt Nam điều họ đang muốn - gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí vốn từng được thiết lập trong thời chiến, ngoại trừ họ phải có những hành động khả tín để giải quyết những lạm dụng về nhân quyền. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều điểm để đồng ý.
Việt Nam là trọng tâm của chiến lược của ông Obama trong việc chú ý nhiều hơn vào châu Á và liên kết khu vực này về mặt kinh tế, quân sự và chính trị để đối phó với một Trung Quốc ngày một cứng rắn. Quan hệ kinh tế đang phát triển mạnh hơn - Hoa Kỳ hiện là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cùng với 11 quốc gia khác, Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương vốn tìm cách khuyếch trương việc trao đổi mậu dịch trong khu vực trong khi cùng nâng cao tiêu chuẩn lao động và môi trường.

20 nguyên tắc và 6 bí kíp biểu tình thành công

   
20 QUY TẮC
1. Cần có một lý do hết sức cụ thể để biểu tình. Hãy có 1-2 mục tiêu ngắn hạn mà bạn muốn đạt được ngay bây giờ. Tất cả những người tham gia biểu tình nên hiểu rõ về những mục tiêu đơn giản này. Khẩu hiệu và slogan sẽ rất có ích.
2. Hãy bình tĩnh. Hãy cười. Đừng mất kiểm soát. Nếu bạn đi biểu tình với tâm trạng muốn đánh ai đó, tốt nhất là nên ở nhà.
3. Hãy hợp tác với cảnh sát và người thi hành công vụ (tất nhiên là nếu những yêu cầu của họ hợp lý). Nếu cảnh sát yêu cầu bạn hãy đi nhanh lên để không ảnh hưởng đến giao thông, bạn hãy hợp tác với họ. Đừng sỉ nhục lực lượng an ninh hay tỏ ra quá đối đầu với họ.
4. Nếu có thể, hãy báo cho chính quyền biết ý định biểu tình của bạn. Nếu lấy được giấy phép thì quá tốt. Trong một số trường hợp, điều này cũng không cần thiết vì biểu tình sẽ diễn ra cho dù họ có đồng ý hay không.

Kha Lương Ngãi - Hành trình đi biểu tình ngày 15/5/2016

Kha Lương Ngãi

Công an, cảnh sát giao thông đúng dày đặc các con đường ở Sài Gòn ngày 15/5. Ảnh: Other
Đi lang bạt, bị bắt
Để hưởng ứng cuộc “Tọa kháng ôn hòa ” cùng với nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh chiều 15/5 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, trước thềm UBND TP-HCM để đòi “minh bạch nguyên nhân, thủ phạm, trách nhiệm quản lý Nhà nước” đối với thảm họa môi trường đổ ập xuống đầu ngư dân miền Trung bắt đầu từ vụ cá chết hằng hà sa số ở Vũng Áng.
Tôi cùng lão nhà thơ Phan Đắc Lữ (ở tuổi 80) đã phải rời khỏi nhà sống lang bạt từ sáng thứ Sáu 13/5 (vì cả 2 cuộc biểu tình ngày 1/5 và 8/5/ 2016, cả 2 chúng tôi đều bị an ninh vây chặt tại nhà, buộc chúng tôi phải phản kháng và tôi đã viết bài đưa lên mạnh xã hội: “Hãy chừa đường về với Nhân dân”).
Từ nơi “cư trú lang bạt”, 14g chiều ngày 15/5 tôi và lão nhà thơ Phan Đắc Lữ gởi xe gần chợ Bến Thành, nương theo khách du lịch cả Tây lẫn Ta, xuôi theo đường Lê Lợi đến phố đi bộ Nguyễn Huệ trong ánh mắt dò xét của lực lượng an ninh , TNXP dày đặc, đứng rải khắp các giao lộ, ngã tư và sau các rào chắn. Đặc biệt lực lương TNXP lại mang áo giáp và đội nón bảo hiểm.

Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố "tuyệt thực cho đến chết mới thôi"

Luật sư Lê Công Định
Thưa quý anh chị em,
Vào ngày 5/5/2016 tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã bị cưỡng bức chuyển từ nhà tù Xuyên Mộc đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An. Theo như anh Thức tường thuật với gia đình, khi khởi hành cuộc di chuyển dài đó, anh đã bị còng tay và bịt miệng, vì biểu lộ sự phản đối của mình đối với quyết định ngang ngược như thế của nhà cầm quyền.
Tại nhà tù Nghệ An, anh Thức bị ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ. Anh đã khôn ngoan dùng lý do này để yêu cầu được gặp toàn thể gia đình anh gồm 14 người vào ngày thứ bảy 14/5/2016 vừa qua.
Trong buổi gặp ngắn ngủi bị canh gác ngặt nghèo bởi hàng chục nhân viên cảnh sát và an ninh, anh Thức đã tường thuật, qua vách kính thuỷ tinh dày ngăn cách, với gia đình về sự ngược đãi mà anh đã gánh chịu trong thời gian ở nhà tù Xuyên Mộc và hiện tại ở nhà tù Nghệ An.

Việt Nam chặn Facebook, dân chuyển sang dùng Hola

Team Techtree
Lê Quốc Tuấn dịch
Gần 200.000 công dân Việt Nam đã chuyển sang Hola, một dịch vụ VPN phổ biến, để chống lại sự kiểm duyệt và truy cập vào các trang web.
Từ tháng tư, người dân Việt Nam đã chứng kiến hàng triệu con cá chết và các sinh vật biển sâu khác phơi xác trên bờ trong một sự kiện được mệnh danh là thảm họa môi trường tồi tệ nhất của đất nước.
Thảm họa này dấy lên sự phẫn nộ công khai trên khắp đất nước. Quyết định chặn Facebook, cùng ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram, đã được đưa ra khi giới bất đồng chính kiến cố gắng tiến hành liên tiếp các cuộc biểu tình sang tuần lễ lần thứ ba để phản đối thảm họa môi trường mà họ cho là nguyên nhân do chính phủ Việt Nam và công ty Formosa Plastics của Đài Loan.
Bất chấp ngăn chặn của lực lượng an ninh, người biểu tình tụ họp tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công dân đã sử dụng Facebook để trao đổi thông tin và tổ chức các cuộc biểu tình, do đó chính phủ đã đóng cửa các dịch vụ mạng này. Sau những giờ Facebook bị phong toả, dịch vụ Hola lập tức trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất tại Việt Nam.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Vẫn bộ mặt ấy

Phạm Đình Trọng

Những người biểu tình, họ chính là những công dân ưu tú!

Lê Nguyễn
Dân Luận  

Trước hết, họ là những người rất hiểu biết, am tường về quyền con người, quyền công dân
Bàn về quyền con người và quyền công dân trong thời điểm này, trong bối cảnh Biển miền Trung Việt Nam đang bị bức tử vì ô nhiễm nghiêm trọng thì người ta sẽ nghĩ đến quyền tự do lập hội, tụ tập và biểu tình mà Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã công nhận để bày tỏ mong muốn được sống trong một một trường trong lành và nguồn thực phẩm an toàn.
Từ lâu, biểu tình không còn gì xa lạ với thế giới loài người nữa. Nó xuất hiện ở trước đó rất lâu trong đời sống của con người. Lịch sử đã ghi nhận những cuộc biểu tình mà bản thân nó đã khiến cho cuộc sống con người rẽ sang một lối khác khởi sắc hơn, văn minh, tiến bộ và đích đến là hạnh phúc hơn. Điển hình, đó là cuộc đấu tranh vùng lên của tầng lớp giai cấp công nhân trên toàn thế giới, đòi yêu sách “8 tiếng làm việc, 8 tiếng nghỉ ngơi và 8 iếng vui chơi”, khởi đầu vào ngày 1/5/1886 tại Chicago, Mỹ. Sau đó, lan rộng đến các nước trên thế giới. Cuộc biểu tình đã lấy đi không ít máu và nước mắt của nhiều nhiều người, nhưng nó không phải là vô nghĩa. Từ ngày 20/06/1890, trong đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng Sản lần thứ 2, dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, người ta quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm là ngày Quốc tế lao động để biểu dương lực lượng và tinh thần đấu tranh của giai cấp vô sản.
Quay trở lại với chính sự tại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20, trong cuộc chiến tranh đánh đuổi thực dân Pháp đô hộ. Khi xã hội Việt Nam bắt đầu manh nha ý thức dân chủ từ thời Pháp thuộc trước năm 1945, do Pháp mang lại, biểu tình đã bắt đầu diễn ra. Dưới sự bóc lột của Thực Dân Pháp, phẫn nộ vì đất nước bị đô hộ, ảnh hưởng bởi các phong trào như Duy Tân tại Nhật Bản, nhiều các phong trào vận động đã diễn ra. Điển hình như phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Đồng thời các Đảng phái được tự do thành lập, các phong trào đã bắt đầu có tổ chức. Hai cuộc biểu tình tiêu biều nhất trong thời kỳ này là: Biểu tình khởi đầu cho phong trào Xô Viết Nghệ tĩnh do Đảng Cộng sản khởi động kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 tại ngã ba Bến Thủy, thành phố Vinh và biểu tình ngày 19/8/1945 do Việt Minh tổ chức tiến tới Cách mạng tháng Tám dành độc lập.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"