Ngày ngồi nhớ cô giáo triết PTGL - Phan Châu Trinh
Có bao giờ bạn nhớ lại cảm giác ngồi trong lớp học thủa trung học, nghe cô thầy giáo thao thao giảng. Những môn khoa học thì đã có sẵn những định đề, phương trình được chứng minh rồi, thầy cô chỉ cần vẽ lại, giải những phương trình cho học trò thấy đó là đúng không thể thay đổi được trừ khi sau này bạn là một thần đồng muốn chứng minh ngược lại. Nhưng đó không là điều nhắc đến ở đây mà tôi muốn nói đến những môn văn chương hay triết lý xã hội, học trò cứ là "thao láo" những đôi mắt cố gắng hiểu những điều trừu tượng trong thơ văn, mà nhất là môn học triết.
Trông ai cũng như những nhà "triết học" tí hon, đang còn không hiểu từ ngữ trừu tượng của tiếng Việt thì làm sao mà hiểu được các triết thuyết đông tây chứ. Không hiểu các bạn ngày ấy ra sao, chứ tôi thì cứ vểnh hai tai lên mà nghe như vịt nghe sấm ra cái điều ta đây ... không hiểu gì hết, phục cô thầy mình sao lấy ở đâu ra, có nhiều chữ, nhiều từ diễn giảng lưu loát thế không biết. Cho nên tôi nhớ trong hồi ký của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh gần đây khi kể lại câu chuyện thầy giáo Cao Xuân Huy dậy tâm lý học, nửa chừng trong bài giảng ông hỏi học trò "Các anh có hiểu không?" Một học trò ông trả lời "không hiểu" thì ông bảo to "Đúng rồi, hiểu thế nào được, khó lắm". Đọc câu chuyện ông giáo sư kể làm tôi buồn cười cho sự dí dỏm của vị thầy của ông? Hồi đó trong lớp tôi không biết có bao nhiêu người hiểu được lời cô giáo dậy triết giảng, không nhớ có ai dơ tay nói không hiểu, hay tại cô không bao giờ hỏi chúng tôi có hiểu không? Cho nên chúng tôi cứ như là những bậc hiền triết tí hon sau mỗi bài giảng của cô, ai nấy cùng trầm ngâm suy tư điều gì đó. Thí dụ như bây giờ đọc lại những bài nói về Nietzsche, xong tôi lại quay ra đọc những bài nghiên cứu về tác phẩm của ông thì tôi mới thấy tôi chả hiểu tiếng Việt gì cả, nói chi là hiểu triết. Vì đọc xong điều gì mà có thể giảng lại cho một đưá trẻ con hiểu một cách khúc chiết thì đó mới là hiểu tiếng Việt.
Cho nên đọc tư tưởng triết đã khó hiểu rồi, mà đọc sang tiếng Việt thì trí óc chậm hiểu của tôi càng không rõ ý nghĩa tác giả muốn nói gì nữa, vì thế tôi cũng cám ơn các tác giả viết tiếng Việt đã làm những công việc để tôi có thể nhận ra ngôn ngữ tiếng Việt của tôi nghèo nàn quá, cần phải đọc (thuộc lòng ?) những áng văn chương triết học, làm giàu cho cái "bồ" Việt Ngữ , còn hiểu hay không thì có Trời (và tôi) biết. Thí dụ như câu sau:
"God created woman. And boredom did indeed cease from that moment — but many other things ceased as well! Woman was God's second mistake." - Sec. 48, The Antichrist.
Tôi hiểu đại khái như sau "Thượng Đế tạo ra đàn bà. Và từ giây phút ấy những chán chường cũng chấm dứt cùng với nhiều điều khác. Đàn bà là lỗi lầm thứ hai của Thượng Đế" .
Đấy ai có hiểu gì không? Tôi chẳng hiểu, nhưng đừng bắt bí đoạn nào tôi không hiểu nhé :-)
Có bao giờ bạn nhớ lại cảm giác ngồi trong lớp học thủa trung học, nghe cô thầy giáo thao thao giảng. Những môn khoa học thì đã có sẵn những định đề, phương trình được chứng minh rồi, thầy cô chỉ cần vẽ lại, giải những phương trình cho học trò thấy đó là đúng không thể thay đổi được trừ khi sau này bạn là một thần đồng muốn chứng minh ngược lại. Nhưng đó không là điều nhắc đến ở đây mà tôi muốn nói đến những môn văn chương hay triết lý xã hội, học trò cứ là "thao láo" những đôi mắt cố gắng hiểu những điều trừu tượng trong thơ văn, mà nhất là môn học triết.
Trông ai cũng như những nhà "triết học" tí hon, đang còn không hiểu từ ngữ trừu tượng của tiếng Việt thì làm sao mà hiểu được các triết thuyết đông tây chứ. Không hiểu các bạn ngày ấy ra sao, chứ tôi thì cứ vểnh hai tai lên mà nghe như vịt nghe sấm ra cái điều ta đây ... không hiểu gì hết, phục cô thầy mình sao lấy ở đâu ra, có nhiều chữ, nhiều từ diễn giảng lưu loát thế không biết. Cho nên tôi nhớ trong hồi ký của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh gần đây khi kể lại câu chuyện thầy giáo Cao Xuân Huy dậy tâm lý học, nửa chừng trong bài giảng ông hỏi học trò "Các anh có hiểu không?" Một học trò ông trả lời "không hiểu" thì ông bảo to "Đúng rồi, hiểu thế nào được, khó lắm". Đọc câu chuyện ông giáo sư kể làm tôi buồn cười cho sự dí dỏm của vị thầy của ông? Hồi đó trong lớp tôi không biết có bao nhiêu người hiểu được lời cô giáo dậy triết giảng, không nhớ có ai dơ tay nói không hiểu, hay tại cô không bao giờ hỏi chúng tôi có hiểu không? Cho nên chúng tôi cứ như là những bậc hiền triết tí hon sau mỗi bài giảng của cô, ai nấy cùng trầm ngâm suy tư điều gì đó. Thí dụ như bây giờ đọc lại những bài nói về Nietzsche, xong tôi lại quay ra đọc những bài nghiên cứu về tác phẩm của ông thì tôi mới thấy tôi chả hiểu tiếng Việt gì cả, nói chi là hiểu triết. Vì đọc xong điều gì mà có thể giảng lại cho một đưá trẻ con hiểu một cách khúc chiết thì đó mới là hiểu tiếng Việt.
Cho nên đọc tư tưởng triết đã khó hiểu rồi, mà đọc sang tiếng Việt thì trí óc chậm hiểu của tôi càng không rõ ý nghĩa tác giả muốn nói gì nữa, vì thế tôi cũng cám ơn các tác giả viết tiếng Việt đã làm những công việc để tôi có thể nhận ra ngôn ngữ tiếng Việt của tôi nghèo nàn quá, cần phải đọc (thuộc lòng ?) những áng văn chương triết học, làm giàu cho cái "bồ" Việt Ngữ , còn hiểu hay không thì có Trời (và tôi) biết. Thí dụ như câu sau:
"God created woman. And boredom did indeed cease from that moment — but many other things ceased as well! Woman was God's second mistake." - Sec. 48, The Antichrist.
Tôi hiểu đại khái như sau "Thượng Đế tạo ra đàn bà. Và từ giây phút ấy những chán chường cũng chấm dứt cùng với nhiều điều khác. Đàn bà là lỗi lầm thứ hai của Thượng Đế" .
Đấy ai có hiểu gì không? Tôi chẳng hiểu, nhưng đừng bắt bí đoạn nào tôi không hiểu nhé :-)