Thứ Năm, 2 tháng 10, 2008

Người đàn ông năm nào

Gửi cho ông cái check dùm cho ba tôi để góp làm bảo tàng viện, ông cẩn thận ghi mấy dòng và giấy tờ để ba tôi khai thuế, ba tôi già rồi còn khai cái gì nữa chứ. Đọc bài Gặp nhau những muộn màng ông kể, ba tôi cũng nên gửi cho ông thêm tài liệu, người đàn ông có hình trong trại cải tạo do Der Spiegel chụp, được copy lại ở trang đầu của mục Photographs trong cuốn sách Viêt Nam under Communism 1975-1982 của giáo sư Nguyễn Văn Canh. Không hiểu sao lúc ấy tờ báo ấy chụp được tấm hình người đàn ông và thằng bé con ở trại Hà Tây. Một người tù mặc quần áo dù lành lặn, lại có thằng con bên cạnh, phiá sau là bức tường có cửa sổ nắng vàng chói chan, trông hạnh phúc quá đi chứ. Chỉ có gương mặt ông nhìn xuống buồn bã, ông không nhìn vào ống kính như sự phủ nhận thực tại của ông. Khi tôi đọc được cuốn sách ấy và bàng hoàng khi nhìn thấy bức hình, ngày ấy ba tôi còn ở trong tù. Ông được đưa ra ống kính cho thế giới thấy nhà tù CS đã rất tốt với ông. Bởi thế khi ra tù ông viết "Con hãy cứu ba". Điều gì đã khiến người đàn ông oai hùng nghiêm nghị trong bộ quân phục thuả xưa phải thốt lên lời tưởng như "Tiếng vọng từ đáy vực" như thế. Chỉ có những người tù của chế độ CS như ông mới hiểu được. Phải chăng không ai có thể hình dung được nỗi oan khổ của họ (bằng chính họ) cho dù có đọc 10 cuốn hồi ký Đại học Máu của Hà Thúc Sinh.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"