Thứ Năm, 2 tháng 10, 2008

Công lý

Báo chí VN thì lúc nào cũng có nhiều tin tích cực về những thành quả "to lớn" của chính phủ VN, có chăng vài cái tin người nghèo khổ đâu đó thì để kêu gọi lòng từ tâm của công chúng. Xem tin như thế ai chả muốn về giúp đất nước để tiến lên ... đâu đó cho bằng người ta, bao giờ thì chưa rõ, đồng thời góp tay vào cứu trợ những người khốn khó.
Nhưng đọc những câu chuyện Nữ thần Công Lý như thế này thì làm sao ai quên được những cảnh tình thời bao cấp đánh tư sản của nhà nước, chưa kể xa hơn là thời cải cách ruộng đất mà cha ông đã trải qua. Ai có gan thì cứ, chứ nhát gan như tôi thì cứ sống ở nước người xem mấy đảng tranh nhau quyền phục vụ dân. Lần này nếu họ không bầu bì giải quyết chuyện mấy ngân hàng sập tiệm cho tử tế, thì cứ ghi tên họ rồi bầu cho họ ... ra khỏi cửa. Không như ở VN, tức thì tức mà bầu có được đâu. Nhất là đoạn văn sau trong tập 3, hào khí đất nước chạy hết cả ra nước ngoài rồi sao?

”Con người thời nay không có được những quyền cơ bản như thông tin ngôn luận, lập hội và tôn giáo, nhưng họ được tự do uống rượu và đánh bạc”. Bà ngoại nói với tôi như vậy mỗi lần bà cháu tôi đi dạo quanh thành phố. Ở đâu, cũng thấy nhà hàng quán rượu đủ loại từ sang trọng đến bình dân. Trong những quán rượu sang trọng, các cô gái tiếp viên mặc những chiếc quần short ngắn củn cỡn, te tua, bó sát người, trễ xuống quá rốn. Con đường ven sông (dòng sông đục ngầu, bẩn thỉu lềnh bềnh rác và xác súc vật ) có rất nhiều người đi câu cá cũng rất nhiều người uống rựơu đánh bạc và cả đá gà. “Những hạng người này thật bạc nhược và hèn hạ, không dám đối diện với sự bất công, họ đi tìm những thú vui tầm thường. Họ đi tìm sự bình an cho chính mình - cái cảm giác bình an của người thua cuộc và chạy trốn. Hào khí nam nhi đất Việt đã mất rồi…

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"