Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Buộc tội người ngay bằng cáo trạng vu khống

Nghiêm Huấn Từ

(Lời tâm huyết của người hơn tuổi với 4 ông: Hùng, Dũng, Sang, Trọng)

Tự nhận chính nghĩa, dân chủ, công bằng, sao phải tạo ra điều 88?

Điều 88 vi phạm hiến pháp nước Cộng Hoà XHCNVN và Tuyên Ngôn Nhân Quyền về quyền tự do ngôn luận là chuyện đã rành rành, không phải chỉ trong nước thấy rõ mà thế giới cũng nhận ra từ lâu. Chưa bao giờ đảng CSVN và chính quyền của đảng dám cho công khai thảo luận ra ngô ra khoai.
Xin 4 ông trả lời: Có đúng vậy không?
Đảng CSVN và chính quyền của đảng đã từng cố ý vi phạm hiến pháp và Tuyên Ngôn Nhân Quyền, bị phản đối tới mức phải sửa. Dưới đây là bằng chứng:
Các ông Sang, Trọng, Hùng, Dũng đều đủ thực tế để thấy rằng cái Nghị Định 31CP (do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký) cho phép công an bỏ tù “tại nhà” đối với người bất đồng chính kiến, dưới cái tên “cải tạo không giam giữ”. Nghe có vẻ nhân đạo, nhưng đối với người không có án mà làm như vậy thì không lương tri nào chấp nhận được.

Phải thế không, hỡi 4 ông?
Cái Quốc Hội của các ông hàng chục năm không được phép phế bỏ cái Nghị Định tàn bạo này, vậy mà chỉ còn vài tháng trước khi hết nhiệm kỳ, nó làm được điều đó cái… rụp. Sao vậy? Vì quốc tế phản đối đã dữ, mà các ông lại mót vào WTO còn dữ hơn nữa. Sao ngoan cố quá vậy?

Hãy bỏ điều 88 đi, để bộ mặt bớt lem luốc trước dân và quốc tế

Điều 88 dưới sức ép của chính nghĩa đã từng bị sửa đổi để che dấu bớt sự phi lý, phi nghĩa. Trước đây, nó bao hàm cả cái tội mà trên thế giới chưa đâu có: Tội “chống đảng”. Các ông đã phải sửa.
Sau một số năm thi hành, té ra nó đưa ra toà toàn là trí thức. Thế mà, cái điều 88 lại nằm trong Luật Hình Sự. Chứng cứ trưng ra – không phải là con dao giết người, lọ thuốc độc, khẩu súng, quả mìn hoặc thứ hung khí nào đó - mà toàn là câu chữ, văn bản. Nếu đám tiền nhiệm chưa thấy nhục, thì các ông nên bắt đầu thấy nhục đi.
Thế này này. Một chế độ mà mọi chức vụ cao đều dành cho đảng viên, đưa đến tham nhũng “càng chống càng tăng” mà các ông lại dám leo lẻo tuyên bố với đồng bào và thế giới rằng Việt Nam không có bất đồng chính kiến (!); người bị bắt (vì viết bài phản đối) là… phạm tội hình sự (!). Phản đối độc quyền chức vụ đưa đến tham nhũng mà không là bất đồng chính kiến ư?
Xin 4 ông, khi nào đó thấy lương tâm le lói, hãy kịp nghĩ lại đi.

Chánh án thiên vị, sao vẫn không dám cho tranh tụng rạch ròi?

Liệu trình độ 4 ông có đủ để hiểu rằng toà án nghiêm minh thì chánh án trung lập (không ngả về bên buộc tội hay bên gỡ tội) mà chỉ tuân theo Luật, hay không? Nếu thừa nhận như vậy, xin 4 ông cho dạy ngay ở bậc tiểu học. Các cháu đủ trình độ để hiểu cái chân lý đơn giản này. Ra đời, các cháu sẽ là những con người công bằng, căm ghét bất công.
Nhưng chánh án của các ông không trung lập. Nửa thế kỷ nay, ai cũng thấy chánh án và công tố viên cùng một phe, một ruộc.
Đã công khai “chơi bẩn” đến thế mà vẫn không dám để hai bên tranh tụng đến kỳ cùng. Sao vậy, mấy ông?
Người dân tin rằng 4 ông có đủ từ ngữ xấu xa nhất để trả lời câu hỏi: Sao vậy?
Phiên toà mà chứng cứ buộc tội toàn là câu chữ, văn bản lại càng phải tranh tụng cho đến đầu, đến đũa, coi thử các chứng cứ đó có đáng gọi là “chứng cứ” hay không. Vì chúng quá dễ để nguỵ tạo.
Công lý là ở đó. Công bằng là ở đó. Công minh cũng ở đó. Phi lý, bất công, bất minh cũng ở đó.
Với tuổi các ông, điều đó liệu có quá khó hiểu hay không?
Lần xử này đừng lặp lại cách thức nhục nhã như lần sơ thẩm, nghe!

Sao không thể kiếm được một công tố hay chánh án nào không phải đảng viên để xử một người ngoài đảng?

Ra toà, hầu hết là trí thức ngoài đảng. Sao bao nhiêu phiên toà rồi, mà phiên nào các ông cũng phô bày ra cả một dàn đảng viên vậy? Có toà án dân chủ nào mà hội thẩm và công tố tham gia một đảng chính trị không? Mà lại xử người của đảng khác, hoặc xử người không đảng, hay không?
Xin góp ý: hãy đóng kịch khéo hơn. Tạm khai trừ chánh án, xử xong, lại… kết nạp lại. Về lâu dài, tạo ra một đội ngũ “giả vờ không đảng” để xử các vụ án chính trị.
Hoàn toàn ở thế thượng phong (nắm luật, nắm quyền điều khiển phiên toà, đồng loã giữa chánh án và công tố), vậy mà sao phải dùng bản cáo trạng vu khống?
Hồ sơ vụ án đã chốt lại sau khi điều tra xong. Cáo trạng chỉ dùng những gì có trong hồ sơ. Vậy mà (luật sư Sơn phát hiện ra) có tới 12 sai lệch giữa cáo trạng và hồ sơ. Điều này không được phép, kể cả do vô ý, tôi tin rằng 4 ông nhận thức được. Tôi cũng tin rằng cả 4 ông quá biết rằng đây là sự vi phạm có chủ đích.
Ông CHHV bị kết án từ 10 bài (viết và trả lời phỏng vấn), trong đó Bản Cáo Trạng nêu bài đầu tiên là “Phải đa đảng mới chống được lạm quyền”. Hẳn đó phải là chứng cứ nặng cân nhất.
Tên bài: dù chạm vào tử huyệt, vẫn chỉ là quan điểm cá nhân, nhằm vào đảng chứ không nhằm vào nhà nước, do vậy không thể bắt tội. Vậy phải soi mói câu chữ trong bài và trích ra, nhưng khốn nỗi: không thể tìm được.
Thế thì buộc phải trích dẫn kiểu xuyên tạc, thêm và bớt… để làm sai ý tác giả.
Ông Cù Huy Hà Vũ viết:
“Hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách nhà nước chi vào những việc thậm chí có thể gọi là mafia. Tức là dùng vào những việc hoàn toàn khuất tất, chống lại lợi ích của nhân dân”
Cáo trạng xuyên tạc thành:
“hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách Nhà nước chi vào những việc thậm chí là Mafia...”
   



- Xuyên tạc bằng cắt sén Như vậy, CHHV chưa gọi thẳng những việc chi tiền của Nhà Nước là mafia, mà chỉ nêu một khả năng là “có thể gọi là”… tùy quan điểm khác nhau mà mỗi người tự lựa chọn cách gọi (nên gọi là gì).
- Xuyên tạc bằng bịa đặt thêm. Đó là ba dấu chấm đặt sau từ mafia. Ý mà nó muốn vu khống là: “ngoài việc gọi Nhà Nước là mafia, CHHV còn định dùng nhiều từ xấu xa khác để phỉ báng”.
Trình độ tôi chỉ có thể phân tích như vậy. Đây là việc của các luật sư, sau đó là của công luận, cuối cùng là của lịch sử tư pháp Việt Nam.

Điều kiện xử công khai có thừa, sao phải hạn chế và đàn áp người dự?

Mắc loa ra giữa sân, đặt năm bảy chục màn hình cỡ lớn… đâu có gì ngoài khả năng?
Làm đi. Dịp cuối cùng vớt vát liêm sỉ đó, nghe! Nhục lắm rồi.
Kết luận: Phi lý, phi nghĩa, bất công, bất minh

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"