Ankit Panda | The Diplomat
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Một liên minh Mỹ-Việt có thể đến gần với hiện thực hơn bao giờ hết.
Carl Thayer, một chuyên gia cư ngụ ngay trong điểm nóng biển Nam
Trung Quốc, đã xem xét những lý do vì sao Trung Quốc chủ động rút giàn
khoan dầu ra khỏi vùng biển Biển Đông đang tranh chấp với Việt Nam.
Thayer vẽ nên một bức tranh hấp dẫn của môi trường chiến lược đa diện
khiến dẫn đến việc Bắc Kinh phải rút giàn khoan dầu HD 981 từng được
thiết lập từ đầu tháng 5 của mình. Một cuộc khủng hoảng ngoại giao theo
sau đó đã làm tổn hại mốiquan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đối với
Việt Nam - đặc biệt là những người hoài nghi Trung Quốc ở trong nước -
chương đoạn này chứng minh những năm tháng bất tín với Bắc Kinh. Đối với
Trung Quốc, như Thayer lập luận, việc sớm rút giàn khoan vào thời điểm
này đại diện cho một giải pháp nhằm giữ gìn thể diện cho cuộc khủng
hoảng - để Bắc Kinh có thể di chuyển đến việc sửa chữa mối quan hệ với
Việt Nam.
Chương đoạn HD-981 này có thể mở đến tình trạng thay đổi bất ngờ của
Việt Nam giữa cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương hơn bao giờ hết. Theo truyền thống, tình đoàn kết giữa hai đảng
cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã giữ cho quan hệ song phương Việt
Trung được là một tính năng tương đối ổn định trong khu vực. Hoa Kỳ, vốn
chỉ mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 19 năm trước đây, đã
dần mở rộng mối quan hệ với Hà Nội của mình. Cuộc khủng hoảng HD-981
giữa Trung Quốc và Việt Nam là một khúc dạo đầu quan trọng đối với
Washington trong khu vực Đông Nam Á. Nếu tận dụng được, Hoa Kỳ có thể có
thêm một đồng minh quan trọng trong khu vực và tiếp tục có thêm nhiều
bạn bè khác trong vùng biên Châu Á-Thái Bình Dương hơn Trung Quốc.
Như Thayer nhấn mạnh một cách đúng đắn, tình hình chính trị trong nội
địa Việt Nam không phải là một loại ủng hộ cứng nhắc các mối quan hệ
với Trung Quốc (dù không có cuộc khủng hoảng HD-981). Thực tế, vào lúc
này Đảng Cộng sản Việt Nam chia ra hai thành phần, một bên bảo thủ ủng
hộ Trung Quốc và một bên thực dụng nghiêng về lợi quyền quốc gia. Chính
nhóm thứ hai đang ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ vào thời
điểm này. Ngay cả khi Bắc Kinh có thành công trong một số chắp vá ngoại
giao với Hà Nội, khôi phục được quan hệ song phương đến mức có thể tiếp
tục như thường lệ, cũng không còn dễ dàng để Trung Quốc khôn khéo xóa bỏ
mối hoài nghi không tin tưởng vào chiến lược đối với Việt Nam của mình.
Thayer đã nhận xét về các khuynh hướng trong bộ máy chính trị của Việt
Nam như sau:
Các thành viên khác của đảng xem lợi ích quốc gia quan trọng hơn ý
thức hệ xã hội chủ nghĩa. Họ xem hệ thống quan hệ đối ngoại của Việt Nam
vốn đặt Trung Quốc lên hàng đầu như một "đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện" đã ở trong tình trạng tơi tả. Họ lưu ý rằng Hoa Kỳ, dù chỉ là
một "đối tác toàn diện" nhưng đã hỗ trợ cho chủ quyền của Việt Nam
nhiều hơn so với Nga, một đối tác chiến lược toàn diện đứng thứ hai
trong hệ thống đối ngoại.
Tất cả cho thấy rằng, vào thời điểm này khúc nhạc dạo đầu vào nên đến
từ phía Việt Nam. Thật vậy, đã phải có một giới hạn. Cả năm qua, trước
khi xảy ra chuyện giàn khoan này, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã
sử dụng cuộc họp Đối thoại Shangri-La 2013 để kêu gọi một vai trò lớn
hơn của Mỹ trong việc điều hòa căng thẳng khu vực ở Biển Đông. "Các nước
trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài
khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và
phát triển. Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa
đang trỗi dậy mạnh mẽ và củaHoa Kỳ – một cường quốc Thái Bình Dương",
Dũng lưu ý, nhấn mạnh đến tính hợp pháp sự ảnh hưởng của Mỹ ở Thái Bình
Dương.
Thực trạng hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang dần đang phát
triển. Các tàu thuỷ của Mỹ đã thực hiện ghé cảng đến các căn cứ quân sự
Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng và vịnh Cam Ranh. Loại tương tác này giữa
quân đội hai nước đã được tiến hành từ năm 2007. Tuy vẫn còn nhữngtrở
ngại: Hoa Kỳ duy trì lệnh cấm vận trên các thiết bị quân sự gây sát
thương đối với Việt Nam. Nhưng, đặc biệt là ngoài quân sự, vẫn còn rất
nhiều lĩnh vực hợp tác khác. Như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP), tiêu biểu cho một con đường đặc biệt hứa hẹn mà Việt Nam có thể
giảm thiểu được nguy cơ bị bỏ rơi bởi kinh tế Trung Quốc nếu đất nước
dốc toàn lực vào một liên minh với Hoa Kỳ. TPP sẽ mang lại cho Việt Nam
những ưu đãi thương mại với 11 quốc gia khác dọc theo bờ Thái Bình
Dương, một tiềm năng ân huệ kinh tế lớn.
Tuy nhiên Hoa Kỳ không nên chỉ đơn thuần hài lòng với việc đạt được
lòng trung thành của Việt Nam vì hành động khiêu khích của Trung Quốc.
Hoa Kỳ nên chứng minh giá trị cho chính phủ Việt Nam. Cách tốt nhất để
làm điều này là dứt Việt Nam ra khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung
Quốc. TPP chính là một cách tuyệt vời để thực hiện điều này, nhưng Hoa
Kỳ có thể có một tác động lớn của riêng mình. Thương mại song phương
giữa hai nước đứng ở mức trên 20 tỉ trong năm 2012, tiêu biểu cho "một
sự gia tăng gấp mười ba lần kể từ khi Hoa Kỳ mở rộng "quan hệ thương mại
bình thường" (NTR) với Việt Nam vào năm 2001." Dù Trung Quốc có bị tả
tơi ra sao trong những tháng gần đây, cũng sẽ rất khó khăn để thuyết
phục Việt Nam từ bỏ đối tác song phương quan trọng nhất của mình nếu
không có những khích lệ thực chất ở các hàng thượng tầng lãnh đạo chiến
lược và địa chính trị.
Sự tái lập quan hệ chiến lược lớn hơn giữa Mỹ và Việt Nam chắc chắn
sẽ làm khó chịu Trung Quốc vốn Tập Cận Bình muốn thiết lập một trật tự
an ninh ở châu Á không có Hoa Kỳ vì lợi ích của một "Châu Á cho người
châu Á." Nhưng, như John Kerry nói với Dương Khiết Trì tại hội nghị Đối
thoại Mỹ-Trung và Đối thoại Chiến lược Kinh tế trong thời gian gần đây,
Mỹ có kế hoạch duy trì một số đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương, bất chấp niềm nghi ngại của Trung Quốc. Một bài báo trên tờ Toàn
Cầu Thời báo cáo buộc rằng Việt Nam đang "nhảy múa giữa liên minh với Mỹ
và tình huynh đệ của Trung Quốc," và cho rằng đối với Việt Nam sẽ là
điều không khôn ngoan để tham gia với Hoa Kỳ trong một liên minh khi
Washington "không bao giờ chịu mất đi nhiệt tình bẩm sinh của mình để
thúc đẩy một nền dân chủ phương Tây và ủng hộ các giá trị phương Tây như
nhân quyền và tự do." Đối với Việt Nam, không lựa chọn nào là dễ dàng
trước cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu với Trung Quốc. Một câu nói cũ của
người Việt trước cả năm nay: "Thân Tàu mất nước. Thân Mỹ mất đảng" có
thể đúng, nhưng nhờ hành động của Trung Quốc trong những tháng gần đây,
Việt Nam có thể thấy bản thân mình không mất gì khi nhập bọn với Hoa Kỳ.