Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Bao giờ có một ngày chung?

Y TẾ VÌ DÂN - EBHPD

img_5833.jpg

“Sư đoàn” Nghệ An ở Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn. Ảnh của Sao Hồng
Theo văn hóa đạo gíao Trung Quốc, từ hôm nay, mùng 2 tháng Bảy âm đến hết ngày 14, Quỷ Môn Quan được mở để cho ma quỷ sống cùng với cõi dương. Tục gọi là Tết Quỷ. Văn hóa đó truyền đến Việt Nam thì dân gian gọi là cúng cô hồn (rằm tháng 7). Phật giáo Việt Nam coi tháng 7 Âm là tháng Vu lan báo hiếu MẸ CHA & NGƯỜI CÓ CÔNG.
Ngày nay, nét văn hóa đạo giáo Trung Quốc đã pha trộn với phong tục Việt. Tháng 7 vừa là Vu lan báo hiếu vừa cúng những linh hồn của những người chết nơi đất khách quê người, trên dặm đường thiên lý, trong đó có cả người chết do chiến tranh…
Cứ tháng 7 là mình nhớ đến những nghĩa trang bạt ngàn ngôi mộ trên đất nước Việt Nam sau mấy chục năm chiến tranh. Có những nghĩa trang luôn được truyền thong quan tâm và nhức đến như ở Quảng Trị. Nhưng có những nghĩa trang gần như bị lãng quên suốt gần ba chục năm nay. Chỉ từ năm ngoái, mới có một vài tờ báo nhắc đến nó. Đó là những nghĩa trang ở biên giới phía Bắc, nơi an tang những người hy sinh chống quân xâm lược Trung Quốc 1979-1989.

Riêng đất Quảng Trị có hai Nghĩa trang lớn (Trường Sơn & Đường 9). Nơi đây quy tập và chôn cất cả vạn người thuộc đường dây 559, mặt trận B5, Nam Lào và một phần tuyến lửa Vĩnh Linh – Quảng Bình. Họ được táng theo địa bàn “quê quán”: Hà Nội, Hà-Nam-Ninh, Hà – Sơn – Bình, Bình – Trị – Thiên hay Nghệ – Tĩnh,…
Ngày 30/4, một đoàn nhỏ từ Hà Nội tự tổ chức tour du hành về vùng DMZ. Trong đoàn có những người lính chiến trường trở lại bút nghiên sau 1976. Nay các anh đã nghỉ hưu nên muốn vào thắp hương cho đồng đội. Xuất phát từ Đồng Hới, trong một ngày nên chỉ đi được Nghĩa trang Trường Sơn và Thành cổ Quảng Trị… Trên đường ra xe để đi Thành cổ Quảng Trị, một bạn nói:
- Nghĩa trang lớn quá, bao nhiêu là người hy sinh, quê quán khắp ba miền. Không thể thắp hương hết trong một buổi được..
- Gần đây thôi, còn một nghĩa trang rộng lớn như thế này nữa. Nghĩa trang Đường 9. Địa phương, mặt trận nào cũng có cũng có các nghĩa trang “đầy ắp”,… nhưng riêng Quảng Trị có đến 72 nghĩa trang lận. Mà chỉ mới “chống Mỹ” thôi đấy,…
- Ừ, đến 9 năm kháng chiến trường kỳ rồi nối tiếp 21 năm chiến tranh đằng đẳng cơ mà,… vẫn còn mấy trăm ngàn người mất tích,..
- Có những người lính chết bệnh hay gặp tai nạn không được công nhân liệt sỹ, nên không có ở nghĩa trang…
- Mà mới “bên thắng cuộc” thôi đấy. Còn “bên thua cuộc” chẳng thấy ai quy tập nhỉ?
- Còn người dân vô tội nữa chứ,…
- ……
Hôm qua, có một bạn trên Facebook post bài thơ nhân ngày 27/7. Một thực tế xót xa nghe sao buồn tủi cho rất nhiều gia đình ở Việt Nam…
BAO GIỜ CÓ MỘT NGÀY CHUNG ?
Chiến trường xưa mộ bạt ngàn

Còn bao xương trắng hoang tàn vô danh

Lúc còn sống ANH, TÔI thù địch

Nay thác rồi đất mẹ nằm chung

Anh còn có kẻ khói hương

Tôi thì vất vưởng bao năm cô hồn…

Bao giờ có một ngày chung nhỉ?

Để chỉ yêu thương, hết hận thù…
(Nguyễn Đức Hạnh)
.…
Năm nay, ngày 27/7, Ngày Thương binh – Liệt sỹ của Việt Nam lại trùng ngày mùng Một tháng Bảy Âm. Dù Âm hay Dương thì tháng 7, nên là tháng tưởng nhớ những linh hồn đã mất vì chiến tranh; trong các cuộc chiến tranh trên đất nước Việt Nam này… không riêng gì liệt sỹ “bên thắng cuộc”!
img_5885.jpg
VIỆT NAM HÒA BÌNH THỐNG NHẤT / ĐỘC LẬP – DÂN CHỦ – GIÀU MẠNH...
Chẳng cần phải chủ nghĩa xã hội (viễn vông) gì sất!

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"