Người Buôn Gió
Đây là thời hiệu điều tra vụ án trong luật tố tụng hình sự.
Điều 119. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Và đây là bản kết luận điều tra sau 5 tháng với tội Gây rối trật tự công cộng.
Còn đây là hung hình phạt của tội Gây rối công cộng.
Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 245, Bộ luật hình sự. Theo đó:
- Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng
đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm: Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; Có tổ
chức; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động
công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ
trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm.
Tham khảo kết quả của một phiên toà xét xử tội Gây rối công cộng lớn
nhất và gây nhiều thiệt hại nhất từ trước đến nay ở Bình Dương.
Đối chiếu những tư liệu tham khảo, có thể thấy vụ việc trong bản kết
luận điều tra của công an tỉnh Đồng Tháp là lạm dụng luật tố tụng hình
sự. Một tội danh đơn giản mà trong cáo trạng nói có đến 700 người dân
hiếu kỳ đứng xem, tức có 700 nhân chứng. Thế nhưng phải đến 5 tháng sau
khi bắt người, công an tỉnh Đồng Tháp mới đưa được ra kết luận điều tra.
Việc giam giữ kéo dài hơn cả thời gian trong khung hình phạt bộ luật,
cho thấy công an đã quá lạm quyền của toà án. Đáng lẽ thời hạn điều tra
không thể vượt quá khung hình phạt tù thấp nhất. Nếu thời hạn giam giữ
điều tra quá khung hình phạt tù thấp nhất thì rõ ràng cơ quan công an đã
xác định mức án thay cho toà một phần nào đó. Như vụ án này mức án xử
tù giam thấp nhất là 3 tháng (chưa kể phạt hành chính, án treo) mà việc
giam giữ đưa ra kết luận đến 5 tháng. Rồi thời gian đưa ra cáo trạng và
xét xử nhanh cũng mất một tháng. Nếu vậy toà án phải chạy theo công an
và đưa mức án trên 6 tháng để hợp thức hoá việc bắt giam của công an.
Với một tội danh như tội gây rối trật tự công cộng, thời hiệu điều
tra không thể quá 2 tháng. Tuy nhiên đến tháng thứ 3, công an Đồng Tháp
vẫn còn phải diễn màn đối chất nhân chứng với đương sự.
Ở vu viêc Bình Dương gây chấn động xã hội, phức tạp, thiệt hại lớn,
nhiều người tham gia. Quá trình bắt giữ và xét xử vỏn vẹn chỉ hơn một
tháng. Bị cáo lãnh án cao nhất trong bài báo bị kết án 7 tháng tù giam.
Chỉ riêng với thời hiệu điều tra của vụ việc Đồng Tháp này, đã cho thấy công an Đồng Tháp là vớ vẩn, tuỳ tiện.
Sự tuỳ tiện của công an sẽ kéo theo sự tuỳ tiện của VKS. Chúng ta sẽ
chờ thấy một bản cáo trạng mà VKS sắp tơi đưa ra chứa đầy những áp đặt ,
suy diễn cho những người bị giam giữ. và toàn án sẽ làm phần việc kết
thúc chuỗi tuỳ tiện pháp luật của cơ quan hành pháp theo hướng bảo vệ
cho các cơ quan này.
Một vụ án đã bất công ngay trong quá trình điều tra mà vẫn được VKS
và toà án chấp nhận. Phải chăng đó là điều đặc trưng của hệ thống hành
pháp ở nước ta.
Đáng buồn là kiểu điều tra vớ vẩn này lại được tung hô là giỏi nhất thế giới.