Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Calitoday: Càng sống lâu trong xã hội chủ nghĩa, con người càng thiếu đạo đức

Nguyễn Minh Tâm dịch
Người Việt Nam sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ngày nay đạo đức ngày càng suy đồi, từ chuyện lừa đảo, đến chuyện ăn cắp ở khắp mọi nơi. Nguyên nhân chính là bản chất Xã Hội Chủ Nghĩa không coi trọng tinh thần đạo đức, thái độ cư xử gian trá. Con người XHCN sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đem lại một chút lợi nhỏ cho bản thân.
Tuần báo The Economist vừa đăng một bài nghiên cứu về người Đức sống trong vùng Đông Đức trước đây, theo Xã Hội Chủ Nghĩa có thái độ chua cay, gian trá hơn người Đức sống bên Tây Đức theo Chủ Nghĩa Tư Bản.
Thời chủ nghĩa Xô Viết ở Nga, người ta có một câu nói mai mỉa: “Dưới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa, người bóc lột người. Dưới chế độ cộng sản thì ngược lại.” Tức là cũng bóc lột vậy thôi, chẳng khác gì, có khi còn tệ hơn. Thực tế cho thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa theo kiểu Xô Viết xúi giục con người không những có tâm địa xấu mà còn ưa làm chuyện gian trá nữa. Cụ thể nhất là trường hợp người dân sống ở Đông Đức, chế độ cộng sản để lại dấu ấn sâu đậm trong cách xử thế của con người: Coi nhẹ vấn đề đạo đức, sự lương thiện.
Hồi năm ngoái, ông Lars Hornuf ở trường đại học University of Munich cùng với ba chuyên viên trường Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann thực hiện một cuộc nghiên cứu xem coi người Đức sẵn sàng nói láo đến mức nào để thủ lợi cho cá nhân. Có khoảng 250 người dân Bá Linh được chọn một cách hú hoạ, để tham dự trò chơi, ai thắng được thưởng 6 đồng Euro, tức khoảng 8 đô la Mỹ.

Trò chơi rất đơn giản, mỗi người chơi được cầm con súc xắc thẩy lên 40 lần, và ghi xuống mảnh giấy mỗi lần ra con số nào thì ghi xuống. Ai có tổng số nút cao sẽ được giải nhiều. Trước mỗi lần thẩy con súc xắc lên, người chơi phải hứa tự mình ghi trung thực con số mình thảy ra: Số lớn nhất và số nhỏ nhất.
Tuy nhiên, người chơi không bắt buộc phải tiết lộ cho người khác biết họ đã ghi số nào, có thật hay không. Do đó, người chơi rất dễ ăn gian, muốn ghi số lớn cũng chẳng ai biết. Ví dụ nếu họ chọn số xấp, và trúng số hai. Nhưng nếu họ ăn gian chọn số ngửa là số năm cũng không ai biết. Người chơi thật thà, sẽ ghi đúng số mình thẩy ra. Có những người đưa ra kết quả toàn là số lớn, tức là người đó ăn gian.
Sau khi trò chơi kết thúc. Người tham dự được yêu cầu kê khai số tuổi của mình, và nơi họ cư ngụ trong những khoảng thời gian khác nhau. Nhà nghiên cứu tìm thấy kết quả là những người sống ở khu Đông Đức có máu ăn gian gấp đôi người sống ở Tây Đức sống dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Nhà nghiên cứu cũng để ý đến số năm sống ở Đông Đức của người tham dự trò chơi trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ. Người nào sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lâu hơn có xu hướng ăn gian nhiều hơn. Bởi vì đa số họ đưa ra kết quả có những con số lớn đáng nghi ngờ.
Kết quả nghiên cứu không tiết lộ điều gì về bản chất của mối liên hệ giữa xã hội chủ nghĩa với sự bất lương. Có lẽ nó chỉ cho người ta thấy cuộc sống bên Đông Đức tương đối nghèo khổ hơn ở bên Tây Đức. Cùng lúc đó, khi nói về tinh thần đạo đức, luân lý, rõ ràng là những người được nuôi dậy, trưởng thành trong xã hội tư bản hơn hẳn những người sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Người Đức với nên tảng văn hoá khá vững vàng, thế mà xã hội chủ nghĩa đã làm suy đồi đạo đức con người như vậy, hỏi sao đối với người Việt, chủ nghĩa xã hội làm băng hoại xã hội Việt Nam đến mức nào.
Via Nhật Báo Calitoday
Bài tường thuật trên Business Insider ngày 18/7/2014
Nguyễn Minh Tâm dịch

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"