Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Putin: Tứ bề thọ địch và sự lựa chọn bi đát

Hoàng Việt Quốc

Thi thể các nạn nhân được bọc trong bao plastic đặt bên vệ đường nơi máy bay Malaysia Airlines MH17 rơi cạnh làng Hrabove – Hình AP
Ngày 18/7 một chuyến bay của Malaysian Airlines đã bị bắn hạ ở phía Bắc Torez ở vùng Donetsk, một khu vực do phe ly khai kiểm soát. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đều tử nạn. Tuy chưa có kết luận rõ ràng, nhưng những bằng chứng đã đưa ra hiện giờ đã tố cáo phe ly khai chính là thủ phạm trong sự kiện này và cũng tố cáo sự dính líu của Nga. Sự kiện này đã thay đổi cục diện trong xung đột ở Ukraine
Các khả năng về một giải pháp cho Putin:
1) Một mặt công khai ủng hộ sự điều tra kỹ càng về tai nạn máy bay MH 17 nhưng vẫn xóa bỏ các vết tích chứng minh sự liên quan của phe ly khai và nước Nga:
Đây dường như là những gì mà Putin đang làm. Theo các nguồn tin BBC và CNN, phe ly khai đã cố gắng di chuyển thi thể của các nạn nhân và gây cản trở cuộc điều tra của các tổ chức quốc tế. Các quan sát viên của tổ chức OSCE nói rằng họ vẫn bị hạn chế trong việc tiếp cận. Tuy nhiên, trên phương diện ngoại giao, Putin vẫn bảo đảm sẽ có một cuộc điều tra rõ ràng và minh bạch nhưng ông vẫn không quên đổ trách nhiệm cho chính quyền Kiev là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc xung đột và thảm họa máy bay này. Ngoài ra, chính phủ Nga cũng bị cho là đã sửa đội nội dung liên quan đến thảm họa máy bay MH17 trên Wikipedia. Và tình báo của Ukraine cũng đã quay được cảnh hệ thống tên lửa đất đối không Buk đã được duy chuyển mặc dù trước đó phe ly khai tuyên bố là không hề sở hữu loại vũ khí hiện đại này.

Thời gian sẽ không cho Putin chơi trò "hai mặt này". Thảm họa máy bay này đã vô tình quốc tế hóa cuộc xung đột ở Ukraine. Phản ứng của quốc tế là vô cùng gay gắt và đang chĩa thẳng vào Putin. Ngày 19/7, thủ tướng Hà Lan Rutte đã có cuộc điện đàm với Putin và đã nói thẳng rằng "thời gian đang gần cạn để Ngài có thể chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Ngài có thiện chí". Trong cùng ngày, thủ tướng Đức Angela Merkey cũng yêu cầu Moscow hành động một cách có trách nhiệm. Trước đó vào ngày 18/7, tổng thống Barrack Obama cũng nêu rõ ràng rằng Nga phải gánh chịu trách nhiệm trong sự kiện thảm họa máy bay này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã nói nhấn mạnh với người đồng cấp bên Nga Sergey Lavrov rằng hai phe phải thực hiện việc ngừng bắn và phải tìm một giải pháp chính trị để đi đến hoa bình và Moscow phải bảo đảm các tổ chức điều tra quốc tế được tiếp xúc hiện trường một cách đầy đủ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc cô Samantha Power đã nhấn mạnh rằng "nước Nga phải chấm dứt cuộc xung đột này".
Các lệnh mở rộng cấm vận và cô lập về mặt kinh tế đang chờ đợi Moscow nếu chính quyền của Putin không nhận trách nhiệm về thảm họa và tìm cách giảm leo thang xung đột và không bảo đảm được một cuộc đều tra minh bạch. Từ trước tới nay, Putin luôn lợi dụng sự chia rẽ trong cộng đồng quốc tế để trục lợi cho riêng mình. Trước khi thảm họa này MH17 xảy ra, đã có sự không đồng thuận về việc áp đặt các lệnh cấm vận đối với nước Nga, ví dụ như thủ tướng Đức đã không ủng hộ việc cấm vận đối với nước Nga vì các lợi ích kinh tế giữa hai nước Nga-Đức. Và còn có một số nước bày tỏ sự đồng cảm đối với Nga.
Tuy nhiên, thảm họa máy bay này đã làm thay đổi tình hình 180 độ. Sự cố ý phi tang chứng cứ tội phạm cáo buộc phe ly khai và sự liên quan của Moscow sẽ đẫn đến sự cô lập đối với nước Nga từ cộng đồng quốc tế. Trong một kỷ nguyên mà việc trao đổi kinh tế giữa các nước mang tính quyết định vào sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thì việc bị cô lập về mặt kinh tế và chính trị là một điều tự sát đối với quốc gia đó. Và đây chính là hậu quả của sự thiếu trách nhiệm của chính quyền Moscow trong cuộc xung đột ở Ukraine. Thị trường châu Âu là vô cùng quan trọng đối với Nga (Hà Lan chiếm 14.6% thị trường xuất khẩu của Nga, Đức chiếm 6.8%, Ý 6.2%). Các mặt hàng xuất khẩu của Nga chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như khí đốt, kim loại, gỗ, các chất hóa học. Và Nga chính là nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu.
Trong khi đó các mặt hàng nhập khẩu của Nga bao gồm máy móc công nghệ cao, thuốc men, thịt, trái cây, các công cụ bằng kim loại. Và châu Âu cung cấp không ít cho Nga các loại mặt hàng này. Sự tăng trưởng kinh tế từ Nga là kết quả của một phần rất lớn từ các mối quan hệ kinh tế đối với châu Âu. Việc mở rộng cấm vận đối với mọi lĩnh vực kinh tế của Nga nếu không nhận trách nhiệm thảm họa máy bay sẽ đặt Nga vào tình thế không còn khả năng giao thương kinh tế với châu Âu, Mỹ vá các nước đồng minh của Mỹ. Điều đó sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sự tăng trưởng kinh tế của Nga.
Thật sự trước khi thảm họa máy bay xảy ra, nền kinh tế của Nga đã phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng từ lệnh cấm vận của Washington và EU. "Tỉ giá đồng rúp so với đồng euro cũng tụt xuống mức thấp chưa từng thấy: 50,99 rúp đổi 1 euro. Đồng thời, thị trường chứng khoán Nga sụt giảm mạnh nhất trong 5 năm qua khi chỉ số chính Micex có thời điểm giảm đến 9,8%.". "Điều đáng ngại hơn đối với Nga là công ty đầu tư Renaissance Capital, một tổ chức dự báo vốn dĩ rất lạc quan về kinh tế Nga, vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2014 từ 3,3% xuống còn 1,6%."
Nếu còn chơi chiêu bài "hai mặt", Nga sẽ phải đối diện hậu quả rất lớn, đó là sự cô lập về mặt kinh tế từ cộng đồng quốc tế. Sự sụp đổ về mặt kinh tế sẽ dần dần kéo theo sự sụp đổ về mặt chính trị.

* Nhân tố Hà Lan:

Bây giờ vai trò của Hà Lan là quyết định đối với tình hình ở Ukraine vì Hà Lan có số người thiệt mạng nhiều nhất trong thảm họa MH17 (193 nạn nhân).
Cũng giống như trong quá trình đàm phán về việc Serbia gia nhập liên minh châu Âu, việc đàm phán, ban đầu bị phủ quyết bởi chính phủ Hà Lan, chỉ được mở lại khi chính quyền Belgrade giao nộp tên tội phạm diệt chủng Mladic (phạm tội tàn sát người Hà Lan trong cuộc tàn sát Srebrenica) cho toà án tội ác chiến tranh vào năm 2011.
Nay Hà Lan lại đứng trước khả năng đóng vai trò quyết định trong việc gia tăng lệnh cấm vận và cô lập Nga. Âu cũng là điều hợp lý vì 193 người Hà Lan vô tội đã chết một cách oan uổng. Putin đã bị dồn vào chân tường và đang tứ bề thọ địch.
Ngoài ra Hà Lan còn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Nga (chiếm 14.6%).
2) Công khai và thật lòng ủng hộ quốc tế và sự điều tra của các tổ chức thế giới
Đây là một cách để có thể lấy lại niềm tin đối với cộng đồng quốc tế và tháo bỏ các lệnh cấm vận đối với Nga và là lối thoát cho cuộc khủng hoảng và Nga có thể duy trì sự giao thương kinh tế với cộng đồng thế giới. Làm được việc này, Nga sẽ lấy lại lòng tin với cộng đồng quốc tế và vị thế của Nga sẽ không bị lung lay trong thời gian này. Tuy nhiên về lâu về dài an ninh quốc phòng của Nga (chính xác hơn là chính quyền của Putin) sẽ bị đe dọa. Có lẽ nỗi lo sợ nhất của Putin đã đến. Đó là tầm ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu đã lan rộng vào sát biên giới của Nga. Đây có thể tạo tiền đề cho một cuộc chạy đua vũ trang ngay giữa biên giới Ukraine (với sự hỗ trợ của Mỹ và châu Âu) và Nga. Một chính quyền Kiev thân Châu Âu và Mỹ sẽ nhận được một sự viện trợ đắc lực để khôi phục nền kinh tế. Ngoài ra, Kiev còn sẽ có được sự trợ giúp về mặt quân sự qua hợp tác an ninh quốc phòng, phát triển vũ khí, tăng cường sự hiện diện quân đội của các nước đồng minh trong trường hợp Moscow gây hấn với Kiev.
Nếu sự căng thẳng ở biên giới Ukraine và Nga leo cao thì sẽ dẫn đến các lệnh cô lập kinh tế đối với Nga và sẽ mở ra thời kì gần giống với thời kì Chiến Tranh Lạnh. Và Liên Xô cũ chính là một bài học cho Nga hiện giờ. Sự kiệt quệ về kinh tế chính là kết quả của cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ và đã dẫn đến sự tan rã của khối cộng sản Đông Âu và của chính Liên Xô. Ngày nay, Nga cũng đang phải đối diện một trường hợp tương tự. Sự tăng trưởng kinh tế của Nga dựa vào việc xuất khẩu khí đốt, tài nguyên thiên nhiên và các khoáng sản. Các lệnh cấm vận của Washington đã gián các đòn nặng nề đối với kinh tế của Nga thì cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ sẽ mở ra một cuộc sụp đổ toàn diện về kinh tế. Và khi kinh tế đã sụp đổ thì kéo theo sự sụp đỗ vè mặt chính trị.
Trường hợp xấu nhất là chiến tranh. Đây là trường hợp xấu nhất vì nền kinh tế của Nga đã bị kiệt quệ vì các lệnh cấm vận của Mỹ và EU. Trong trường hợp Moscow tuyên chuyến với Mỹ, việc duy trì khả năng chiến đấu cho quân đội Nga là rất thấp dựa trên một nền kinh tế gần như sụp dổ. Xét về mặt đồng minh, trên thế giới Nga không hề có một đồng minh thân cận và đắc lực. Trung Quốc có thể là một đối trọng với Mỹ nhưng chưa bao giờ là đồng minh của Nga. Ngược lại, lợi ích kinh tế của Trung Quốc là rất lớn nhờ việc hợp tác với Mỹ và châu Âu. Trung Quốc hiện nay là thị trường lớn nhất với 1,3 tỷ dân. Các tập đoàn, công ty Mỹ đang đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc. Các công ty Mỹ và châu Âu đều xây nhà máy và thành lập các xí nghiệp, xưởng ở Trung Quốc vì giá nhân công rẻ. Và Mỹ và châu Âu cũng chính là thị trường chính tiêu thụ các mặc hàng và sản phẩm của Trung Quốc. Nên khả năng Trung Quốc ủng hộ Nga trong trường hợp tuyên chiến vớ Mỹ là tương đối thấp. Thậm chí trong sự kiện thảm họa máy bay MH17, Trung Quốc chỉ có thể tuyên bố một cách chung chung "quan ngại sâu sắc về thảm họa và cần làm rõ".
Dĩ nhiên xét một cách toàn diện, thật lòng ủng hộ cộng đồng quốc tế, chịu trách nhiệm trong cuộc xung đột và bỏ rơi quân ly khai là khả dĩ nhất để tìm được một lối thoát cho Nga trong tình thế hiện giờ. Tuy nhiên, Putin là một tên độc tài. Ông ta không bao giờ chấp nhận sự ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu, mà lại muốn Nga làm đối trọng lại với Washington và EU. Và Putin sẽ không bao giờ chấp nhận điều hành đất nước theo hướng Mỹ và châu Âu.
3) Đi đêm với các nước có nạn nhân thiệt mang trong thảm họa máy bay MH17
Đây có thể nói là một khả năng rất thấp và không bao giờ được chấp thuận bởi các quốc gia có nạn nhân thiệt mạn bởi vì các nước này đều có một nền dân chủ pháp trị. Không khả thi bởi vì đây là vấn đề nhân đạo nên bất cứ một sự đền bù về mặt kinh tế cũng là điều đi ngược lại với những giá trị nhân đạo và tất cả thân nhân đều muốn mọi sự minh bạch trong việc điều tra để biết được kẻ nào chịu trách nhiệm trong thảm họa này. Đa số các nước đều là các nước có nền kinh tế vững mạnh nên các thân nhân của nạn nhân sẽ không bao giờ chấp nhận một sự đền bù về mặt kinh tế. Và tất nhiên các quốc gia này luôn đặt sinh mạng công dân là ưu tiên hàng đầu. Và các quốc gia có nạn nhân bị thiệt mang đều là các nước đồng minh của Mỹ. Nên tất nhiên là họ đều ủng hộ Mỹ trong cuộc xung đột này.
P/s: Khi tôi viết những dòng này, tôi luôn nghĩ về thân phận của 2 nước Ukraine và Việt Nam. Hai đất nước, hai dân tộc, một số phận: đều ở gần các nước láng giềng khổng lồ, hung hăng và hiếu chiến và chịu một sự ảnh hưởng nặng nề từ các nước này. Tôi thật sự cảm phục người dân Ukraine vì họ đã biết cách thoát Nga để trở về với những giá trị văn minh của nhân loại (dân chủ và nhân quyền). Đây là một bước đi đúng đắn của dân tộc Ukraine và sẽ đưa dân tộc Ukraine đi vào sự thịnh vượng dù cho cái giá phải trà là rất nặng nề vì đã chọc giận ông hàng xóm hung hăng và hiếu chiến là Nga. Tôi cũng đang suy nghĩ về hình ảnh của một nước Việt Nam trong tương lai không xa khi đó dân tộc Việt Nam sẽ đứng lên và hạ bệ một chính quyền thân Tàu và sẽ kéo nước Việt Nam đi vào con đường văn minh của nhân loại. Chỉ có những giá trị văn minh là dân chủ và nhân quyền mới là cứu cánh cho một dân tộc xâu xé lẫn nhau vì những mâu thuẫn trong quá khứ và bị kìm nén sự phát triển bởi một chế độ độc tài đảng trị. Xin chúc mừng dân tộc Ukraine. Và tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến các thân nhân của nạn nhân trong chuyến bay MH17. Tất cả các nạn nhân đã chết một cách oan uổng chỉ vì sự xung đột về lợi ích giữa các quốc gia.

Phụ lục: Diễn biến chính xung đột ở Ukraine:

Vào ngày 22/2 năm nay người dân Ukraine ở Kiev đã xuống đường phản đối tổng thống Yanukovich vì họ không chấp nhận một nước Ukraine thân Nga. Quốc hội Ukraine đã phế truất ông và buộc ông phải lưu vong sang Nga. Trước nguy cơ một nước Ukraine thân EU và Mỹ và áp đặt sự ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây ngay sát biên giới của nước Nga, Putin đã ra lệnh cho quân đội tiến vào lãnh thổ của Ukraine để chiếm Crimea (dựng lên một cuộc trưng cầu dân ý "hình thức" vì hai phần ba dân ở Crimea là người Nga). Việc chiếm Crimea chính là nhằm vào duy trì Hạm Đội Biển Đen của Nga ở Crimea dể duy trì sự ảnh hưởng của Nga tại Đông Âu ("Tại Kharkov, các tổng thống Ukraine và Nga là Viktor Yanukovich và Dmitri Medvedev đã ký hiệp định, theo đói thời hạn trú đóng của Hạm đội Biển Đen của Nga tại Cộng hòa tự trị Crimea sẽ kéo dài thêm 25 năm, kể từ năm 2017, tức là đến năm 2042"). Sau khi chiếm được Crimea, Putin vẫn duy trì lực lượng thân Nga ở miền Đông Ukraine và hỗ trợ vũ trang cho các lực lượng này. Mục tiêu là gây leo thang xung đột giữa quân chính phủ và các lực lượng ly khai. Sự xát nhập Crimea đã gây một sự phẫn nộ từ EU và Mỹ. Ngay lập tức, Washington và EU đã ban hành các lệnh cấm vận đối với Moscow.
Các tư liệu bài viết:

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"