Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Frankfurter Allgemeine Zeitung phỏng vấn Francis Fukuyama: Khi Lịch Sử Kết Thúc

Đỗ Kim Thêm dịch
Vào năm 1989 Francis Fukuyama đã giải thích là nền kinh tế thị trường thắng cuộc trong hệ thống. Ông lý giải như thế nào về những gì đang xảy diễn tại Liên Xô, Trung Quốc và Irak hiện nay. Sau đây là cuộc phỏng vấn.
© JAKOB CARLSEN / AGENTUR FOCUS
image001_39.jpg

Khuôn viên Đại học Stanford tại Palo Alto California hầu như vắng người vì đang là mùa hè. Dưới tàng cây dăm ba sinh viện tụ lại để tránh nắng ban trưa. Cách đó không xa, Francis Fukuyama, 61, làm việc tại văn phòng ở cuối hành lang tối của Freeman Spogli Institute for Intnernational Studies. Bên cạnh máy tín học của nhà khoa học chính trị, sách vở chồng chất, kẹo sôcôla nằm rải rác như những lá cờ đầy màu sắc của các quốc gia trên bản đồ thế giới. Cách đây 25 năm trong một tiểu luận gây nhiều vang động, Fukuyama đã lý giải là lịch sử đã kết liu, vì theo sau sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản, nền kinh tế thị trường tự do được xem là một mô hình thành công của nhà nước cuối cùng thắng thế. Trong khoảng thời gian này, kể từ 1989 trở đi, cứ hằng năm là có một mô hình mới xuất hiện nhằm phản bác viễn kiến của Fukuyama. Và không phải chỉ thế; sự xác nhập đảo Crimea của Liên Xô đem đến bao nhiêu điều mà trong mùa xuân này một chương mới của lịch sử quá củ được lật qua. Có đúng như vậy không? (Daniel-C. Schmidt)
* * *
Hỏi: Ông có nổi giận Wladimir Putin không, khi ông này hủy hoại tư tưởng của ông về sự kết liễu của lịch sử?
Đáp: Liệu tôi có nổi giận không, đây là một câu hỏi không đúng. Những gì mà Putin làm ở đảo Cremea là quá nguy hiểm. Sau khi Liên Xô sụp đổ, người ta đồng ý rằng những biên giới của các nước Liên Xô củ không thay đổi, nhờ thế mà trong vùng này sẽ không có một trường hợp phân hoá thứ hai theo kiểu của Nam Tư. Hiện nay, Putin mở rộng thuyết báo thù môt cách ngu xuẩn. Tôi không thích chuyện so sánh Putin với Hitler một cách quá đặc biệt, nhưng đó chính là điều làm cho thế chiến thứ hai khởi đầu, đưa một nhóm người Đức bị kẹt trong vùng Sudetenland và Ba Lan. Những gì mà tình hình gây ra nguy hiểm đặc biệt hiện nay là Liên Xô sẽ không thể kiểm soát dân chúng đựơc.
H: Luận đề của ông về “sự kết liễu của lịch sử“ lại lung lay đúng vào năm kỷ niệm.
Đ: Luận đề này không bao giờ được nghĩ là có giá trị chung quyết. Vấn đề ở đây là trong xã hội của chúng ta, thông qua tiến trình hiện đại hoá trong 50.000 năm luôn được biến đổi - từ xã hội săn bắn, hái lượm thông qua hệ thống phong kiến cho đến công nghiệp hoá. Hình thái xã hội nào sẽ thể hiện trong giai đoạn cuối của những tiến trình này, trong kết thúc của lịch sử? Đối vối nhiều người, trước năm 1989, câu trả lời là nằm trong chủ nghiã cộng sản. Câu trả lời của tôi là: Khi tiến trình hiện đại hoá đưa ra một chiều hướng, thì đó chính là nền dân chủ tự do theo kinh tế thị trường. Tôi vẫn tiếp tục giữ ý kiến này. Vâng, có lẽ Liên Xô và Trung Quốc chiếm tầm quan trọng, và có lẽ địa chính trị thành một đề tài, nhưng nó không thay đổi tình trạng mà thế giới kể từ nay, sau khi trải qua hai thế hệ, đã mở ra một đường hướng theo dân chủ.
H: Khi xưa ông có nói đến trong tiểu luận của ông là chủ nghiã dân tộc có thể gây cản trở cho sự phát triển dân chủ này. Đó chính là điểm mà ngày nay người ta thấy đúng tại Liên Xô và Trung Quốc.
Đ: Trước tiên đó là vấn đề tại Đông Á. Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, chủ nghiã dân tộc đã thể hiện rất rõ trong thời gian gần đây. Thực ra, trong khu vực này, có sự nguy hiểm về xung đột quân sự, giống như tại nước Đức trước thế chiến thứ nhất. Điểm khó khăn cực kỳ là mối quan hệ với một nước mà nó tăng trưởng nhanh hơn lân quốc. Quyền lực gợi ra tham vọng.
H: Ông đang nói đến Trung Quốc phải không?
Đ: Vâng. Cho đến thập niên vừa qua, người Trung Quốc nỗ lực làm hạ thấp vị thế của họ, mà nội lực đang tăng trưởng. Họ không đề ra những yêu sách gây tranh cải. Nhưng sau khủng hoảng tài chính và trong khi Hoa Kỳ và châu Âu phải lo đối phó, thì Trung Quốc thay đổi thái độ này. Đột nhiên, họ hành sử quá khiêu khích, đặt ra những đòi hỏi về lãnh thổ trong vùng biển Hoa Nam mà về phương diện lịch sử hoàn toàn không có chúng cớ. Nhưng người Trung Quốc tự nhận ra rằng họ là một cường quốc đang tăng ưu thế trong khu vực, mà họ đã từng bị ngoại bang sĩ nhục hàng trăm năm qua. Hiện nay, họ đang mạnh trở lại, họ muốn là các nước khác cộng nhận điểm này. Trong thời gian sắp tới, họ không thể xâm chiếm Hawaii hay Nam Mỹ. Tại Đông Á họ cố cả sức làm ép Hoa Kỳ và chỉ cho mọi người thấy là họ là chủ nhân ông. Đó chỉ là điều làm tăng xác suất của tranh chấp quân sự.
H: Và xung đột này có thể bùng nổ ở đâu?
Đ: Có thể giữa Trung Quốc và Nhật, có thể là Việt Nam hay Philippines. Sáng mai khi chúng ta thức dậy và Trung Quốc đã chiếm đảo Điếu Ngự và đánh chìm một vài chiến hạm của Nhật Bản. Và giống như khi Putin đánh chiếm Cremea, họ chỉ mệt mỏi khi lạnh lùng nhúng vai và nói: Các anh muốn chống như thế nào? Trong Chiến Tranh Lạnh chúng tôi đã nghĩ có thể giải thích các kịch bản khi xung đột leo thang tại châu Âu. Trong trường hợp như thế, chúng tôi không có ý niệm gì những gì có thể diễn ra.
H: Người ta cũng thấy một tình trạng vô vọng tương tự như vây hiện nay trong các cuộc tranh chấp trong thế giới Á Rập. Tổng Thống Hoa Kỳ Obama hầu như không chọn một diễn văn quan trọng về hoà giải tại Trung Đông. Tại sao hiện nay ông ta quá dè dặt đối với một nơi có tầm quan trọng.
Đ: Nhìn về chính sách ngoại giao, thì phần đầu trong nhiệm kỳ của Obama không tệ. Từ khi tái đắc cử, ngược lại, chính sách này quá tệ hại. Obama không thể hiện được cảm giác tinh tế. Trong nhiều khu vực, đáng ra ông ta có thể quyết định diễn tiến sự tình và trả với một cái giá tương đối thấp. Ai cập, Libyen, Syrien, ba nước này không được Hoa Kỳ quan tâm. Vấn đề không phải là việc phải đổ quân vào các nước này. Chúng ta hãy lấy Syrien làm thí dụ. Nếu chúng ta hỗ trợ sớm cho các nhóm đúng đắn, hoà dịu, thì hiện nay các lực luợng đấu tranh quá khích không lớn mạnh.
H: Tại Irak Hoa Kỳ đã giữ vai trò một cường quốc đem lại ổn định trên mười năm, nhưng dù vậy Hoa Kỳ cũng không can thiệp được gì.
Đ: Trước các biến chuyển gần đây tại Trung Đông, dĩ nhiên Hoa Kỳ phải tập trung cho khu vực này. Nhưng về cơ bản, điều tốt nhất là những gì mà Obama làm trong nhiệm kỳ của ông là chuyển trục về châu Á. Chúng ta phải phân tích sâu xa hơn về mối đe doạ trường kỳ này do Trung Quốc gây ra. Hoa Kỳ đầu tư quá mức vào Trung Đông và đánh giá quá cao về nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố.
H: Đánh giá cao quá mức về nguy hiểm của khủng bố? Ông nghĩ có nghiêm túc không?
Đ: Sau 11 tháng Chín, cứ mỗi một nỗi lo sợ đều đặt trong tình trạng nguy hiểm sống còn. Khủng bố là một nguy hiểm quan trọng, không còn là một tranh cãi, và những gì xảy ra ờ Syrien và Irak là kinh hoàng. Nhưng tôi không tin là trong dài hạn, những thách thức ở đó sẽ tăng lên như những thách thức từ những quốc gia được trang bị những điều kiện kỹ thuật tối tân và quy mô. Trung Quốc có những nguồn lực to lớn và đề ra những yêu sách rõ rệt.
H: Nhưng lúc nào thì lo sợ cũng là một loại tiền tệ mạnh. Trước tình hình bất ổn tại Trung Đông, nơi mà cảm tưởng bài Mỹ khuấy động mạnh nên tại Hoa Kỳ sự sợ hãi này nhiều hơn khi so với Trung Quốc, một kẻ khổng lồ đang say ngủ.
Đ: Và chính sự sợ hãi này đưa tới việc người Mỹ đổ bộ vào Irak và kéo dài hai cuộc chiến trong khu vực. Đó là một sai lầm, một hoang phí về nguồn lực.
H: Và đâu là một giải pháp tương ứng? Để cho khu vực này tự quyết định và để bạo lực giải quyết vấn đế?
Đ: Tôi tin một cách đơn giản đó là những phí tổn không thể nào thay được dành cho Hoa Kỳ. Chắc chắn là có một trách nhiệm đạo đức. Mặt khác, với 150.00 binh sĩ đồn trú, Hoa Kỳ không thể kiểm soát bạo lực giữa hai nhóm Sunniten và Schitten. Để có thể gây ảnh hưởng quan trọng cho tranh chấp hiện nay với nhóm Isis, Hoa Kỳ phải đầu tư nhiều tương tự như vậy. Và tôi lo sợ rằng đó là chuyện hoàn toàn không thực tế.
H: Hiện nay nếu như Hoa Kỳ tách ra, thì Hoa Kỳ không đem một tín hiệu sai lầm hướng về các nước của muà xuân Á Rập sao? Trong ý nghiã của một cuộc nổi dậy, nếu đừng ngăn trở thì sau đó hỗn loạn và bạo lực sẽ ngự trị.
Đ: Nếu cho là Muà xuân Á Rập sẽ mang lại một hệ thống dân chủ ổn định trong một thời gian ngắn, đó là một tin tưởng sai lầm to lớn. Chúng ta lúc nào cũng luôn quên rằng việc thiết lập dân chủ tại châu Âu là cực kỳ khó khăn. Chúng ta hãy nghĩ tới thời khởi thủy của giai đoạn cách mạng 1848, nó kéo dài hằng nhiều thập niên, mãi cho đến khi dân chủ tại Tây Âu cũng cố.
H: Dầu vậy, Liên Xô và Trung Quốc được phép giải thích là sự do dự của Obama là yếu đuối.
Đ: Nếu Hoa Kỳ muốn làm cho hai nước này thấy sức mạnh của mình, thì Hoa Kỳ phải chứng tỏ trực tiếp cho Liên Xô và Trung Quốc thấy như vậy. Và không phải dội bom Irak. Phong toả Liên Xô phải rõ rệt hơn và gây khó khăn hơn, tại Đông Nam Á phải đề ra những quy cách rõ rệt hơn. Khi do dự ở các điểm này, rõ ràng đó là những tín hiệu sai lầm.
Người phỏng vấn: Daniel-C. Schmidt
Nguồn: F. A. S.
Nguyên tác: Francis Fukuyama im Gespräch - Als die Geschichte zu Ende warhttp://www.faz.net/aktuell/feuilleton/debatten/francis-fukuyama-im-gespraech-13029819.html

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"