Lưu Gia Lạc
Sắp tới ngày "quốc tế hiến chương các nhà giáo" 20/11 cũng trùng
với ngày nhà giáo Việt Nam, nhưng ngày của "quốc tế" thì hình như các
bậc chức sắc nhà ta bị ngộ nhận, hay tự phong hay... lừa bịp... nghe đồn
là như thế.
Ngày nhà giáo Việt Nam tôi nhớ lại một sự việc, tôi biết đến một
người - một nhà giáo vì tôi cũng đã từng là một nhà giáo (dù chẳng ra
gì).
- Anh ơi! Em đang ở nhà thày giáo Đinh Đăng Định, thày giáo ở Daknong
- người đi vận động dân quanh vùng phản đối dự án khai thác Boxit vì
những bất cập của nó... em đang ngồi với cô và con gái út thày Định...
họ sợ hãi lắm, họ không muốn nói chuyện khi em hỏi thăm.
Tôi nhận được cú điện thoại từ một người bạn, một cậu em trên fb, có
lẽ vì biết tôi đã từng dạy học nên cậu em gọi để tôi biết đến một người
đồng nghiệp, và muốn tìm sự đồng cảm. Rồi tôi đọc được một bài trên
danlambao với tiêu đề "những đôi mắt sợ hãi" với cái tên tác giả lạ hoắc
- cafe đắng (nếu không lầm) và tôi hiểu người viết chính là cậu em đã
đến thăm gia đình thày giáo Định, tác giả bài viết đó là Gió Lang Thang.
Thấm thoắt đã 3 năm rồi, những người phụ nữ ấy hiện nay không còn sợ
hãi nữa, tuy nhiên ta vẫn bắt gặp những ánh mắt thất thần, đầy âu lo của
họ khi nhắc đến người tù lương tâm đang mang trọng bệnh - ung thư.
Đã 3 năm với biết bao nhiêu biến cố trong toàn xã hội, dân mất đất
nhiều hơn, dân chết vì thiên tai nhiều hơn, chết vì giao thông nhiều
hơn, chết và bị thương vì công an nhiều hơn... khốn đốn vì cách điều
hành nền kinh tế, chính trị nhiều hơn của một đám tham quyền cố vị, tham
lam và độc ác và người dân cũng phản kháng nhiều hơn, ít vô cảm hơn, đã
dám mở mồm nhiều hơn.
Đã 3 năm. Từ một con người khỏe mạnh bình thường nay trở thành một
người đang phải vật lộn với thần chết từng ngày, từng giờ trong ngục tù,
dưới sự chăm sóc đặc biệt của mái tù xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người
đó là thày giáo Đinh Đăng Định.
Khi biết Cha, chồng mình bị bệnh ung thư, những người phụ nữ cô đơn
đã làm đơn gửi các cấp từ trại giam đến các cấp cao hơn, gửi thủ tướng,
gửi chủ tịch nước... để "xin" cho người thân của mình được miễn thi hành
án, xin được tại ngoại để chữa trị căn bệnh hiểm nghèo nhưng cái việc
"xin" ấy được trả lời bằng một văn bản lạnh lùng và tắc trách của những
người có trách nhiệm.
Tháng 9 vừa qua nhà giáo Định đã được trại giam đưa cấp cứu ở bện
viện 30 - 4 thuộc bộ công an, đã được các bác sĩ mổ dạ dạy cắt đi khối u
đã phát tác thành u ác tính... Ca mổ đã thành công tốt đẹp - vâng cảm
ơn đảng và nhà nước lắm lắm, và khi sức khỏe tạm hồi phục thì các bác sĩ
cho trị xạ lần đầu tiên, lại cấp cứu vì sức khỏe quá yếu... để đến vài
ngày sau khi chạy xạ thì theo lệnh trên thày giáo Định "được" trở lại
trại giam như trước đây trong khi các bác sĩ đã xin cho bệnh nhân được ở
lại bệnh viện điều trị tiếp. Nhưng không, không thể được, có lẽ không
có lý do nào chính đáng bằng lý do vì thày Định là kẻ đã dám phản đối,
và vận động người dân tẩy chay cái dự án khai thác Boxit chó chết kia,
vì thày Định là người dám công khai đòi bỏ điều 4 hiến pháp, đòi đa
đảng... và những điều chính đáng khác chỉ bằng cách ôn hòa nhất là bộc
lộ chính kiến qua những trang viết.
Những ngày gần đây nhất (tuần trước) một lần nữa thay vì đòi (đó là
quyền) cho thày Định được tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh, vợ con thày
đã viết đơn xin với các cấp có thẩm quyền trong cơn tuyệt vọng, khi mà
chính phủ Việt Nam đã đặt bút ký chính thức vào cái gọi là công ước
chống tra tấn của cộng đồng quốc tế.
Đơn từ, xin xỏ thậm chí nếu có đòi cái quyền tối thiểu của một con
người cũng không thể làm xao động mảy may lương tri của những nhà chức
trách, những người phụ nữ ấy (vợ, các con gái) chỉ còn biết chờ đợi
trong vô vọng và nguồn hy vọng duy nhất của họ chính là tiếng nói của
chúng ta - cộng đồng người Việt Nam (cả trong và ngoài nước). Vâng tôi
tin đó là hy vọng duy nhất và cuối cùng của họ.
Tôi viết những dòng này nhân ngày 20/11, trong niềm thương cảm, mến
phục người thày giáo đã quên đi cả bản thân mình, gia đình mình, đã dám
đứng lên, đã dám làm viên gạch lót đường cho một tương lai tốt đẹp của
cộng động.
Tôi dám tin chắc một điều rằng người thày giáo ấy đã biết trước điều
gì đợi mình ở phía trước con đường mình chọn, chỉ đơn giản là vì thày đã
sinh ra và lớn lên chính trong ngôi nhà cộng sản.
Tôi xin up tấm hình mà một người bạn học của thày Định đã nói: nó
giống hệt những lúc nó phản ứng cách giải bài toán theo phương pháp
không mang lại sức sáng tạo cho một học sinh giỏi toán (khi còn là hs
chuyên toán trong trường phổ thông), bản thân tôi là thích cái sự ngạo
nghễ và coi thường mọi hành động trả thù đê hèn thể hiện qua hình ảnh
trước tòa của thày.
Thầy giáo Đinh Đăng Định trong phiên tòa ngắn chưa từng có trong lịch sử, không có luật sư bào chữa.
Ba cô con gái thầy Định đứng phía trước, vợ gày gò đứng phía sau, và em gái, cháu gái.