Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Các nhà giáo Hà Nội gặp mặt nhân ngày 20/11 với thông điệp "Tự Do Cho Đinh Đăng Định"

1466106_10200336565057031_3921288_n.jpg
Hôm qua ngày 20/11/2013, các nhà giáo Nguyễn Anh Dũng, Tô Oanh, Đỗ Việt Khoa, Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Danh Ngọc cùng bạn bè thân hữu gặp nhau kỷ niệm ngày hiến chương các nhà giáo tại Hà Nội.
Buổi gặp mặt đã diễn ra trong không khí cởi mở, thân tình thăm hỏi về cuộc sống gia đình, cùng nhau bày tỏ về những vấn đề về hiện tình đất nước. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung một tấm lòng mong muốn cho một xã hội tốt đẹp, đất nước ngày một mạnh lên, không còn những kẻ cường quyền “ hèn với giặc, ác với dân”. Các thầy và thân hữu là những người đã quen biết nhau trong quá trình đấu tranh cho lẽ phải công lý, chống tiêu cực tham nhũng, gặp nhau trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo của việt nam. Điều mà các thầy cùng thân hữu quan tâm là sự xuống cấp của xã hội ngày càng trầm trọng, oan khuất bất công trong xã hội ngày càng chồng chất mà chính bản thân các thầy và gia đình cũng đang phải gánh chịu trước sự vô tâm, vô cảm, vô trách nhiệm của những người cầm quyền.

Các thầy cũng không quên những tù nhân lương tâm nói chung và đặc biệt là thầy giáo Đinh Đăng Định nói riêng đang chịu cảnh tù đày, bị đối sử một cách vô nhân đạo. Những tấm gương hi sinh quyền lợi cá nhân, bất chấp sự hiểm nguy đối với bản thân và sự gánh chịu của gia đình sẵn sàng đấu tranh chống tiêu cực tham nhũng, bầy tỏ lương tâm trách nhiệm và chính kiến của mình đối với những vấn đề bất lợi cho nhân dân và đất nước. Mọi người cũng không quên nhắc lại chuyện thầy giáo Vũ Hùng vì lên án cái ác, bày tỏ lòng yêu nước và yêu sách của mình với khẩu hiệu:
- Tham nhũng là hút máu dân.
- Lạm phát giá cả tăng cao là giết dân.
- Mất đất, biển, đảo là có tội với tổ tiên.
Yêu cầu: Đảng cộng sản việt nam thực hiên ngay dân chủ hóa đất nước và đa nguyên đa đảng.
Thầy đã bị đuổi khỏi bục giảng, bị lệnh bắt khẩn cấp, bị biệt giam, rồi bị 3 năm tù giam, 3 năm quản chế. Tất cả những thực tế đau lòng diễn ra trong xã hội hôm nay gần như ai cũng biết đó là cơ chế. Vậy ai sinh ra và tại sao không thay đổi nó? Ai cố tình giữ nó là có tội với dân với nước.
Cuối cùng, các thầy và thân hữu cũng đặc biệt quan tâm đến việc sửa đổi hiến pháp, muốn gửi một thông điệp đến các đại biểu quốc hội: Mọi vấn đề trong xã hội, mà thực tế đau thương bất hạnh đã diễn ra trên đất nước Việt Nam trong mấy chục năm qua đều có nguyên nhân xâu xa từ lý luận Mác - Lê Nin và điều 4 của hiến pháp hiện hành.
Trước khi chia tay mọi người cùng nhau hát vang bài ”Triệu con tim một tiếng nói”.
Hà nội, ngày 21-11-2013

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"