TanNg
Các nước mới phát triển trên thế giới như Nhật sau đại chiến thế
giới 2, Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc thực tế đều phải
trải qua một quá trình "tích lũy tư bản". Trong thời kỳ "tích lũy tư
bản" đó đã sinh ra rất nhiều nhà đại tư bản, hình thành nên cơ chế thị
trường và tầng lớp tư bản với tài sản được tích lũy và tạo ra di sản là
các ngành công nghiệp cho quốc gia, công ăn việc làm về sau này, cũng
như tạo nên các chuyển biến đột phá về xã hội, đưa các quốc gia này lên
một tầm cao mới mà chúng ta phải mơ ước.
Trong quá trình đó quá nhiều điều tệ hại đã xảy ra như bất công xã
hội, người giàu chèn ép và bóc lột người nghèo, mafia, tàn phá môi
trường, và rất nhiều thứ nữa. Nhưng một quốc gia muốn phát triển kinh tế
dường như không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các hậu quả
trên trong quá trình "tích lũy tư bản".
Tuy nhiên "tích lũy tư bản" không chỉ là tích lũy một đống tài sản,
kiếm lời thật nhiều, bóc lột hết sức rồi quy đổi mọi thứ ra tiền, vàng
hay bất động sản. Mà đó là sự tích lũy vốn, là quá trình tích lũy sức
sản xuất, nhân lực, kỹ năng, nhà máy, khách hàng, quan hệ đối tác. Thậm
chí ở mức cao hơn đó là việc hình thành các ngành công nghiệp nội địa,
hoặc các thị trường mới cho quốc gia. Các tập đoàn Nhật để lại các ngành
công nghiệp điện, máy, cơ khí; Hàn Quốc là điện tử và hàng điện máy giá
rẻ; với Trung Quốc đó là cả một nền công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
cho thế giới.
Bầu Đức nhập mía đường và đe dọa tàn phá ngành đường Việt Nam, đứng ở
góc độ tích lũy tư bản mà nói thì điều đó có thể chấp nhận được. Nhất
là khi tư bản thật sự tích lũy vào tay một đế chế hùng mạnh, có khả năng
dựng lên các ngành công nghiệp lâu dài vì điều đó tốt và cần thiết cho
tương lai của quốc gia.
Tuy nhiên, câu hỏi mà tôi vẫn băn khoăn vậy di sản của bầu Đức là gì?
(Ngoài đống tiền tích lũy được). Gỗ - nay đã bỏ. Bất động sản - nay đã
bỏ và chuyển hướng sang kiếm tiền bên Myanama. Thủy điện - đã và đang
bán. Hiện chỉ còn cao su và mía đường đang ở Lào và Campuchia. Có phải
đó là sự khác biệt cơ bản giữa bầu Đức và các đại tư bản các nước.
Ngoài một đội bóng đá, hình như Bầu Đức chỉ để lại tiền cho cá nhân
mình, còn các đại tư bản kia để lại tiền cho mình và một nền công nghiệp
cho quốc gia.
TanNG
TrNgo: Nơi anh Đức đi qua, tất cả đều trở thành sa mạc :v - Đây là di sản anh í để lại