Thùy Dương chuyển ngữ
Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Lucio Blanco Pitlo III & Amruta Karambelkar, The Diplomat
Cả hai nước đều nhìn thấy các khu vực tranh chấp là lợi ích sống
còn nhưng vẫn chưa đưa ra được phương thức rõ ràng trong việc khẳng định
chủ quyền của mỗi nước.
Trong số các bên tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải ở khu vực Biển Đông,
Philippines và Việt Nam là hai nước mạnh mẽ lên tiếng và phản đối nhiều
nhất việc Trung Quốc bành trướng sức mạnh trong khu vực. Cả hai nước
biết rõ tiềm lực sức mạnh và vị thế của mình khó có thể so sánh với
Trung Quốc nên họ đã cùng hợp tác với Hoa Kỳ. Manila và Hà Nội nhanh
chóng trở thành những đối tác chiến lược trong chính sách “trục châu Á”
của Washington, đồng thời thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với các
nước khác để tìm kiếm thêm nhiều sự ủng hộ. Phillipines đã củng cố được
sức mạnh quốc phòng và hải quân với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong khi đó, Việt Nam tìm đến các đối tác truyền thống của họ như Ấn Độ
và Nga – các quốc gia này hợp tác với nhau nhằm tạo ra một đà tiên
phong để chống lại sức mạnh cũng như sự trỗi dậy của Trung Quốc trong
khu vực. Ngoài ra, cả hai nước cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối
tác trong khối ASEAN.
Vấn đề tranh chấp biển Đông đã có một vài điểm đáng chú ý trong thời điểm vừa qua khi Phillipines đã mang “đường chín đoạn” ra toà án Liên Hiệp Quốc.
Trong thời điểm trước đó, các bên tranh chấp đã tìm kiếm cách giải
quyết khá nhạy cảm này thông qua các cơ chế khu vực và các cuộc đàm phán
song phương. Có lẽ không ngạc nhiên khi Trung Quốc thấy khó chịu với
động thái của Phillipines khi vấn đề tranh chấp đã từng được giao ước sẽ
không quốc tế hóa. Có thể còn quá sớm để kết luận bất kì điều gì qua
động thái đó của Manila, nhưng nó cũng là điểm đáng quan tâm để so sánh
những nét tương đồng cũng như chênh lệch trong các chiến lược của Manila
và Hà Nội trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
‘Tiến thoái lưỡng nan’ của Việt Nam
Chiến lược của Việt Nam được hình thành dựa trên nền tảng lịch sử,
địa lý cũng như mối quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc. Nền kinh tế
của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào đầu tư và thương mại của Trung Quốc
và sự phụ thuộc này đã hạn chế khá nhiều hành động của Việt Nam. Và
quan trọng hơn, những điều này đã mang lai những mất mát khá đắt giá cho
Việt Nam.
Bài học lớn nhất cho Việt Nam khi phải phụ thuộc vào Trung Quốc là
mất chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và một phần quần đẩo
Trường Sa (Johnson South Reef và Đá Chữ Thập). Do đó, Hà Nội có khá
nhiều động lực và lí do để ngăn chặn hành động bành trướng sức mạnh của
Trung Quốc. Các cuộc xung đột xảy ra trong thời gian qua giữa Hà Nội và
Bắc Kinh xoay quanh những lần thăm dò khoáng sản biển của các nhà đầu tư
nước ngoài, các buộc bắt giữ và sách nhiễu ngư dân, và những cuộc xung
đột đó đã gây ra những làn sóng phản đối khá mạnh mẽ từ phía Hà Nội.
Tuy nhiên, bên cạnh các cuộc đụng độ là các sự kiện quan trọng mang
tính tích cực giữa hai nước như phân định ranh giới đất liền, thiết lập
vùng đánh cá chung tại Vịnh Bắc Bộ và gần đây nhất là lập đường dây nóng
dành cho các hoạt động ngư nghiệp. Những hành động tích cực đó có thể
hỗ trợ khá nhiều trong việc giảm thiểu “sự cố” trên biển phát sinh từ sự
chồng chéo tại các khu vực đánh bắt cá mà hai bên đều lên tiếng tuyên
bố có chủ quyền.
Cùng là hai nước xã hội chủ nghĩa với quá trình lịch sử có cả tranh
chấp lẫn hợp tác đồng minh (Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Việt Nam),
Hà Nội và Bắc Kinh đang thực hiện hợp tác dựa trên nhiều kênh chính thức
lẫn không chính thức, bao gồm cả việc đàm phán Biển Đông. Những việc đó
có thể kiểm soát những căng thẳng và không làm ảnh hướng đến các khía
cạnh khác của mối quan hệ song phương, đặc biệt là thương mại và đầu tư.
Để có được những điều trên, không thể phủ nhận khả năng ngoại giao
của Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Trung Quốc đã giảm thiểu các
cuộc xung đột với Việt Nam trong khi Bắc Kinh lại đang dính vào một vụ
tranh chấp với Philippines tại Biển Đông. Việc Trung Quốc triển khai
những chiến lược đúng đắn và đúng thời điểm với Việt Nam đã giúp mối
quan hệ song phương được thúc đẩy mạnh hơn trong khi vẫn đang tranh chấp
lãnh thổ và hàng hải. Những động thái này của Trung Quốc làm cho Việt
Nam có khá ít “lí do” để ra quyết định thực hiện những động thái “nắn
gân” như Philippines – thách thức các yêu sách của Bắc Kinh trước cơ
quan quốc tế.
Tất nhiên, Việt Nam vẫn cố gắng tăng cường và mang chủ để Biển Đông
ra trước diễn đàn ASEAN. Họ cũng đang cố gắng cải thiện quan hệ với Hoa
Kỳ để chia sẻ mối quan tâm lẫn nhau với Philippines, mặc dù những hành
động ủng hộ cho các quyết định của Manila về vấn đề tranh chấp Biển Đông
tương đối khá ít. Những hành động trợ giúp ở thời điểm hiện tại chưa
thể tạo cho Hà Nội – Manila một mặt trận chung để đối phó với Bắc Kinh.
Một lần nữa, Hà Nội lại bị hạn chế trong sự lựa chọn của mình để đối phó
với Bắc Kinh vì họ không thể tạo ra quan điểm rõ ràng hay đưa ra những
quyết định “mạnh tay”.
Hà Nội sẽ tiếp tục bày tỏ rõ thái độ không đồng tình của mình đối
với Trung Quốc trước Diễn đàn Khu vực ASEAN, và họ vẫn muốn bày tỏ quan
điểm này trên các diễn đàn quốc tế qui mô nhỏ hơn. Trong khi đó, như các
nước ASEAN khác – đặc biệt những nước có liên quan đến chủ quyền ở Biển
Đông – Việt nam sẽ theo dõi chặt chẽ các động thái của Manila để có thể
định hình lại chiến lược của mình cho phù hợp. Với thách thức pháp lý
của Manila, Trung Quốc có thể sẵn sàng thỏa hiệp với Hà Nội nhằm cô lập
Manila và hơn nữa là ngăn chặn việc hình thành một mặt trận thống nhất
chống lại các yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Philippines cứng rắn
Trong khi đó, chiến lược Biển Đông của Philippines đối với Trung
Quốc cũng đang tạo ra khá nhiều khó khăn cho Manila. Mặc dù có phần quản
lý các đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa nhưng khả năng quân sự của
Manila vẫn còn khá hạn chế. Kể từ khi “mối đe dọa Trung Quốc” trở thành
hiện thực, Philippines mới có các quyết đóng quân ở Mischief Reef – 2
năm sau sự kiện dời các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Philippines. Tranh
thủ cơ hội này, Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện của hải quân và
cộng sự với số lược lớn trên khu vực.
Từ khi Hiệp ước Phòng thủ chung với Hoa Kỳ năm 1951 kết thúc,
Philippines đã gặp vấn đề về quân sự khá lớn. Hiện có nhiều lo ngại rằng
quan hệ Trung–Mỹ sẽ phát triển, trong đó Washington ngầm liên kết với
Bắc Kinh để củng cố vị trí của mình trên Biển Đông. Những điều này đang
có nguy cơ trở thành hiện thực và đem lại cho Philippines thách thức
trong việc buộc phải đa dạng hóa các đối tác an ninh để có những hành
động độc lập về quân sự trong tương lai. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là đối
tác quan trọng của Philippines, đặc biệt về thương mại và an ninh bất
chấp những thăng trầm trong mối quan hệ giữa hai nước.
Manila đã đóng cửa các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Subic và Clark
vào năm 1991 nhưng vẫn cho phép quân đội Mỹ trở lại vào năm 1999 thông
qua các hiệp định về thăm viếng quân sự, từ đó trở thành một đồng minh
quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Bên cạnh trở thành một đối
tác quan trọng trong chính sách “tái cân bằng” của Hoa Kỳ, Philippines
cũng đã tăng cường quan hệ đối tác với Nhật Bản, chia sẻ mối quan tâm
chung trong việc tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc. Các mạng
lưới đối tác này mang lại khá nhiều biện pháp và động lực cho
Philippines trong việc chống lại các chính sách của Bắc Kinh.
Do đó, chúng ta có thể thấy sự khác nhau trong việc sắp xếp quyền
lực và chiến lược giữa Việt Nam và Philippines. Hơn nữa, trái ngược với
Việt nam, Philippines không bị phụ thuộc vào đầu tư và thương mại với
Trung Quốc. Trong thời điểm hiện tại thì Hoa Kỳ và Nhật Bản mới là đối
tác thương mại chính của Philippines. Quan hệ giữa Trung Quốc và
Philippines đúng là đã phát triển trong thời gian vừa qua nhưng
Philippines chắc chắn đã thấy được ảnh hưởng của Trung Quốc trong các
quyết định hạn chế nhập khẩu chuối và du lịch. Tuy nhiên, với mức cam
kết kinh tế tương đối thấp đồng nghĩa với việc trừng phạt kinh tế của
Trung Quốc vẫn chưa đủ để buộc Philippines phải thay đổi ý kiến, ít nhất
là cho đến thời điểm hiện tại. Ví dụ, Philippines đã có thể bù đắp sự
thâm hụt thị trường Trung Quốc đối với xuất khẩu chuối bằng cách xuất
khẩu sang Hoa Kỳ.
‘Lợi ích sống còn’ của hai nước
Tuy nhiên, sự nổi lên của Trung Quốc và việc dần mất vị thế Hoa Kỳ
đã tiếp tục tạo ra bóng đen lớn ở khu vực Biển Đông. Mặc dù một số nước
ASEAN đã hoan nghênh chính sách “tái cân bằng” của Hoa Kỳ nhưng các nước
đó đã có những mối quan hệ kinh tế khá sâu đậm với Trung Quốc trong
thời gian vừa qua. Do đó, Biển Đông có thể trở thành lí do cho sự chia
rẽ giữa các nước trong khu vực. Điều này đã làm các lãnh đạo Philippines
tin rằng ASEAN không thể trở thành một diễn đàn tin cậy và hiệu quả
trong việc đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. Các quốc gia có tranh
chấp lãnh hãi từ lâu đời và chưa được giải quyết với Trung Quốc như Nhật
Bản hay Ấn Độ có thể trở thành những hỗ trợ nhỏ trên vấn đề tranh chấp,
nhưng các cam kết và động thái của các nước đó vẫn chưa tạo được dấu ấn
thực sự quan trọng.
Biển Đông là vùng biển mang tầm chiến lược an ninh, chính trị và
kinh tế quan trọng cho cả Philippines lẫn Việt Nam. Cả hai nước đều thấy
việc tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông là yếu tố quan trọng đối
với an ninh quốc gia, các kênh thương mại quan trọng, ngư trường truyền
thống và nguồn tài nguyên năng lượng ngoài khơi đã trở thành những lợi
ích cốt lõi không thể tách rời lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, khi cân nhắc
đến lịch sử, kinh tế và chính trị đã khiến cho hai nước có những chiến
lược Biển Đông khác nhau, đặc biệt là vấn đề đối phó với Trung Quốc.