Jonathan London
Trong những ngày vừa qua, những thảo luận trong trang Xin Lỗi Ông đã
rất sôi nổi nếu không muốn nói là gay gắt. Về mặt “dũng cảm chính trị”,
tôi rất tiếc ở một khía cạnh nào đó vẫn còn người chưa biết thảo luận
một cách ôn hòa. Nếu cách đây chỉ hai tháng bà Aung San Suu Ki đã nói “Ở
nước ta có nhiều người mới biết tự do tư duy mới có thể tồn tại” tôi sợ
ở Việt Nam (thậm chí mốt số ở hải ngoại) (kể cả ở Mỹ) chưa biết điều
đó.
Có một số người đã đặt những câu hỏi rất là hay. Chẳng hạn, làm sao
tôi muốn hòa giải nếu tôi không phải là người Việt? Hay quá. Câu trả lời
ngắn gọn là: “Tôi thấy vấn đề chưa hòa giải là một trở ngại cơ bản của
đất nước Việt Nam”. Có người khác có vẻ muốn đe dọa tôi qua bình luận
tôi cũng có thể bị tai nạn. Dù có thật hay không tôi thấy bình luận này
chưa hay lắm. Xin tất cả các bạn từ mọi phía cố gắng thảo luận chuẩn
hơn.
Xong, có một bạn, bí danh là ‘Bình Dân’ đã bình luận một cách rất
nhiệt tình. Bạn này (tôi chưa biết thực sự là ai?) đã bày tỏ sự bất bình
với một số quan điểm của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn ‘Bình Dân’
đã bình luận, vì bạn đã tạo ra một cơ hội tốt cho tôi và các bạn đọc tìm
hiểu thêm về những quan điểm của chúng ta. Ở dưới này, tôi sẽ trả lời
hai vòng câu hỏi mà bạn ‘Bình Dân’ đã hỏi tôi.
KG: Giáo sư Jonathan London!
1. Hôm nay, nhân 20/11, ngày Nhà giáo VN, theo truyền thống
“tôn sư trọng đạo” của nền văn hóa VN, tôi chân thành gửi lời chúc mừng
sức khỏe và hạnh phúc đến Giáo sư Jonathan London. Tôi cho rằng, không
phải tất cả những điều giáo sư viết tôi đều đồng tình, nhưng có nhiều
điều đáng học hỏi, với tôi, xứng đáng như lời một người thầy vậy!
Vâng, cảm ơn rất là nhiều. Vì tôi đang ở Hồng Kông, nên chẳng có ai
chúc mừng tôi cả, trừ ‘Bình Dân’. Bao giờ bạn sẽ gửi phong bì vậy? Nói
đùa thôi, tôi rất cảm ơn bạn. Tôi, và bạn, và đại đa số người VN rất
quan tâm đến giáo dục nói chung, và nền giáo dục của Việt Nam nói riêng.
Trong những năm qua tôi đã dành không ít thời gian để hiểu chút ít về
giáo dục của Việt Nam. Nếu bạn đọc được tiếng Anh mời bạn đọc bài này và bài này (một số bài khác là ở đây). Trong những năm tới tôi cũng sẽ tiếp tục tìm hiểu về giáo dục ở VN.
Việc bạn chưa đồng ý với “tất cả những điều giáo sư viết” là một dấu
hiệu rất tốt vì cái lo nhất là ‘giáo dục giả vờ’… Chúng ta phải luôn
luôn giữ tư duy của mình. Nếu không, thì loa phường đã thành chủ đầu óc
của chúng ta và chúng ta sẽ trở thành người máy thôi.
2. Tình cờ tôi biết đến XinLoiOng, tôi rất ấn tượng vì GS đã
bộc lộ: “Tôi là nhà xã hội học, nhà kinh tế chính trị học, chuyên về
Việt Nam, đặc biệt từ 1975 đến nay…”. Vì thế, tôi tò mò muốn xem về mặt
học thuật, một GS người Mỹ suy nghĩ nghiêm túc về VN như thế nào.Và tôi
đã đọc hầu như không sót 1 bài viết nào trên blog này. Tôi đã đọc GS Ken
Herrman – Khoa công tác XH (ĐH Bang New York Brock Port), Noam Chomsky,
GS Trần Chung Ngọc, GS Nguyễn Mạnh Quang, và mới đây đọc lại Larry
Berman trong Điệp viên hoàn hảo X6… tôi học hỏi, so sánh, phân tích, đối
chiếu và nhận lấy được nhiều điều bổ ích.
Như đã nói trước đây, đại da số bài viết trên blog là bài bình luận
hơn là phân tích. Mời bạn tham khảo những bài nghiên cứu của tôi tại đây
(xin lỗi chưa được dịch sang tiếng Việt). Cũng như, dù tôi không phải
là người “cao siêu”, so với những người trên, nhưng tôi đã được đào tạo
đúng trong lĩnh vực xã hội học chính trị tại một trong vài khoa xã hội
học hàng đầu của Mỹ (TĐH Wisconsin); là ĐH giàu về truyền thống chống
lại những hành động trái phép của Mỹ cũng như là nơi Ông GS Trần Chung
Ngọc đã tốt nghiệp.
Nói lại, trong những học giả trên, đã có ai chuyên về lĩnh vực chính
trị kinh tế học, xã hội học, và Việt Nam học không? Việc những Ông học
giả trên có quan điểm khác, kinh nghiệm khác là quá bình thường. Kinh
nghiệm khác, đào tạo khác, thì cách tiếp cận vấn đề cũng khác chứ.
Trong những giáo sư mà bạn đã nêu ở trên, tôi chỉ được đọc một số
tác phẩm của Noam Chomsky mà thôi. Về Ken Herrman (mặc dù trước đó tôi
chưa bao giờ nghe tới cá nhân Ông ấy), nhưng trong năm cuối cùng học đại
học (1990-91) tôi đã viết một ‘luận văn’ về tổ chức của ông, (Người cựu
binh vì hòa bình/Veterans for Peace) và những nỗ lực của họ trong các
biểu tình phản đối Chiến Tranh Iraq của Bush Bố.
Tôi đã phỏng vấn hàng chục người Mỹ là thành viên của hội đó. Họ là
những người từng cầm súng ngày xưa và sau đó họ đã về và họ đã xuống
đường, để yêu cầu những thay đổi trong chính sách của Jonhnson, Nixon,
v.v... Tôi rất tôn trọng những người đó và hy vọng trong một tương lai
gần sẽ có dịp trao đổi với GS. Hermann.
Đối với Noam Chomsky, nói chung, tôi rất tôn trọng những quan điểm
chính trị của ông ấy, trừ một số cái nhỏ. Ông là siêu thông minh, là
thiên tài. Nhưng Ông ấy có biết nhiều về Việt Nam hiện nay không? Đối
với GS Trần Chung Ngọc, cũng là lần đầu tiên tôi nghe tới ông. Hình như
ông là GS về vật lý học và chủ yếu ông viết về … tôn giáo. Tôi cũng sẵn
sàng tìm hiều về tác phẩm của Ông ấy.
Và cũng cảm ơn bạn đã giới thiệu hai người cuối là Nguyễn Mạnh Quang
và Larry Berman. Riêng Nguyễn Quang Mạnh cũng đặc biệt quan tâm về
những vấn đề tôn giáo mà tôi không quan tâm lắm. Và Larry Berman, là một
nhà sử học tôi mới biết qua bạn ‘Bình Dân’. Hình như ông đã viết một
cuốn sách hấp dẫn về người làm tình báo ngày xưa, nhưng tôi chưa thấy
(có thể có, có thể chưa có) bài nào về nền chính trị kinh tế của Việt
Nam hiện nay.
Tóm lại, những người này chắc là giỏi hết. Nhưng chưa chắc những gì
họ quan tâm hay đã viết có liên quan nhiều về những vấn đề tôi đã đề cập
trong bài “Biết đùa để sống” hay tiêu đề thứ hai “Ở Việt Nam, không thể
không có đùa nếu không muốn điên”. Như vậy, cảm ơn bạn đã nêu tên những
người này, nhưng đến bây giờ tôi chưa hiểu lắm vì sao những người này
có liên quan đến tình trạng hiện nay của Việt Nam. (Mời các bạn đọc bình
luận vòng hai của ‘Bình Dân’ ở dưới).
Có phải là bạn thích những gì mà họ đã viết mà không thích những gì
tôi đã viết? Có phải là bạn có giả định quá sớm những gì của những người
trên là khác xa những quan điểm của tôi?
3. Nói thật, một điều tôi nhận thấy XinLoiOng căn cứ trên
những dữ liệu, dẫn chứng chưa thuyết phục, ít số liệu thống kê, các mẫu
chứng minh là cá biệt, nhiều kết luận cảm tính…, vì thế tôi đã có những
nhận xét khá nặng nề. Tôi biết điều đó làm phật ý tác giả và nhiều
người.Và họ đã dùng những lời lẽ của những kẻ “cực đoan” để chửi bậy (có
chết ai đâu)? GS thấy đó, chứa chấp những comment như vậy Blog này sẽ
vô tình làm chỗ chứa chấp đống rác thải của kẻ cực đoan, lợi dụng chửi
bậy, xả rác… và như vậy làm hỏng “tấm chân tình của GS đối với VN”.
Trước hết, cảm ơn đã nói thật, hy vọng không có nghĩa là những gì bạn đã nói trước đó là chưa có thật!
Thứ hai, ngay từ đầu lập blog này và sau đó tôi đã nói BAO NHIÊU LẦN đại đa số blog posts của tôi không phải là nghiên cứu khoa học xã hội.
Không nên phê bình “chất lượng” của một người mà cái đó người đó không
làm. Nếu bạn muốn số liệu thì hãy đọc những bài nghiên cứu, báo cáo của
tôi. Vâng, tôi nhìn rõ vấn đề này và có lẽ trong tương lai tôi sẽ cố
gắng phân tích ‘số liệu’ và ‘bằng chứng’ nhiều hơn…. Trong khi đó, tôi
chân thành hy vọng trong một môi trường được nghe những câu như “xã hội
chủ nghĩa có thể được hoàn thiện ở cuối thế kỷ” thì xin bạn thông cảm và
cho phép tôi có ý kiến kiểu trao đổi ‘bình dân,’ có được không?
4. Về mặt học thuật, bởi GS đã chú trọng bình luận “biết
đùa” trong sự kiện VN được bầu vào “Hội đồng Nhân quyền” trong “Biết đùa
để sống” và GS đã đặt câu hỏi: “có ai muốn kết hợp với tôi, viết một
chuyện hài kịch về Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc?” nên tôi tiếp
tục cung cấp thông tin thêm cho GS, toàn thông tin từ người bên Mỹ để GS
có cơ hội kiểm chứng:
a)
CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ DIỆT CHỦNG DÂN TỘC VIỆT NAM CỦA MỸ 1945 – 1974
(American Terrorism and Genocide of the Vietnamese People, 1945-1974)
b) Xung Quanh Tác Phẩm Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ.
b) Xung Quanh Tác Phẩm Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ.
Như tôi đã nói BAO NHIÊU LẦN, tôi là một con người
trước khi tôi là một công dân Mỹ. Hy vọng bạn cũng có thể hiểu điều đó.
Chiến tranh của nhà nước Mỹ ở Việt Nam đã làm chết nhiều người. Nhiều
hành vi xấu. Nhưng theo định nghĩa đúng thì không phải là diệt chủng, dù là lảng phí và bi kịch.Về mặt khái nhiệm, từ diệt chủng không đúng ở đây vì diệt
chủng có nghĩa là những nỗ lực để phá hủy có chủ ý và có hệ thống, toàn
bộ hoặc một phần, của một dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, hay quốc gia.
Về cuốn sách (b) Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ/ “America’s Deadliest Export: Democracy” By William Blum, Zed Books, London/New York, 2013, tôi cũng chưa đọc.
Nhưng một lần nữa xin vui lòng, bạn đừng giả định bạn biết mọi quan
điểm của tôi. Tôi quá biết sự phức tạp trong chính sách ngoại giao của
Mỹ và sẵn sàng chấp nhận, nhiều khi thậm chí rất nhiều khi tôi không
đồng tình với hành động của nhà nước Mỹ.
Nhưng bạn ơi, tôi là con người, tôi có tư duy của tôi. Tôi không
phải là nhà nước Mỹ! Tiêu đề của cuốn sách trên rất là khiêu khích. Và
đúng ra, nhiều khi, đặc biệt trong quá khứ (nhưng hôm nay vẫn còn), nhà
nước Mỹ không thực sự đẩy mạnh dân chủ một cách chuẩn.
Nhưng, mời Ông Blum sống ở một môi trường mà không được thể hiện
chính kiến của mình thì chưa chắc Ông ấy sẽ đồng ý. Nếu đề nghị cho Ông
ấy không được bỏ phiếu, không được hội họp, không được sống trong một xã
hội mà đảm bảo những quyền cơ bản, phải chịu hành vi ‘luật rừng’ thì
bạn nghĩ Ông ấy sẽ đồng ý không?
Tôi ủng hộ quan điểm cho rằng nhà nước Mỹ từ lâu, cả trong lẫn (và
đặc biệt) ở ngoài, đã mất chung thủy với những nguyên tắc đã được ghi
trong Hiến Pháp của Mỹ. Đấy, như tôi luôn luôn ủng hộ những quyền con
người bất chấp tôi ở nước nào và điều đó chẳng liên quan gì đến quốc
tịch của ai cả.
Tôi đề cử với Giáo sư Jonathan London rằng: GS Trần Chung
Ngọc là người có đủ tài năng, tri thức (nhất là người hiểu rõ văn hóa
Việt Nam và Mỹ) có thể là người kết hợp tốt để viết “chuyện hài kịch về
Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc”. Tất nhiên là với điều kiện cả
hai GS đều phải đồng ý (Tôi xin lỗi GS Ngọc vì tôi đã tự ý đưa tên,
trích dẫn bài viết của GS)!
Vâng. Tôi sẵn sàng kết hợp với bất cứ ai. Như bạn biết, trên lịch sử
của Việt Nam có quá nhiều cái buồn. Khi tôi viết những chữ “Biết đùa để
sống” tôi không quên những kinh nghiệm bi kịch của ngày xưa mà chủ yếu
suy nghĩ đến những yêu cầu của con người Việt Nam hiện nay và phải sống
trong một môi trường ức chế. Tôi tin rằng không có một người nào trong
số những người mà bạn đã nêu là muốn sống trong một môi trường như thế.
Và dù bạn có đồng ý hay là VÌ bạn chưa đồng ý với tôi, tôi cũng hy vọng rằng một ngày nào đó bạn sẽ sống trong một môi trường mà nơi đó không có loa phường.
Chân thành cảm ơn bạn ‘Bình Dân’ và các bạn khác. Tuần sau sẽ có vòng hai.
JL