Hóa ra ai cũng có ”đuôi!”
Người Buôn Gió
Tôi cũng phải đến sợ cho cái tính lãng đãng của những ông anh văn nghệ mà mình (chả may) quen biết. Trên trang Đàn Chim Việt có bài giới thiệu Hậu Chuyện Kể Năm 2000, do Tiếng Quê Hương xuất bản, của nhà báo Uyên Thao. Cũng bài viết này, trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ lại ghi tác giả là Trần Phong Vũ.
Tôi cũng phải đến sợ cho cái tính lãng đãng của những ông anh văn nghệ mà mình (chả may) quen biết. Trên trang Đàn Chim Việt có bài giới thiệu Hậu Chuyện Kể Năm 2000, do Tiếng Quê Hương xuất bản, của nhà báo Uyên Thao. Cũng bài viết này, trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ lại ghi tác giả là Trần Phong Vũ.
Tôi gửi thư cho cả hai ông, hỏi nhỏ: “Ai vậy, khai thiệt đi mấy cha?” Đợi cả tuần sau cũng chả thấy “cha” nào hồi âm, hay hồi đáp gì ráo trọi.
Im lặng cũng là một cách trả lời (nên) tôi đoán: “Chúng tao
đều quá thất thập (cổ lai hy) cả rồi mà vẫn cứ xuất bản
sách đều đều, và cuốn nào cũng đều có tựa rất đàng hoàng
tử tế, còn chuyện ai viết thì phỏng có cái (đéo) gì là quan
trọng mà chú mày thắc mắc làm chi?”
O.K. That’s fine! Thế là tôi chả dám kêu ca gì nữa, chỉ lẳng lặng đọc thôi, và đọc đến đoạn này thì “thấy rợn hết cả người” chứ chả phải chơi:
Bùi Ngọc Tấn không ngừng bị cách ly, bị theo dõi, bị kiểm tra, bị dọa nạt … dưới nhiều hình thức khiến không tránh khỏi mối ám ảnh luôn bị đeo bám bởi một “người vô hình”:
“…Ai cũng có một người vô hình để mà trình bày, để mà sợ sệt và thầm cãi lại. Người vô hình luôn bên cạnh mỗi người như hình với bóng, cả trong giấc ngủ…
Tôi thấy rợn hết cả người khi nghĩ đã có mấy thế hệ theo dõi tôi, săn đuổi tôi, vu cáo tôi. Họ đã già đi. Ðã về nghỉ, hưu trí an nhàn. Nhiều người đã chết. Một thế hệ khác tiếp tục việc theo dõi. Rồi một thế hệ tiếp theo nữa. Ðời này sang đời khác.
Nói vậy, té ra, Bùi Ngọc Tấn bị theo dõi bởi cả đống
người lận: một “vô hình” và “luôn bên cạnh như hình với bóng,
cả trong giấc ngủ;” còn mấy cha nội (có hình) khác thì thi
nhau “săn đuổi” nạn nhân y như thú vật:
“Bình bàng hoàng khi biết mình có ‘đuôi’…. Anh như ngửi thấy cái mùi của nhà tù. … Đó là đòn đánh ngang đầu. Là đất sụt nơi mình đứng. Là cuộc đời bỗng nhiên không còn là cuộc đời nữa.
Trời đất đảo lộn. Cuộc sống dù sao cũng là cuộc sống. Vẫn có trời. Có gió. Có mây. Có cánh đồng, có đường phố. Có lúc giận vợ. Có lúc nô đùa với các con. Và viết.
Nay sắp mất tất cả… Và có cảm giác của một con thú bị nhốt trong chuồng lồng lộn nhưng không sao thoát được. Thì ra họ có toàn quyền làm những việc họ thích. Họ huy động cả guồng máy khổng lồ để hại mình.” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).
Vậy mà một trong những “con thú trong chuồng” (bỗng) lại thoát ngang – theo như tin BBC,
nghe được vào hôm 18 tháng 12 năm 2014: “Tác giả ‘Chuyện kể năm
2000′, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, người được ví như Solzhenitsyn của Việt
Nam, vừa qua đời…”
Vậy là lại có cả đống người cũng “vừa” thất nghiệp. Chớ
không lẽ lại theo luôn cái ông nhà văn về thế giới? Thôi, đành
“thả” chả đi mình ên (qua bên bển) cho rồi.
Khoẻ!
Bản tin thượng dẫn khiến tôi nhớ đến cảnh Già Đô nằm chết (vì đói) trong một cái miếu hoang:
“Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn. Dồn dịch những bát phở, vét đĩa, nhặt những mẫu bánh mì thừa… Rồi đến một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu…
Già chọn cho mình chỗ nằm để phiêu diêu: Một ngôi đình đổ nát và bị bỏ quên… Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng. .. Thực là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. Chẳng ai quấy rầy già. Phiêu diêu là một cảm giác sung sướng lạ lùng. Chẳng nhớ được một điều gì, chỉ thấy mình đang tan đi và đang bay…” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).
Cũng như Già Đô, Bùi Ngọc Tấn vừa “bay” ra khỏi nước
CHXHCNVN. Từ nay, ông không còn sợ bị “theo dõi, săn đuổi,” và “vu
cáo” nữa.
Thế là xong!
Gió đưa cây cải về Trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay!
Ủa, rau răm nào (nữa) vậy cà?
Ôi, thiếu giống gì. Nhiều ối ra ấy chứ! Bùi Ngọc Tấn (có
thể) thuộc thế hệ đầu tiên nhưng không phải là duy nhất bị theo
dõi, săn đuổi – hay nói gọn lại là có đuôi – ở Việt Nam. Bởi
vậy, ngoài Hậu Chuyện Kể Năm 2000 còn có “Thời Hậu Bùi Ngọc Tấn.”
Chuyện này rất dài nên chỉ xin viết ngắn bằng cách đơn cử
vài trường hợp tiêu biểu, cùng tên tuổi (vốn) đã quen thuộc
với công luận:
- Đỗ Nam Hải: “Họ vẫn thường xuyên cho người theo dõi tôi, 24/24, 7 ngày trong tuần.”
Cứ chủ nhật là có lính canh, không cần biết mình có nhà hay không… Bây giờ, mỗi lần đi xuống cầu thang và đi đường, mình bực mình vì lẽ ra phải nhìn thẳng luôn luôn, thì mình lại phải chốc chốc nhìn xung quanh và nhìn phía sau. Bị thành ‘người mọc đuôi’ quả là một sự gớm ghiếc. Chưa biết lúc nào thì mình được ‘cắt đuôi’ hay tự ‘cắt đuôi’ được cho mình.”
- Phạm Xuân Nguyên: “Nhà mình là một căn hộ ở tầng 5 của một chung cư năm tầng, gọi là khu tập thể của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (phòng 503, nhà H1, ngõ 37, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội). Các anh lính đến ngồi ở quán nước cạnh chân cầu thang và canh chừng mình đi xuống để đi theo.
Giữa Phạm Xuân Nguyên, Đỗ Nam Hải và Bùi Ngọc Tấn là khoảng
cách của đúng một thế hệ nhưng đuôi thì vẫn lẵng ngoẵng (và
lê thê) y như thế. Chỉ có thái độ của người bị theo và người
đi theo thì đã hoàn toàn thay đổi, hay nói chính xác hơn là
hoán đổi – theo như nhận xét của nhà báo Ngô Nhân Dụng:
“Nhìn cảnh một anh công an chìm nâng chiếc ghế lên che mặt khi kỹ sư Ðỗ Nam Hải đưa máy lên chụp hình khiến người coi phải động lòng trắc ẩn. Nó chứng tỏ người công an này biết xấu hổ.
Anh bạn trẻ này không muốn phơi bộ mặt cho mọi người biết mình là công an. Không muốn đi đâu cũng có người nhận ra mà hỏi: Anh chính là anh công an vẫn ‘canh cửa’ nhà ông Ðỗ Nam Hải phải không, sao tôi thấy giống quá? Anh cũng không muốn đám con anh bị bạn bè trong trường dò hỏi: Bố mày làm công an hả? Hay vợ anh đi chợ bị người ta chỉ trỏ: Vợ công an đấy!”
Động lòng trắc ẩn cũng là tâm cảm của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên:
“Mình xuống nhà, lấy xe ung dung, thoải mái, thì bất ngờ thấy mặt anh lính đã quen. Vì đã quen cứ chủ nhật mới mọc ‘đuôi’ nên mình ngớ ra một chút, nói thực là thế. Nhưng ngay đó mình vẫy tay bảo:
- Chú về đi, anh đi ăn sáng với bạn, không ra chỗ xử án đâu. Chú biết anh rồi đấy, nói đi là đi, nói không đi là không đi. Chú cứ yên tâm mà về.
- Vâng, vâng, em biết, các anh khác cũng nói thế cả.
- Mà này, chú tên là gì nhỉ?
- Em tên là Thắng, đã có lần em định nói chuyện với anh, cái hôm anh mua hoa sen về ấy, nhưng anh chưa cho.
- À à…
Và rồi trong lúc mình đang loay hoay nổ máy cái xe Honda 82 cũ sắp thành cổ thì Thắng đứng cạnh bên rút ngay máy điện thoại gọi: ‘Alô, thưa anh, anh Nguyên nói là anh ấy không ra chỗ xử án, vậy anh cho em về nhé, cho em thôi trực nhé…’ Mình nghe thế thấy buồn cười, phóng xe đi.”
Cho đến thế hệ của Bùi Thanh Hiếu thì thằng chả xuề xoà kết luận: Hóa ra ai cũng có ”đuôi!”
Từ Đà Nẵng, trong một cuộc phỏng vấn dành cho phái viên Dân Luận, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh cũng cho biết: “… tôi đi đâu là bị họ theo dõi và tôi về thì họ canh.”
Khác với thái độ “xuề xoà” của Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Văn Thạnh làm đơn trình báo đàng hoàng và nghiêm chỉnh:
Ông Thạnh cũng cho phái viên Dân Luận biết thêm đây không phải
là vấn đề của riêng cá nhân mình mà là sự an toàn và nghiêm
minh (tối thiểu) mà một xã hội theo “luật pháp chuẩn mực” cần
phải có:
“Tôi sẽ theo đuổi việc này đến cùng không chỉ cho tôi mà còn cho mọi người. Lý tưởng tranh đấu của tôi là mong muốn quyền con người được tôn trọng, bảo vệ ở VN cũng như góp phần kiến tạo một hệ thông luật pháp chuẩn mực để đất nước pháp triển.”
Nghe thế mới biết cái thời mà người dân Việt Nam khi phát
hiện ra đuôi thì “bàng hoàng” như “đòn đánh ngang đầu,” như “đất
sụt” dưới chân (theo như cách diễn tả của tác giả Chuyện Kể Năm 2000) đã qua rồi. Chính sách công an trị đã lỗi thời, và trở nên lố bịch.
Thay vì hãi sợ, những thế hệ Hậu Bùi Ngọc Tấn nhìn “đuôi”
với đôi mắt … thương cảm và ái ngại. Sự bao dung của họ thật
đáng qúi, và đáng trân trọng biết dường nào.
Đỗ Nam Hải, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Văn Thạnh
đều là những người có danh phận và sự nghiệp. Những cái đuôi
(vớ vẩn, thời này) chắc không ảnh hưởng chi nhiều đến họ nên
cũng chả có gì đáng để bận tâm.
Tôi chỉ xót xa khi nghĩ đến mấy thế hệ người liên tiếp đã
buộc lòng phải chấp nhận nhiệm vụ làm đuôi, ở quê hương đất
nước của mình. Họ đều xứng đáng được giáo dục (hay huấn
luyện) để có học vấn và nghề nghiệp đàng hoàng – cùng với
một cuộc sống tử tế và ý nghĩa hơn – thay vì lờ vờ hay vật
vạ ngày đêm với với cái thứ “công tác” không được vinh dự gì
cho lắm, và chắc chắn là phải dấu diếm cả gia đình cùng bè
bạn.
Tưởng Năng Tiến