Đỗ Sơn Trà
Featured Image: Wikipedia
Lời mở đầu
Dưới góc nhìn là một sinh viên, tôi nêu ra những nhận thấy của mình nên không thể tránh khỏi những trường hợp chủ quan là điều tất nhiên. Tại sao chúng ta có một xã hội ấn tượng về dân số, theo số liệu 58% người Việt Nam dưới 25 tuổi, đây chính là phân khúc sáng tạo, năng động và cầu tiến của bất cứ xã hội nào. Nhưng tại sao khi những người nước ngoài họ tìm đến đây mua tiềm năng và cơ hội rồi âm thầm bỏ đi. Tôi thích Miura không phải vì cách ông dẫn dắt đội tuyển Việt Nam mà là cách ông chỉ ra những điều tồi tệ mà đa phần những con người Việt Nam đang mắc phải, và bài viết này tôi sẽ chỉ ra những cái đang mắc phải của sinh viên.
Những điểm số biết nói
Trong suy nghĩ của sinh viên Việt Nam, họ luôn nghĩ rằng muốn đánh giá năng lực của người khác thì chỉ cần xem điểm số của họ. Họ luôn nghĩ rằng một người có điểm số cao thì sẽ giỏi. Nhưng họ không biết rằng những câu hỏi trong kỳ thi chỉ đánh giá được khả năng chăm chỉ và ghi nhớ của mình, chứ không hề mang nặng về vấn đề tư duy.
Họ thường hỏi hang điểm số của nhau, để so sánh. Đặc biệt là so sánh mình với ban cán sự. Họ luôn nghĩ rằng ban cán sự là điểm phải cao và học thật giỏi, vì sao? Vì ban cán sự phải giỏi hơn họ thì nói họ mới nghe.
Ai nói gì cũng dạ
Tại sao tôi lại bảo ai nói gì cũng dạ? Sinh viên Việt Nam rất sợ những người lớn hơn mình, họ luôn cho rằng những người lớn hơn họ bao giờ cũng đúng. Khi một anh sinh viên năm trên bảo đảm với họ vấn đề đó là đúng thì họ sẽ tin chắc là đúng, mà chẳng bao giờ ngồi phân tích ra, rằng đó là đúng hay sai.
Nhưng trường hợp này cũng ít, vì đa phần bây giờ mọi người đều có cái tôi cao, cái tôi cao vì họ không biết gì. Họ chỉ biết vâng lời làm theo, đi theo con đường cũ chán òm, còn hơn đi khai phái một con đường mới biết đâu sẽ thú vị hơn.
Năng lực không có mà thích chức vụ cao
Đây không chỉ riêng trường hợp của sinh viên mà đa phần mọi người Việt Nam làm việc trong tập thể đều vậy. Họ chỉ muốn hưởng lợi ích cá nhân thay vì hy sinh cho tập thể.
Họ chỉ muốn được một chức vụ đó, làm mọi thủ đoạn vì chức vụ đó nhưng họ không biết rằng khả năng của họ thì hạn chế. Những người này họ rất biết vâng lời và ứng xử rất tốt, bên cạnh đó còn có một chiêu trò là diềm hàng nhân tài. Họ thích người khác giới thiệu họ rằng, họ là ai, to như thế nào chứ chẳng thích giới thiệu họ không làm được gì.
Nếu cứ mãi suy nghĩ như vậy thì một hệ thống tập thể chẳng bao giờ phát triển được, nếu có phát triển nhưng chẳng bao giờ đột phát một cách tột đỉnh đâu.
Học thuộc là đủ có làm đâu mà sợ
Đa phần mọi người đều có chung một suy nghĩ này, họ chỉ cần biết học thuộc lý thuyết là đủ, là sẽ vận hành được trong thực tế. Nhưng đó là sai lầm, lý thuyết và thực tế hoàn toàn khác xa nhau. Nếu họ cứ nghĩ đọc một quyển đắc nhân tâm mà dễ dàng áp dụng được nó như thế thì họ cứ đọc đi, định làm thánh nhân ở xã hội này, bây giờ khó lắm đấy.
Cũng giống như việc không thích trải nghiệm bằng cách tham gia các hoạt động xã hội, họ bảo rằng đó là lãng phí thời gian. Nhưng thực ra là các bạn đang lãng phí trải nghiệm mà mình có thể làm được khi còn là sinh viên
Thích nói xấu sau lưng người khác
Đây là trường hợp khá phổ biến, nhưng nói xấu như thế nào được chấp nhận và nói xấu như thế nào không được chấp nhận mới là ý chính mà tôi muốn nói ở đây.
Nói xấu được chấp nhận là nói xấu có căn cứ, việc đó có liên quan đến bản thân mình và bạn bè xung quanh, thêm một chuyện hợp nói xấu được chấp nhận mà không liên quan đến bản thân mình và bạn bè xung quanh thì đó là nhiều chuyện chứ không phải nói xấu nữa.
Nói xấu không được chấp nhận là nói xấu, nói không thành có, có 5 thành 10, có 10 thành 20 mặc dù liên quan hay không liên quan. Mục đích nói xấu của họ cũng chỉ để chứng minh rằng mình là người tốt, nhưng họ không nghĩ rằng những hành vi ấy chẳng tốt đẹp đang tự đào thải bản thân mình.
Hành vi xấu cứ nghĩ đó là bình thường
Xếp hàng, xả rác, nói chuyện trong giờ học, giao thông, ngủ trong giờ học… là những hành vi mà đa phần ai là sinh viên cũng đang gặp phải. Ta cứ nghĩ tầng lớp sinh viên là tầng lớp thuộc dạng sang của tri thức Việt Nam thì họ sẽ có những hành vi tốt, nhưng không đâu. Nếu là sinh viên bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những hành vi ấy là chuyện bình thường, và họ nghĩ đó cũng bình thường.
Đấy chính là hình ảnh chung của giới trẻ Viêt Nam, nhưng họ chưa nghĩ tới điều đó. Không lẽ chúng ta phải làm những biện pháp mạnh khi những hành vi này có thể chỉnh sửa được từ ý thức của mỗi cá nhân.
Dựa dẫm quen rồi bỏ ra không được
Tôi rất khâm phục những bạn trẻ ở tỉnh lên thành phố học và những bạn không thích sài tiền gia đình, vì đa phần các bạn rất chịu khó, vừa học vừa làm. Tôi tin những người này sau khi ra đời sẽ có cơ hội thành công rất cao.
Tôi cũng sài tiền gia đình cũng đồng nghĩa với việc tôi dựa dẫm? Không. Vì là một sinh viên tôi cần thời gian để tập trung cho việc học, còn dựa dẫm là sao? Họ luôn tự tin rằng gia đình họ có anh này làm chức X, cậu này làm chức Y, hay bố mẹ họ làm chức Z nên không cần lo sau này như thế nào, bố mẹ sẽ lo hết. Học xong không sợ thất nghiệp đâu mà lo. Nhưng họ không nghĩ đến trường hợp một ngày không còn chỗ dựa dẫm nữa thì họ sẽ đứng lên bằng gì? Hay sẽ đi một chiếc xe lăn để tiện di chuyển.
Chưa già đã thích nghỉ hưu
Tại sao chưa già đã thích nghĩ hưu, các bạn biết đó ở phương tây người ta chỉ thích nghĩ ngơi, du lịch, mua biệt thư, xe sang,… khi họ đã già. Vì họ cần hưởng thụ cho những đóng góp tuổi trẻ của mình. Còn sinh viên Viêt Nam cũng thế, họ cũng muốn đóng góp nhưng trước hết muốn đóng góp phải thoảng mãn những nhu cầu của họ trước đã.
Tôi là nhà thông thái
Họ luôn thích phô trương những cái biết của mình ra cho thiên hạ nghĩ rằng họ giỏi, để mọi người gặp phải trầm ồ khen: “Wow, anh này học lớp tôi giỏi lắm đấy.” Để làm chi? Đơn giản để mọi người biết rằng họ giỏi nhưng họ không nghĩ rằng những điều họ biết chỉ là một hạt cát giữa sa mạc mênh mông đâu.
Mục tiêu không có nhưng ước mơ rất cao
Họ thường mơ mộng rất cao, trở thành CEO công ty nọ, hay trở thành ca sĩ như Maroon 5, rồi trở thành cầu thủ giỏi nhất thế giới như Ronaldo. Nhưng họ lại không biết xác định từng bước đi cụ thể như thế nào cho mình để đạt được điều đó.
Cuộc đời không đánh thuế giấc mơ nhưng phải mơ sao cho phù hợp để đừng thất vọng. Nói chung chỉ biết nói nhưng lại không biết làm.
Ngại nói lời xin lỗi và tha lỗi
Nếu như người phương tây xem xin lỗi và tha lỗi là quà tặng cho tất cả mọi người thì sinh viên ở Việt Nam không nghĩ thế. Nếu như họ làm gì sai hay người khác làm gì sai với đối với họ, họ sẽ chọn cách trốn tránh, im lặng hay âm thầm trả thù mới hã hê hơn là nói thẳng và tha thứ cho người khác. Cũng như họ rất ngượng ngịu để xin ai đó tha thứ cho mình vì họ nghĩ đó là vô ích.
Mỗi ngày 25 giờ
Trên thế giới tất cả mọi người đều có 24 giờ, nhưng sinh viên Việt Nam thì có tận 25 giờ. Nên họ cứ thông thả không cần gấp giữa cuộc sống vội vàng này. Nếu như có kiểm tra thì gần thi học có sao, nếu như có hẹn thì trễ tí có sao, đi học thì thầy giáo chỉ điểm danh giữa giờ thay vì đầu giờ nên trễ chút có sao đâu. Tóm lại sinh viên Việt Nam có đến 25 giờ thay vì 24 giờ.
Thích bói toán và khen mình là anh hùng
Tôi chắc một điều rằng đa phần các bạn điều thích, đều thích nghe về tương lại của mình như thế nào, chỉ cần biết vậy và không cần làm gì. Nếu muốn làm cha thì cứ vô nhà thờ không ai cấm nhé. Các bạn phải biết rằng những hành động của các bạn ngày hôm nay chính là số mệnh của mình ngày mai. “Nếu đời ném cho tôi một lý do tin vào số phận, thì tôi sẽ ném lại cho đời 1000 lý do để tin vào bản thân mình.”
Tạm kết
Là một sinh viên, tất nhiên tôi không tránh khỏi những điều nói trên. Những lời tôi nói ra là những sự rút ra từ bản thân mình, ai cũng cần phải sửa đổi. Nhưng không phải ai sửa đổi được hết. Bạn muốn thành công, tôi muốn thành công thì chúng ta đều phải trả một giá. Chúng ta phải làm sao để cho xã hội không thể đào thải được mình đó là điều tâm đắc mà tôi muốn nói ở bài viết này.
Featured Image: Wikipedia
Lời mở đầu
Dưới góc nhìn là một sinh viên, tôi nêu ra những nhận thấy của mình nên không thể tránh khỏi những trường hợp chủ quan là điều tất nhiên. Tại sao chúng ta có một xã hội ấn tượng về dân số, theo số liệu 58% người Việt Nam dưới 25 tuổi, đây chính là phân khúc sáng tạo, năng động và cầu tiến của bất cứ xã hội nào. Nhưng tại sao khi những người nước ngoài họ tìm đến đây mua tiềm năng và cơ hội rồi âm thầm bỏ đi. Tôi thích Miura không phải vì cách ông dẫn dắt đội tuyển Việt Nam mà là cách ông chỉ ra những điều tồi tệ mà đa phần những con người Việt Nam đang mắc phải, và bài viết này tôi sẽ chỉ ra những cái đang mắc phải của sinh viên.
Những điểm số biết nói
Trong suy nghĩ của sinh viên Việt Nam, họ luôn nghĩ rằng muốn đánh giá năng lực của người khác thì chỉ cần xem điểm số của họ. Họ luôn nghĩ rằng một người có điểm số cao thì sẽ giỏi. Nhưng họ không biết rằng những câu hỏi trong kỳ thi chỉ đánh giá được khả năng chăm chỉ và ghi nhớ của mình, chứ không hề mang nặng về vấn đề tư duy.
Họ thường hỏi hang điểm số của nhau, để so sánh. Đặc biệt là so sánh mình với ban cán sự. Họ luôn nghĩ rằng ban cán sự là điểm phải cao và học thật giỏi, vì sao? Vì ban cán sự phải giỏi hơn họ thì nói họ mới nghe.
Ai nói gì cũng dạ
Tại sao tôi lại bảo ai nói gì cũng dạ? Sinh viên Việt Nam rất sợ những người lớn hơn mình, họ luôn cho rằng những người lớn hơn họ bao giờ cũng đúng. Khi một anh sinh viên năm trên bảo đảm với họ vấn đề đó là đúng thì họ sẽ tin chắc là đúng, mà chẳng bao giờ ngồi phân tích ra, rằng đó là đúng hay sai.
Nhưng trường hợp này cũng ít, vì đa phần bây giờ mọi người đều có cái tôi cao, cái tôi cao vì họ không biết gì. Họ chỉ biết vâng lời làm theo, đi theo con đường cũ chán òm, còn hơn đi khai phái một con đường mới biết đâu sẽ thú vị hơn.
Năng lực không có mà thích chức vụ cao
Đây không chỉ riêng trường hợp của sinh viên mà đa phần mọi người Việt Nam làm việc trong tập thể đều vậy. Họ chỉ muốn hưởng lợi ích cá nhân thay vì hy sinh cho tập thể.
Họ chỉ muốn được một chức vụ đó, làm mọi thủ đoạn vì chức vụ đó nhưng họ không biết rằng khả năng của họ thì hạn chế. Những người này họ rất biết vâng lời và ứng xử rất tốt, bên cạnh đó còn có một chiêu trò là diềm hàng nhân tài. Họ thích người khác giới thiệu họ rằng, họ là ai, to như thế nào chứ chẳng thích giới thiệu họ không làm được gì.
Nếu cứ mãi suy nghĩ như vậy thì một hệ thống tập thể chẳng bao giờ phát triển được, nếu có phát triển nhưng chẳng bao giờ đột phát một cách tột đỉnh đâu.
Học thuộc là đủ có làm đâu mà sợ
Đa phần mọi người đều có chung một suy nghĩ này, họ chỉ cần biết học thuộc lý thuyết là đủ, là sẽ vận hành được trong thực tế. Nhưng đó là sai lầm, lý thuyết và thực tế hoàn toàn khác xa nhau. Nếu họ cứ nghĩ đọc một quyển đắc nhân tâm mà dễ dàng áp dụng được nó như thế thì họ cứ đọc đi, định làm thánh nhân ở xã hội này, bây giờ khó lắm đấy.
Cũng giống như việc không thích trải nghiệm bằng cách tham gia các hoạt động xã hội, họ bảo rằng đó là lãng phí thời gian. Nhưng thực ra là các bạn đang lãng phí trải nghiệm mà mình có thể làm được khi còn là sinh viên
Thích nói xấu sau lưng người khác
Đây là trường hợp khá phổ biến, nhưng nói xấu như thế nào được chấp nhận và nói xấu như thế nào không được chấp nhận mới là ý chính mà tôi muốn nói ở đây.
Nói xấu được chấp nhận là nói xấu có căn cứ, việc đó có liên quan đến bản thân mình và bạn bè xung quanh, thêm một chuyện hợp nói xấu được chấp nhận mà không liên quan đến bản thân mình và bạn bè xung quanh thì đó là nhiều chuyện chứ không phải nói xấu nữa.
Nói xấu không được chấp nhận là nói xấu, nói không thành có, có 5 thành 10, có 10 thành 20 mặc dù liên quan hay không liên quan. Mục đích nói xấu của họ cũng chỉ để chứng minh rằng mình là người tốt, nhưng họ không nghĩ rằng những hành vi ấy chẳng tốt đẹp đang tự đào thải bản thân mình.
Hành vi xấu cứ nghĩ đó là bình thường
Xếp hàng, xả rác, nói chuyện trong giờ học, giao thông, ngủ trong giờ học… là những hành vi mà đa phần ai là sinh viên cũng đang gặp phải. Ta cứ nghĩ tầng lớp sinh viên là tầng lớp thuộc dạng sang của tri thức Việt Nam thì họ sẽ có những hành vi tốt, nhưng không đâu. Nếu là sinh viên bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những hành vi ấy là chuyện bình thường, và họ nghĩ đó cũng bình thường.
Đấy chính là hình ảnh chung của giới trẻ Viêt Nam, nhưng họ chưa nghĩ tới điều đó. Không lẽ chúng ta phải làm những biện pháp mạnh khi những hành vi này có thể chỉnh sửa được từ ý thức của mỗi cá nhân.
Dựa dẫm quen rồi bỏ ra không được
Tôi rất khâm phục những bạn trẻ ở tỉnh lên thành phố học và những bạn không thích sài tiền gia đình, vì đa phần các bạn rất chịu khó, vừa học vừa làm. Tôi tin những người này sau khi ra đời sẽ có cơ hội thành công rất cao.
Tôi cũng sài tiền gia đình cũng đồng nghĩa với việc tôi dựa dẫm? Không. Vì là một sinh viên tôi cần thời gian để tập trung cho việc học, còn dựa dẫm là sao? Họ luôn tự tin rằng gia đình họ có anh này làm chức X, cậu này làm chức Y, hay bố mẹ họ làm chức Z nên không cần lo sau này như thế nào, bố mẹ sẽ lo hết. Học xong không sợ thất nghiệp đâu mà lo. Nhưng họ không nghĩ đến trường hợp một ngày không còn chỗ dựa dẫm nữa thì họ sẽ đứng lên bằng gì? Hay sẽ đi một chiếc xe lăn để tiện di chuyển.
Chưa già đã thích nghỉ hưu
Tại sao chưa già đã thích nghĩ hưu, các bạn biết đó ở phương tây người ta chỉ thích nghĩ ngơi, du lịch, mua biệt thư, xe sang,… khi họ đã già. Vì họ cần hưởng thụ cho những đóng góp tuổi trẻ của mình. Còn sinh viên Viêt Nam cũng thế, họ cũng muốn đóng góp nhưng trước hết muốn đóng góp phải thoảng mãn những nhu cầu của họ trước đã.
Tôi là nhà thông thái
Họ luôn thích phô trương những cái biết của mình ra cho thiên hạ nghĩ rằng họ giỏi, để mọi người gặp phải trầm ồ khen: “Wow, anh này học lớp tôi giỏi lắm đấy.” Để làm chi? Đơn giản để mọi người biết rằng họ giỏi nhưng họ không nghĩ rằng những điều họ biết chỉ là một hạt cát giữa sa mạc mênh mông đâu.
Mục tiêu không có nhưng ước mơ rất cao
Họ thường mơ mộng rất cao, trở thành CEO công ty nọ, hay trở thành ca sĩ như Maroon 5, rồi trở thành cầu thủ giỏi nhất thế giới như Ronaldo. Nhưng họ lại không biết xác định từng bước đi cụ thể như thế nào cho mình để đạt được điều đó.
Cuộc đời không đánh thuế giấc mơ nhưng phải mơ sao cho phù hợp để đừng thất vọng. Nói chung chỉ biết nói nhưng lại không biết làm.
Ngại nói lời xin lỗi và tha lỗi
Nếu như người phương tây xem xin lỗi và tha lỗi là quà tặng cho tất cả mọi người thì sinh viên ở Việt Nam không nghĩ thế. Nếu như họ làm gì sai hay người khác làm gì sai với đối với họ, họ sẽ chọn cách trốn tránh, im lặng hay âm thầm trả thù mới hã hê hơn là nói thẳng và tha thứ cho người khác. Cũng như họ rất ngượng ngịu để xin ai đó tha thứ cho mình vì họ nghĩ đó là vô ích.
Mỗi ngày 25 giờ
Trên thế giới tất cả mọi người đều có 24 giờ, nhưng sinh viên Việt Nam thì có tận 25 giờ. Nên họ cứ thông thả không cần gấp giữa cuộc sống vội vàng này. Nếu như có kiểm tra thì gần thi học có sao, nếu như có hẹn thì trễ tí có sao, đi học thì thầy giáo chỉ điểm danh giữa giờ thay vì đầu giờ nên trễ chút có sao đâu. Tóm lại sinh viên Việt Nam có đến 25 giờ thay vì 24 giờ.
Thích bói toán và khen mình là anh hùng
Tôi chắc một điều rằng đa phần các bạn điều thích, đều thích nghe về tương lại của mình như thế nào, chỉ cần biết vậy và không cần làm gì. Nếu muốn làm cha thì cứ vô nhà thờ không ai cấm nhé. Các bạn phải biết rằng những hành động của các bạn ngày hôm nay chính là số mệnh của mình ngày mai. “Nếu đời ném cho tôi một lý do tin vào số phận, thì tôi sẽ ném lại cho đời 1000 lý do để tin vào bản thân mình.”
Tạm kết
Là một sinh viên, tất nhiên tôi không tránh khỏi những điều nói trên. Những lời tôi nói ra là những sự rút ra từ bản thân mình, ai cũng cần phải sửa đổi. Nhưng không phải ai sửa đổi được hết. Bạn muốn thành công, tôi muốn thành công thì chúng ta đều phải trả một giá. Chúng ta phải làm sao để cho xã hội không thể đào thải được mình đó là điều tâm đắc mà tôi muốn nói ở bài viết này.