Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vừa ra phúc trình về Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ và kêu gọi trả tự do cho ông.
Bản phúc trình ra hôm thứ Năm 26/05 dài 59 trang mang tựa đề "Việt Nam: Đảng Cộng sản chống Nhà hoạt động luật pháp Cù Huy Hà Vũ" (Vietnam: The Party vs. Legal Activist Cu Huy Ha Vu”).
HRW nhận định việc bỏ tù TS Hà Vũ vì tội tuyên truyền chống nhà nước chỉ làm dấy lên làn sóng đòi tự do cho ông và ông Vũ nhận được "sự ủng hộ rộng rãi trong nhiều bộ phận khác nhau của xã hội Việt Nam".
Ông Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi, "đã trở thành nhân vật được bàn cãi tới nhiều nhờ sức mạnh của mạng internet, hình thành một thách thức nhân quyền chưa từng thấy cho Chính phủ Việt Nam".
Vị tiến sỹ này bị án tù bảy năm trong phiên xử 04/04/2011, và gia đình ông đã nộp đơn xin phúc thẩm nhưng hiện chưa có phản hồi.
Phúc trình của tổ chức nhân quyền phân tích các yếu tố của vụ án được nhiều người cho là mang tính chính trị quan trọng bậc nhất trong nhiều thập niên nay.
Nó cũng lược thuật lại quá trình hoạt động của ông Cù Huy Hà Vũ, các quan điểm, luận chứng và thách thức mà ông đã đưa ra trước hệ thống luật pháp và chính trị ở Việt Nam.
HRW viết: "Uy tín cách mạng của gia đình ông Cù Huy Hà Vũ và gốc gác tinh hoa của bản thân ông đã khiến ông trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng nhất từng đặt câu hỏi công khai về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam".
Vết đen về nhân quyền
Phó giám đốc bộ phận Á châu của HRW Phil Robertson nói việc kết án Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là "một vết đen khác trong hồ sơ nhân quyền vốn đã tồi tệ của Việt Nam và cho thấy rằng chính phủ Hà Nội sẽ làm bất cứ điều gì để dập tắt tiếng nói chỉ trích".
Bản phúc trình mới ra nhắc tới lá đơn kiến nghị đòi trả tự do cho ông Hà Vũ do trang mạng Bauxite Việt Nam khởi xướng, nay đã có hơnn 2.000 chữ ký, bao gồm các nhân vật đủ mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Một số chính phủ nước ngoài như Hoa Kỳ và châu Âu cũng đã bày tỏ quan ngại trước phiên tòa xử ông Vũ, mà HRW nói họ có bằng chứng cho thấy đã có nhiều bất cập.
"Human Rights Watch đã tìm thấy các vi phạm quy trình rõ ràng trong phiên tòa 04/04, vốn kéo dài chưa đầy sáu tiếng đồng hồ."
"Trong khi Tiến sỹ Vũ đấu tranh hoàn toàn thông qua các kênh luật pháp thì chính quyền lại cản trở các nỗ lực của ông trong việc thúc đẩy hệ thống pháp lý của Việt Nam bằng một phiên tòa thiếu vắng thủ tục cần thiết."
Ông Phil Robertson kêu gọi: "Các lãnh đạo Việt Nam cần nghe lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế mà xoay chuyển bản án bất công và trả tự do ngay lập tức cho ông Vũ".
Hiện chính phủ Việt Nam chưa có ý kiến gì về phúc trình của HRW, nhưng trong quá khứ Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần chỉ trích các khuyến cáo của tổ chức này, mà họ gọi là "thiếu thiện chí và thường xuyên có nhận định sai trái về Việt Nam".
--------------
Nguồn: BBC
Bản phúc trình ra hôm thứ Năm 26/05 dài 59 trang mang tựa đề "Việt Nam: Đảng Cộng sản chống Nhà hoạt động luật pháp Cù Huy Hà Vũ" (Vietnam: The Party vs. Legal Activist Cu Huy Ha Vu”).
HRW nhận định việc bỏ tù TS Hà Vũ vì tội tuyên truyền chống nhà nước chỉ làm dấy lên làn sóng đòi tự do cho ông và ông Vũ nhận được "sự ủng hộ rộng rãi trong nhiều bộ phận khác nhau của xã hội Việt Nam".
Ông Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi, "đã trở thành nhân vật được bàn cãi tới nhiều nhờ sức mạnh của mạng internet, hình thành một thách thức nhân quyền chưa từng thấy cho Chính phủ Việt Nam".
Vị tiến sỹ này bị án tù bảy năm trong phiên xử 04/04/2011, và gia đình ông đã nộp đơn xin phúc thẩm nhưng hiện chưa có phản hồi.
Phúc trình của tổ chức nhân quyền phân tích các yếu tố của vụ án được nhiều người cho là mang tính chính trị quan trọng bậc nhất trong nhiều thập niên nay.
Nó cũng lược thuật lại quá trình hoạt động của ông Cù Huy Hà Vũ, các quan điểm, luận chứng và thách thức mà ông đã đưa ra trước hệ thống luật pháp và chính trị ở Việt Nam.
HRW viết: "Uy tín cách mạng của gia đình ông Cù Huy Hà Vũ và gốc gác tinh hoa của bản thân ông đã khiến ông trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng nhất từng đặt câu hỏi công khai về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam".
Vết đen về nhân quyền
Phó giám đốc bộ phận Á châu của HRW Phil Robertson nói việc kết án Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là "một vết đen khác trong hồ sơ nhân quyền vốn đã tồi tệ của Việt Nam và cho thấy rằng chính phủ Hà Nội sẽ làm bất cứ điều gì để dập tắt tiếng nói chỉ trích".
Uy tín cách mạng của gia đình ông Cù Huy Hà Vũ và gốc gác tinh hoa của bản thân ông đã khiến ông trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng nhất từng đặt câu hỏi công khai về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Tuy nhiên, ông Robertson cũng nhận xét rằng trong trường hợp ông Vũ, chính quyền Việt Nam dường như đã không lường trước đầy đủ mức độ sự việc, và rằng dư luận Việt Nam đang bày tỏ sự ủng hộ "chưa từng thấy" đối với ông.
Human Rights Watch
Bản phúc trình mới ra nhắc tới lá đơn kiến nghị đòi trả tự do cho ông Hà Vũ do trang mạng Bauxite Việt Nam khởi xướng, nay đã có hơnn 2.000 chữ ký, bao gồm các nhân vật đủ mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Một số chính phủ nước ngoài như Hoa Kỳ và châu Âu cũng đã bày tỏ quan ngại trước phiên tòa xử ông Vũ, mà HRW nói họ có bằng chứng cho thấy đã có nhiều bất cập.
"Human Rights Watch đã tìm thấy các vi phạm quy trình rõ ràng trong phiên tòa 04/04, vốn kéo dài chưa đầy sáu tiếng đồng hồ."
"Trong khi Tiến sỹ Vũ đấu tranh hoàn toàn thông qua các kênh luật pháp thì chính quyền lại cản trở các nỗ lực của ông trong việc thúc đẩy hệ thống pháp lý của Việt Nam bằng một phiên tòa thiếu vắng thủ tục cần thiết."
Ông Phil Robertson kêu gọi: "Các lãnh đạo Việt Nam cần nghe lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế mà xoay chuyển bản án bất công và trả tự do ngay lập tức cho ông Vũ".
Hiện chính phủ Việt Nam chưa có ý kiến gì về phúc trình của HRW, nhưng trong quá khứ Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần chỉ trích các khuyến cáo của tổ chức này, mà họ gọi là "thiếu thiện chí và thường xuyên có nhận định sai trái về Việt Nam".
--------------
Nguồn: BBC
Thông tin từ anhbasam.info:
Read the Report
ISBN: 1-56432-775-2
Thông cáo báo chí về báo cáo bằng tiếng Anh: http://www.hrw.org/en/news/2011/05/26/vietnam-free-maverick-legal-activist
Thông cáo báo chí về báo cáo bằng tiếng Việt: http://www.hrw.org/en/news/2011/05/26/vi-t-nam-h-y-tr-t-do-cho-nh-ho-t-ng-ph-p-l-c-l-p-v-ch-nh-tr
Chùm ảnh về vụ án Ts. Vũ: http://www.hrw.org/en/features/vietnam-party-vs-legal-activist-cu-huy-ha-vu
Ngoài ra, thông cáo báo chí của chúng tôi cũng đang được dịch sang tiếng Hoa phổ thông và tiếng Nhật (và có thể sẽ được dịch sang cả tiếng Pháp) và sẽ được gửi tới những cơ quan truyền thông và những tổ chức/cá nhân quan tâm đến vấn đề nhân quyền bằng hai thứ tiếng này.
Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền-Human Rights Watch
May 26, 2011Read the Report
ISBN: 1-56432-775-2
Xem toàn bộ bản Báo cáo
- Bấm vào để tải xuống/mở xem tài liệu dài 45 trang (PDF, 1.03 MB)
Mục lục
Thông cáo báo chí về bản Báo cáo- Giới thiệu
- I. Vụ bắt giữ Ts. Cù Huy Hà Vũ
- II. Một nhà hoạt động pháp lý
- III. Một gia đình nhiều nhân vật cách mạng nổi tiếng
- IV.Phản ứng quyết liệt của gia đình và nhóm biện hộ
- V. Vai trò của Internet trong vụ này
- VI.Thông điệp nước đôi: Phản ứng của chính quyền đối với Ts. Vũ
- VII. Phiên tòa ngày 4 tháng Tư
- VIII. Kết luận
- IX. Khuyến nghị
- Lời cảm ơn
- Phụ lục A: Các nhân vật chủ chốt
- Phụ Lục B: Diễn tiến sự kiện theo trình tự thời gian
Báo cáo bằng tiếng Anh: http://www.hrw.org/en/reports/2011/05/26/vietnam-party-vs-legal-activist-cu-huy-ha-vu-0
Bản dịch tiếng Việt: http://www.hrw.org/en/reports/2011/05/26/vi-t-nam-ng-i-u-v-i-nh-ho-t-ng-ph-p-l-c-huy-h-vThông cáo báo chí về báo cáo bằng tiếng Anh: http://www.hrw.org/en/news/2011/05/26/vietnam-free-maverick-legal-activist
Thông cáo báo chí về báo cáo bằng tiếng Việt: http://www.hrw.org/en/news/2011/05/26/vi-t-nam-h-y-tr-t-do-cho-nh-ho-t-ng-ph-p-l-c-l-p-v-ch-nh-tr
Chùm ảnh về vụ án Ts. Vũ: http://www.hrw.org/en/features/vietnam-party-vs-legal-activist-cu-huy-ha-vu
Ngoài ra, thông cáo báo chí của chúng tôi cũng đang được dịch sang tiếng Hoa phổ thông và tiếng Nhật (và có thể sẽ được dịch sang cả tiếng Pháp) và sẽ được gửi tới những cơ quan truyền thông và những tổ chức/cá nhân quan tâm đến vấn đề nhân quyền bằng hai thứ tiếng này.