Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

3.700 liệt sỹ Việt Nam trong mộ tập thể ở Trung Quốc

Không biết chuyện gì, mà sao đêm tôi nằm mơ, cả một lực lượng quân đội Trung Quốc đang đi "đường mòn của Mao" sang tới Tây Nguyên Việt Nam, họ ở đó để cắt đôi Việt Nam và chiếm lĩnh toàn bộ nước Việt. Dĩ nhiên chỉ là chuyện trong mơ, vì ngày nay làm gì có đường mòn của Mao chủ tịch. Họ sẽ đi đàng hoàng bằng đường sắt từ Trung Quốc sang Lào rồi vào VN, gọi là giúp người anh em, chứ làm gì có chuyện đánh đấm như xưa. Làm gì có chuyện như bài báo 3700 người lính Việt Nam chết chỉ trong vòng 17 tiếng đồng hồ khi chiến đấu để lấy lại hai ngọn đồi bị Trung Quốc chiếm đoạt năm 1984. Tuổi trẻ của một lớp người đã hy sinh trong chớp nhoáng để bảo vệ Tổ Quốc thế mà ngày nay không được nhắc đến để chỉ nhắc đến những chuyện khủng bố, ám sát giết người vô tội ở miền Nam trong cuộc nội chiến 36 năm trước, những tay trinh sát khủng bố, ám sát gây bom nổ giết đồng bào thì ngày nay là anh hùng, chứ những người chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc khỏi sự xâm lăng của Trung Quốc thì chẳng còn ai nghe tới tên họ.

Một sự tổn thất quá lớn khiến Việt Nam phải kiêng dè Trung Quốc? Nhưng đâu có nghĩa phải quên lãng những chiến sĩ anh hùng của Việt Nam, sử sách Việt Nam có nhắc đến trận chiến này không?



Tin từ Nhật Bản nói sau một trận đánh cách đây 26 năm, 3.700 lính Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.

Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.

Tài liệu này được một người Việt ở Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng.

Theo tài liệu này, trận tiến công của quân đội Việt Nam nhằm chiếm lại điểm cao Núi Đất, hay Cao điểm 1509, được xem là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu thời kỳ sau này.

Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.

Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.

Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.

Trong khoảng thời gian một vài tháng, Cao điểm 1509 đã lần lượt đổi chủ, cho tới tháng Bảy 1984, khi nó nằm trong tay quân Trung Quốc và Việt Nam tổ chức tấn công để giành lại Núi Đất.

Mộ tập thể

Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.

Thế nhưng kế hoạch của họ đã thất bại do bội phản "từ một sỹ quan quân báo cao cấp".

Trong cuốn sách 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' của ba tác giả Trung Quốc Kim Huy (Jin Hui), Trương Tuệ Sinh (Zhang Hui Sheng) và Trương Vệ Minh (Zhang Wei Ming) cũng có chương nhắc đến Bấm trận Lão Sơn, đăng trên mạng quốc phòng china-defense.com.

Nhiều trang mạng tiếng Hoa và tiếng Việt khác hiện cũng có Bấm tư liệu gồm cả hình ảnh về trận đánh ít được nói tới trên truyền thông chính thức tại Việt Nam.

Núi Đất lúc đó nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang.

Các tài liệu đều nói trận đánh bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài tới 17 tiếng đồng hồ. Dù rất ngoan cường nhưng phía Việt Nam đã phải rút lui, để lại 3.700 xác tử sỹ tại chiến trường.

Thông tin trong cuốn 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' còn nói hai hôm sau đó, tức 14/07/1984, phía Trung Quốc tiêu diệt thêm 60 lính Việt Nam sang thu gom xác liệt sỹ.

Tất cả các xác binh sỹ Việt Nam sau đó được lính binh chủng hóa học của Trung Quốc hỏa thiêu bằng ống phun lửa.

Trên blog của mình, ông Hà Minh Thành, người nói đã tới khu vực Núi Đất/Lão Sơn cuối năm ngoái, viết ông đã được giới thiệu hố chôn tập thể của các bộ đội Việt Nam.

Khu vực này nay đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Chưa biết liệu phía Việt Nam có kế hoạch quy tập con số tử sỹ này hay không.

Thông tin chưa được kiểm chứng mà một người dân địa phương cung cấp cho ông Thành nói một số bộ đội Việt Nam khi bị chôn vẫn còn sống.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"