Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Cộng hay không cộng?

Đọc bài sau có những trích đoạn sau đâm ra ơn ớn, cả nước học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mà trong đó có phần này thì liệu mấy ông đảng viên CSVN có lại chuẩn bị chìm trong bóng tối nếu có cuộc cách mạng nào xẩy ra, hay là chuẩn bị từ bây giờ một cái đảng hậu duệ khác để rồi mai đây vẫn do đảng CSVN (lúc đó có khi đã đổi tên khác cho phù hợp với tình hình chính trị của thế giới) lãnh đạo không nhỉ. Hẳn là mấy nhà chính trị thì biết cả rồi, nhưng dân thì học bài học cũ chắc cũng sẽ vẫn sợ, mà sợ thì họ lại ì ra, đảng nào cũng là đảng của cộng sản cả, thế thì làm cách mạng làm quái gì, để đó cho mấy ông ấy tự làm .. "cách mạng". Thế đấy!

"Để cố chứng tỏ cho thế giới và quốc dân biết mình không có ý muốn bắt chước Lenin hay Stalin của nước Nga cộng sản, Hồ đưa đảng Cộng sản của ông vào hoạt động bí mật mà lại tuyên bố là giải tán, Hồ đang cố chứng minh rằng Việt Minh là một mặt trận đa đảng không có sự can dự của độc tài cộng sản. Đây cũng là bước bắt đầu cho một mưu đồ thâm độc hơn là tìm cách tiêu diệt các đảng chính trị khác với đảng Cộng sản mà đảng Cộng sản không phải chịu trách nhiệm."

"Vào tháng 11-1946 Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc hội: “Tôi xin tuyên bố trước quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới: tôi chỉ có một đảng-đảng Việt Nam”. Tại sao ông Hồ phải tuyên bố như vậy khi ông ta tự nhận mình là thành viên của một đảng không có - Chỉ có dân tộc Việt Nam chứ làm gì có đảng nào tên là đảng Việt Nam - mà lại không nhận mình là cộng sản khi chưa tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản. Khi truyên bố trước Quốc hội như trên, Hồ đã tự thể hiện sự gian trá. Thực tế thì đảng Cộng sản của ông đang thao túng mọi việc kể từ ngày cướp chính quyền của vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim. Lời tuyên bố trên được đưa ra sau khi đảng của ông mới vừa thanh toán xong các đối thủ là các đảng phái chính trị có xu hướng dân tộc tự do, và thủ tiêu cái chính phủ liên hiệp kháng chiến nhiều thành phần. Chỉ có thể hiểu là Hồ Chí Minh luôn muốn giấu đi cái bản chất cộng sản mà ông muốn đặt lên đầu của ba mươi triệu dân Việt lúc bấy giờ. Vậy thì Hồ Chí Minh nghĩ gì về Chủ nghĩa cộng sản, tại sao ông ta phải giấu kín nếu thực sự chế độ cộng sản mà ông thấy ở Nga là tốt đẹp, chỉ có hai cách lý giải: đó là ông ta cho rằng dân trí người Việt còn thấp không thể hiểu nổi cái chủ nghĩa cộng sản mà ông đã lĩnh hội từ các bậc thầy người Nga và thứ hai là ông e sợ sự phản ứng từ chối của người dân Việt Nam đối với chủ thuyết cộng sản mà ông muốn áp đặt lên cái chính phủ non trẻ mà ông mới lập ra. Vậy Hồ Chí Minh có xét xem ý chí và ý muốn của dân tộc Việt Nam không, tất nhiên trong hoàn cảnh phải nhờ vả vào sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản mà cụ thể là nước Nga ông ta phải làm nhiệm vụ của một thành viên cộng sản là truyền bá chủ thuyết và bành trướng lãnh thổ cho thế giới cộng sản, nhưng lúc bấy giờ sự chọn lựa giữa dân tộc và cộng sản chủ nghĩa là hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng Hồ Chí Minh đã không chọn dân tộc."

Dân Việt - Hồ Chí Minh, cộng sản và dân tộc

Tác giả gửi tới Dân Luận

Lịch sử Việt Nam cận đại gắng liền với tên tuổi Hồ Chí Minh, dù yêu kính hay căm ghét nhân vật này thì ông ấy vẫn đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người Việt Nam hiện nay. Đơn giản vì ông ta và đảng của ông ta đã giành được thắng lợi trong các cuộc chiếm chính quyền và các cuộc chiến tranh để hoàn toàn cai trị nhân dân và đất nước Việt Nam. Vậy Hồ Chí Minh là con người thế nào? Ông ấy vì dân tộc Việt Nam hay vì Chủ nghĩa cộng sản hay chỉ vì bản thân ông? Bài này dựa vào sự kiện lịch sử để xem xét các khía cạnh của ông Hồ đối với đất nước, nhân dân Việt Nam; còn việc ông với Chủ nghĩa cộng sản như thế nào là việc riêng của cá nhân ông, chúng ta tôn trọng chính kiến mà ông chọn, chỉ đảng của ông (đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Nga) mới cần biết ông có là người cộng sản chuyên chính hay không.

Lời giải cho câu hỏi Hồ Chí Minh có vì dân tộc Việt Nam hay không, không dễ có câu trả lời rành mạch trong điều kiện bưng bít thông tin hiện nay, những người cộng sản cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh gắng liền dân tộc với Chủ nghĩa cộng sản, nếu điều này đúng thì Hồ Chí Minh đã cố gắng gán ghép một chủ thuyết là cộng sản chủ nghĩa (mà ông cho là đúng đắn) lên dân tộc Việt Nam mà không cần biết dân tộc Việt Nam muốn gì và tương lai sẽ phát triển ra sao trong cộng đồng nhân loại. Đây là giả dụ tư tưởng Hồ Chí Minh đúng như tuyên truyền của những người cộng sản hiện nay, trên thực tế Hồ Chí Minh không viết hay để lại một học thuyết nào mà chỉ làm việc theo chỉ đạo của Quốc tế cộng sản từ Nga. Chúng ta hãy xem lại từng việc qua từng thời gian mà Hồ Chí Minh đã làm với dân tộc Việt Nam để tìm ra lời giải cho câu hỏi trên.

Năm 1930 theo chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh triệu tập các đảng cộng sản ở Việt Nam lúc bấy giờ sang Hương Cảng – Trung Hoa để hợp nhất thành một đảng là Đảng cộng sản Việt Nam. Đến tháng 10-1930 thì đổi tên từ Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương cũng tại Hương Cảng. Từ khi ra đời đảng Cộng sản có tham vọng thâu phục các đảng phái và các phong trào yêu nước khác đang đấu tranh cho độc lập tự chủ của Việt Nam, dĩ nhiên là phải dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của đảng cộng sản. Suốt thời gian khoảng 10 năm từ 1930 đến 1941, các mặt trận của đảng Cộng sản lập ra (Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, rồi Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, rồi lại Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương) không làm được công việc thống nhất và lãnh đạo các đảng phái khác. Hồ Chí Minh bèn thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh thay thế vào tháng 5-1941. Tên gọi này được lấy từ tên gọi của một tổ chức chính trị có đăng ký, công khai chống thực dân Pháp của người Việt Nam thành lập năm 1936 ở Nam Kinh - Trung Hoa bởi Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần và nhiều người khác. Năm tháng sau, tháng 10-1941 Việt Minh mới công bố tuyên ngôn, chương trình, điều lệ, tôn chỉ, mục đích của mình; nói rõ Việt Minh là nhằm liên hiệp các đoàn thể đảng phái ngoài đảng cộng sản vào dưới quỹ đạo đảng Cộng sản. Các cá nhân và đoàn thể tham gia vào Mặt trận Việt Minh phải chịu dưới sự chỉ huy kiểm soát của các đảng viên cộng sản mà gọi là Tổng bộ Việt Minh. Như vậy, đây chỉ là cách thức thay đổi tên gọi cho cùng một mục đích trước đây mà thôi. Tại sao đảng Cộng sản không tìm kiếm một sự hợp tác bình đẳng với các chính đảng yêu nước khác để mưu cầu đại sự cho nước nhà mà phải lập ra Mặt trận Việt Minh rồi kêu gọi các đảng phái khác liên hiệp dưới sự chỉ huy của họ. Việc này cho thấy Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản có ý đồ áp đặt chế độ chuyên chính vô sản mà ông và các đồng chí đã học bên Nga lên trên công cuộc đấu tranh giành độc lập nước nhà. Lịch sử cho chúng ta biết sau hiệp định đình chiến Genève 1954 Mặt trận Việt minh đã bị tan rã nhiều do những người tham gia kháng chiến thấy rõ bản chất cộng sản của tổ chức này, họ đã quay về với quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, các tổ chức yêu nước lớn lúc bấy giờ như Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt cách), Đại Việt Quốc dân đảng (do Trương Tử Anh thành lập), Đại Việt dân chính đảng (do Nguyễn Tường Tam lập), Việt Nam Quốc dân đảng v.v... đã nhìn thấy chân tướng của ông Hồ và Việt Minh cho nên không rơi vào âm mưu của cộng sản như tổ chức Tâm Tâm Xã năm 1925, và đảng Tân Việt năm 1928.

Không lôi kéo được các nhà hoạt động yêu nước và các đảng khác vào Mặt trận Việt Minh, mà lại muốn chứng tỏ là nơi tập hợp được các phong trào kháng thực dân Pháp, đảng Cộng sản đã thành lập đảng Dân Chủ Việt Nam vào tháng 6-1944 và lập tức đưa đảng này gia nhập Việt Minh. Về sau này đảng Cộng sản tiếp tục lập thêm đảng Xã Hội Việt Nam vào tháng 7-1946, rồi cũng đưa vào Mặt trận Việt Minh. Đây quả thật là việc làm gian dối nhằm tô điểm cho Việt Minh, lừa gạt người dân Việt Nam. Cho đến nay, ít người Việt Nam nào biết hai đảng Dân Chủ và Xã Hội Việt Nam này tham gia vào công cuộc kháng chiến như thế nào và sự tồn tại xả hội của nó ra sao. Hơn bốn mươi năm cam chịu dưới sự dẩn dắt của đảng Cộng sản, thực chất hai đảng này chỉ là hai con búp bê tiêu tốn ngân sách tiền của người dân - do đảng Cộng sản cung cấp - mà những việc làm, đóng góp cho xả hội, đất nước chỉ là con số không. (Đến năm 1988 đảng Cộng sản không còn cần hai con búp bê này nữa nên đã ra lệnh giải tán).

Sau cách mạng tháng Tám

Ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đại diện cho Mặt trận Việt Minh, vừa truất phế được vua Bảo Đại, đọc bản tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, trong tuyên ngôn đó, Hồ Chí Minh trích dẩn các đoạn trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 với các từ ngữ và ý nghĩa rõ̉ ràng như: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc. Tức là Hồ Chí Minh đã chọn lựa những quyền cơ bản của con người trong những văn kiện của những nước dân chủ văn minh để khẳng định rằng nhân dân Việt Nam phải được hưởng những quyền lợi làm người như vậy trước thế giới, nhưng khi nắm quyền cai trị ông Hồ và đảng Cộng sản lại áp đặt nền chuyên chính vô sản của Nga lên người dân Việt và đánh tráo các khái niệm được cả nhân loại công nhận thành ra các khái niệm chỉ có ở các chế độ độc tài cộng sản. Hai khái niệm dễ nhận thấy nhất là “quyền tự do” bị đổi thành “tự do trong khuôn khổ” và “quyền dân chủ” thành “dân chủ tập trung”, ý nghĩa các từ ngữ này người Việt Nam đã tranh luận nhiều trên các diển đàn, bài này chỉ xét đến khía cạnh ông Hồ Chí Minh có vì dân tộc Việt mà đem đến các quyền làm người như ông đã hùng hồn tuyên bố hay không. Có thể diển tả thế này: ông đưa ra cho mọi người xem một cục thịt bò và nói rằng thịt bò rất ngon và bổ, nhưng đến bữa ăn ông chỉ dọn cho mọi người ăn toàn rau muống, mọi người thắc mắc thì ông giải thích rằng rau muống còn ngon và bổ hơn thịt bò gấp nhiều lần.

Tin liên quan:


•Vũ Tường - Năm 1948 đánh dấu sự tan rã của liên minh những người cộng sản và phi cộng sản
Tư tưởng Hồ Chí Minh
•Trương Duy Nhất: Quốc hội và phần trăm đại biểu ngoài đảng
Đến tháng 11-1945 Hồ Chí Minh chủ trương giải tán đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng không phải vậy, mà rút vào hoạt động bí mật, để cho Mặt trận Việt minh đảm đương trách nhiệm trước đất nước và toàn dân. Nhưng nay ta rõ rằng Tổng bộ Việt minh chính là những đảng viên đảng Cộng sản Đông Dương, quả thật ông Hồ rất giỏi tài ảo thuật! Vậy mục đích của động thái này là gì? Tại sao Hồ Chí Minh không để cho đảng của ông công khai tranh cử công bằng với các đảng phái chính trị khác và để cho người dân tự do chọn lựa bầu cử các ứng viên mà họ đại diện cho các đảng phái của đất nước, trong khi ông đã lên kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử bầu quốc hội? - Lúc bấy giờ ở Việt Nam có sự hiện diện của nhiều đảng chính trị người Việt lẩn quân đội các nước đồng minh vào giải giới quân Nhật (quân Trung Hoa-Tưởng Giới Thạch ở phía bắc, quân Anh ở phía nam, và có cả quân Pháp quay trở lại), mà Hồ Chí Minh biết rằng nhân dân Việt Nam và quân đồng minh sẽ không ủng hộ đảng Cộng sản của ông một mình nắm chính quyền. Chuyện dể thấy nhất là ngay ở Hà Nội, các tướng Trung Hoa là Lư Hán và Tiêu Văn đã buộc Hồ phải thương lượng với Mặt trận Quốc dân đảng Việt Nam (Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) để lập một chính phủ liên hiệp bao gồm các đảng phái và phải chia ghế trong quốc hội đầu tiên sắp hình thành. Dĩ nhiên là Hồ không thích như vậy, vì nó sẽ ngăn ông ta thực hiện cái gọi là chuyên chế vô sản và nắm quyền toàn trị suốt đời. Để cố chứng tỏ cho thế giới và quốc dân biết mình không có ý muốn bắt chước Lenin hay Stalin của nước Nga cộng sản, Hồ đưa đảng Cộng sản của ông vào hoạt động bí mật mà lại tuyên bố là giải tán, Hồ đang cố chứng minh rằng Việt Minh là một mặt trận đa đảng không có sự can dự của độc tài cộng sản. Đây cũng là bước bắt đầu cho một mưu đồ thâm độc hơn là tìm cách tiêu diệt các đảng chính trị khác với đảng Cộng sản mà đảng Cộng sản không phải chịu trách nhiệm. Lịch sử cũng đã ghi nhận rằng cái Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch đã ký hiệp định sơ bộ mời quân Pháp trở lại Bắc Việt thay thế quân Trung Hoa-Tưởng Giới Thạch (vì quân Tưởng ủng hộ đảng Việt Quốc và Việt Cách), tiếp theo Hồ cố làm ra vẽ dĩ hoà với Pháp để Pháp tiêu diệt các lực lượng chống Pháp của Việt Quốc và Việt Cách, đến cuối cùng Việt Minh chính thức ra tay dọn sạch các thành viên chính phủ và thành viên quốc hội thuộc hai đảng trên, điển hình là Vụ án phố Ôn Như Hầu vào tháng 7 năm 1946. Chúng ta thấy mục đích của Hồ đã đạt được và Hồ chỉ việc lập chính phủ mới mà không phải chia quyền cho ai khác vào tháng 11 năm 1946. Trong thời gian này Hồ nổ lực tìm sự ủng hộ của Chính phủ Pháp qua các cuộc thương lượng ở Đà Lạt và Fontainebleau nhưng không thành công và đến tháng 12 năm 1946 quân Pháp bắt đầu tấn công vào lực lượng Việt Minh buộc Hồ và chính phủ Việt Minh phải ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và rút trở ra căn cứ kháng chiến cũ. Kế hoạch giải tán đảng Cộng sản của Hồ tuy vậy vẩn thu hoạch được nhiều thành công khi có khá đông người dân Việt Nam hưởng ứng theo Việt Minh đi kháng chiến nhưng họ chỉ muốn chống lại giặc ngoại xâm là thực dân Pháp để có nước Việt Nam tự do và dân chủ, họ là những người yêu nước, còn Hồ thì gian xảo lợi dụng lòng yêu nước cho mục đích khác. Những cuộc phản kháng của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bao gồm các nhà văn, trí thức, sinh viên đã từng tham gia kháng chiến là một minh chứng.

Vào tháng 11-1946 Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc hội: “Tôi xin tuyên bố trước quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới: tôi chỉ có một đảng-đảng Việt Nam”. Tại sao ông Hồ phải tuyên bố như vậy khi ông ta tự nhận mình là thành viên của một đảng không có - Chỉ có dân tộc Việt Nam chứ làm gì có đảng nào tên là đảng Việt Nam - mà lại không nhận mình là cộng sản khi chưa tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản. Khi truyên bố trước Quốc hội như trên, Hồ đã tự thể hiện sự gian trá. Thực tế thì đảng Cộng sản của ông đang thao túng mọi việc kể từ ngày cướp chính quyền của vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim. Lời tuyên bố trên được đưa ra sau khi đảng của ông mới vừa thanh toán xong các đối thủ là các đảng phái chính trị có xu hướng dân tộc tự do, và thủ tiêu cái chính phủ liên hiệp kháng chiến nhiều thành phần. Chỉ có thể hiểu là Hồ Chí Minh luôn muốn giấu đi cái bản chất cộng sản mà ông muốn đặt lên đầu của ba mươi triệu dân Việt lúc bấy giờ. Vậy thì Hồ Chí Minh nghĩ gì về Chủ nghĩa cộng sản, tại sao ông ta phải giấu kín nếu thực sự chế độ cộng sản mà ông thấy ở Nga là tốt đẹp, chỉ có hai cách lý giải: đó là ông ta cho rằng dân trí người Việt còn thấp không thể hiểu nổi cái chủ nghĩa cộng sản mà ông đã lĩnh hội từ các bậc thầy người Nga và thứ hai là ông e sợ sự phản ứng từ chối của người dân Việt Nam đối với chủ thuyết cộng sản mà ông muốn áp đặt lên cái chính phủ non trẻ mà ông mới lập ra. Vậy Hồ Chí Minh có xét xem ý chí và ý muốn của dân tộc Việt Nam không, tất nhiên trong hoàn cảnh phải nhờ vả vào sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản mà cụ thể là nước Nga ông ta phải làm nhiệm vụ của một thành viên cộng sản là truyền bá chủ thuyết và bành trướng lãnh thổ cho thế giới cộng sản, nhưng lúc bấy giờ sự chọn lựa giữa dân tộc và cộng sản chủ nghĩa là hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng Hồ Chí Minh đã không chọn dân tộc.

Với bản chất gian trá và được huấn luyện bởi một chủ thuyết dùng bạo lực để tranh đấu, Hồ Chí Minh luôn tìm cách cải biến dân tộc Việt Nam theo cái kiểu “trồng người” (vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người). Ngày nay chắc không cha mẹ nào muốn mình hay con cái mình được trồng như vậy, ai trồng? ai hưởng lợi ích? thì ông Hồ giấu kín. Dân tộc Việt Nam - và cả thế giới - xem mọi công dân luôn cả trẻ em là trung tâm, là chủ nhân của đất nước và phải được hưởng những thành tựu kinh tế xã hội tốt nhất (có thể được) chứ không phải được trồng như những cái cây. Ông quên rằng người Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời, không thể lẫn vào những tín điều hung bạo, trái ngược với lẽ tự nhiên.

Theo cách thức che dấu bản chất của Hồ và có lẽ là đã trở thành bài bản từ các lớp đào tạo bộ cộng sản, chúng ta dễ thấy những người cộng sản luôn né tránh những tên gọi đúng danh của họ - ngay cả khi họ đã giành được chính quyền - Chẳng hạn, nói về chế độ cộng sản thì cụm từ “chính quyền cách mạng” và “chính quyền cộng sản” thì cụm từ “chính quyền cộng sản” chính xác hơn, nhưng họ luôn né tránh tên gọi “chính quyền cộng sản” hoặc một ông cán bộ đảng viên nào đó, mà có ai gọi là “cán bộ cộng sản” thì ông ta sẽ giãy nẩy lên như đĩa phải vôi vậy. Bạn cứ thử xem có phải vậy không.

Mỗi con người có quyền sống và hành động theo lý tưởng của mình, miễn sao mang lại lợi ích và tiến bộ cho cộng đồng xã hội. Mọi lý tưởng đều phải được trân trọng vì dù một lý tưởng có tốt đẹp đến đâu thì cũng còn tuỳ thuộc hoàn cảnh, điều kiện của từng chủ thể, cũng như không thể nói rằng hoa hồng là chúa tể của các loài hoa mà chặt bỏ tàn phá hết các loài hoa khác. Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng vua chúa cũng chỉ một thời và ngôi vị chúa tể luôn luôn thay đổi.

Dân Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"