Hôm nay tình cờ nghe radio Úc phỏng vấn Walter Mason, tác giả viết cuốn sách Destination Saigon. Tôi chưa đọc cuốn sách này nhưng trong cuộc phỏng vấn ông cho biết ông đã đến Việt Nam 11 lần từ Bắc đến tận cuối miền Nam. Ông có những nhận xét tích cực về Việt Nam, ông cũng kể lại là rất khác vào thời "bao cấp" khi mà người ta rất khổ, còn bây giờ ông nói VN thay đổi rất nhanh nhất là ở các thành phố lớn, ông nói chỉ cần 6 tháng trở lại là thấy đã có những công trình xây cất khác rồi. Ông nói hơn 60% người VN là tuổi trẻ sinh sau 75, họ nghe nói hồi đó có chiến tranh nhưng họ không hiểu gì và không cảm thấy liên hệ gì tới cuộc chiến tranh ấy. Và điểm ông nhận xét tài tình khi được hỏi tại sao người ta vẫn dùng chữ Saigon khi nó đã được thay đổi từ 75. Ông nói, người ta nói đi Saigon là đi vào trung tâm thành phố Sàigòn, nơi có những gì đẹp đẽ, còn khi nói đi thành phố Hồ Chí Minh là người ta nói đến vùng ngoại ô, những nơi nghèo đói bẩn thỉu của thành phố, ông nói người Việt phân biệt và phải hiểu họ muốn nói họ đi đâu. Chao ơi, nghe nhận xét của ông người Úc này, đủ thấy sự tinh tế của ông ta khi đã đến VN tới 11 lần. Sàigòn là những gì đẹp đẽ, còn TPHCM là những bẩn thỉu. Ôi, có còn ai dám bảo thành phố mang tên "bác Hồ" đẹp nữa không? Đâu người ta có nghĩ vậy. Ai bảo gán tên ông Hồ vào làm chi để cho dân người ta phân biệt rõ ràng như thế. Đến khổ.
Và cũng nghe radio hôm nay tôi lại được nghe một đoạn giải thích nghĩa "giải phóng" của một giáo sư tên Hồng T. Bà nói từ này dùng như khi người ta nói "giải phóng mặt bằng" tức là khi cần xoá bỏ một khu đất để xây dựng thứ khác, như xoá ngôi trường chẳng hạn, do đó giải phóng là xoá bỏ. Thì ra thế, vậy khi dùng "giải phóng miền Nam" tức là xóa bỏ miền Nam để xây dựng lại một xã hội khác.
Từ lâu nay nghe từ này tôi cứ nghĩ "giải phóng" có nghĩa là "Liberation" chứ có nghĩa là Obsolete, delete đâu. "Giải phóng miền Nam" một mỹ từ nghe đẹp đẽ để cho những người có ảo tưởng đó là một cuộc chiến chống ngoại xâm. Chứ bây giờ họ dùng nghĩa "xoá bỏ" thì liệu ngày ấy có bao nhiêu người miền Nam đứng lên đấu tranh chống "ngoại xâm" nhỉ. Vì chẳng có ai mời người khác đến để "xoá sổ" mình. Tại sao dùng chữ nhập nhằng như thế, sao không dùng "giải toả mặt bằng", hay là khi người nhận giấy tờ cho biết nhà nước sắp sửa "giải phóng mặt bằng" tài sản của mình thì phải hiểu số mệnh mình ra sao, coi như chỉ còn có đống gạch vụn thôi!!! Không hiểu từ ngữ của chính trị cũng khổ lắm đấy, từ năm 1945 tới nay bao nhiêu người (gia đình) ở thành phố bị đẩy lên rừng, vào tù hay ra biển ở ?
Nói ra thì có khi người ta bảo tôi làm mất đoàn kết, mà thực sự tôi nói tiếng Bắc đó nhé. Sau ngày "giải phóng" mấy chục năm trước rõ là không phải "Liberate" mà là "Obsolete" nên mới có vụ người miền Nam bị đẩy ra khỏi thành phố, để người miền Bắc tràn xuống, người ở thành phố thì ra rừng ở và ngược lại. Thật tình thì từ khi đảng CS cầm quyền thì mọi thứ đều bị "xoá sổ" , từ "giải phóng một vùng" chỉ có nghĩa là "giải phóng mặt bằng" cho nên tới bây giờ ngươì dân vẫn vác sổ đi khiếu kiện vì ba cái vụ "giải phóng oan khiên" ấy.
Thêm nữa, nếu ai có Iphone, Ipad, Galaxy, hay các loại smart phone khác khi download Shoutcast hay TuneLn Radio, AOL radio có thể dò tìm "radio, hải ngoại, Việt Nam, Saigon" là có thể tìm được các chương trình radio của VN hay VN ở hải ngoại hay ngay cả những chương trình của nước ngoài dành cho người Á Châu trong đó có Việt Nam. Đó cũng là cách để nghe thêm tin tức về VN từ nước ngoài. Lâu lâu nghe người ta giải thích chữ mới thấy mình dốt quá.
Và cũng nghe radio hôm nay tôi lại được nghe một đoạn giải thích nghĩa "giải phóng" của một giáo sư tên Hồng T. Bà nói từ này dùng như khi người ta nói "giải phóng mặt bằng" tức là khi cần xoá bỏ một khu đất để xây dựng thứ khác, như xoá ngôi trường chẳng hạn, do đó giải phóng là xoá bỏ. Thì ra thế, vậy khi dùng "giải phóng miền Nam" tức là xóa bỏ miền Nam để xây dựng lại một xã hội khác.
Từ lâu nay nghe từ này tôi cứ nghĩ "giải phóng" có nghĩa là "Liberation" chứ có nghĩa là Obsolete, delete đâu. "Giải phóng miền Nam" một mỹ từ nghe đẹp đẽ để cho những người có ảo tưởng đó là một cuộc chiến chống ngoại xâm. Chứ bây giờ họ dùng nghĩa "xoá bỏ" thì liệu ngày ấy có bao nhiêu người miền Nam đứng lên đấu tranh chống "ngoại xâm" nhỉ. Vì chẳng có ai mời người khác đến để "xoá sổ" mình. Tại sao dùng chữ nhập nhằng như thế, sao không dùng "giải toả mặt bằng", hay là khi người nhận giấy tờ cho biết nhà nước sắp sửa "giải phóng mặt bằng" tài sản của mình thì phải hiểu số mệnh mình ra sao, coi như chỉ còn có đống gạch vụn thôi!!! Không hiểu từ ngữ của chính trị cũng khổ lắm đấy, từ năm 1945 tới nay bao nhiêu người (gia đình) ở thành phố bị đẩy lên rừng, vào tù hay ra biển ở ?
Nói ra thì có khi người ta bảo tôi làm mất đoàn kết, mà thực sự tôi nói tiếng Bắc đó nhé. Sau ngày "giải phóng" mấy chục năm trước rõ là không phải "Liberate" mà là "Obsolete" nên mới có vụ người miền Nam bị đẩy ra khỏi thành phố, để người miền Bắc tràn xuống, người ở thành phố thì ra rừng ở và ngược lại. Thật tình thì từ khi đảng CS cầm quyền thì mọi thứ đều bị "xoá sổ" , từ "giải phóng một vùng" chỉ có nghĩa là "giải phóng mặt bằng" cho nên tới bây giờ ngươì dân vẫn vác sổ đi khiếu kiện vì ba cái vụ "giải phóng oan khiên" ấy.
Thêm nữa, nếu ai có Iphone, Ipad, Galaxy, hay các loại smart phone khác khi download Shoutcast hay TuneLn Radio, AOL radio có thể dò tìm "radio, hải ngoại, Việt Nam, Saigon" là có thể tìm được các chương trình radio của VN hay VN ở hải ngoại hay ngay cả những chương trình của nước ngoài dành cho người Á Châu trong đó có Việt Nam. Đó cũng là cách để nghe thêm tin tức về VN từ nước ngoài. Lâu lâu nghe người ta giải thích chữ mới thấy mình dốt quá.