Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

CNN và mẹ Nấm



Tại Thành phố Hồ Chí Minh, không cần phải đi đâu xa là bạn có thể tìm thấy một điểm truy cập Internet thật dễ dàng. Cách đây 10 năm con số những người sử dụng Internet chỉ là 1%, hiện nay con số này đã là 28%. Điều này đã gây trở ngại cho những người lãnh đạo nhà nước Cộng Sản độc đảng.

Ông Phil Robertson, phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu : “Đảng cầm quyền đã quen với việc kiểm soát mọi thứ, nay với sự xuất hiện của Internet thì họ cảm thấy rằng mình đang mất quyền kiểm soát thông tin trong xã hội Việt Nam”.

Khi thử truy cập vào những trang tìm kiếm thông tin về việc bảo vệ Việt Nam trước hiểm hoạ khai thác bauxite và trang chủ của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền, Adrew Stevens, phóng viên của CNN cho biết

Tất cả những trang mạng bất đồng chính kiến đều bị chặn. Tôi không thể truy cập vào trang chủ của Human Rights Watch, ngay cả khi đi từ trang Bings. Điều đáng quan tâm nhất là các bloggers đã bị chính quyền đe doạ. “


Như Quỳnh, một hướng dẫn viên du lịch đồng thời cũng là một blogger là một ví dụ.

Cuối năm ngoái, cô bị bắt giam 10 ngày, vì phản đối chủ trương khai thác bauxite tại Việt Nam và lên tiếng chống đối Trung Quốc.

Quỳnh kể: “Họ đến vào nửa đêm, khoảng 20 người, ở nhà mẹ tôi, và bắt giam tôi khẩn cấp vì cho rằng tôi đã lạm dụng quyền tự do dân chủ”.

Cô bị buộc phải từ bỏ blog, và cô đã chấp thuận khi viết một lá thư từ giã bạn bè. Cô đã từ giã blog, và việc đàn áp vẫn còn được tiếp tục bằng cách từ chối cấp hộ chiếu cho cô.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực ngăn chặn tiếng nói của cô đã bị phản tác dụng “Khi họ thông báo họ không cấp hộ chiếu cho tôi, tôi cảm thấy mình như là tội phạm. Tôi đã viết một entry khác trên blog mình để nói rằng – Tôi đã giã từ mọi thứ, nhưng họ lại không để tôi yên, vì thế, tôi quyết định viết blog trở lại”. Như Quỳnh bật khóc một cách đau khổ khi kể lại cho CNN câu chuyện của mình.

Hiện nay, Như Quỳnh vẫn tiếp tục bị an ninh theo dõi.

Khi đặt câu hỏi với nhà nước Việt Nam về những chuyện đàn áp như trên, chúng tôi nhận được câu trả lời bằng văn bản: Human Rights Watch thường đưa ra “những thông tin sai lệch”, không phản ánh đúng những chính sách và quyền tự do nhân quyền tại Việt Nam.

Sự thật thế nào thì trường hợp của Như Quỳnh là câu trả lời rõ ràng nhất.

Andrew Stevens : Bạn có nghĩ mình là một phụ nữ rất can đảm không?

Ồ không, tôi rất sợ, nhưng, ai sẽ lên tiếng nếu như bạn không nói? – Quỳnh trả lời.

Bảo Nguyên lược dịch

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"