Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Phản động ?

Hôm nọ nhắc tới hai chữ "phản động", hai chữ như một phát súng làm rất nhiều người sinh sống ở VN rất sợ khi bị gán ghép.  Một người dân bình thường chỉ cần có một ý kiến khác với chủ trương chính sách của nhà nước VN, cũng có thể rơi vào tình trạng khốn khó, tù đày, khi bị ghép vào cái "tội phản động". Hôm nay đọc bài của người nào không thấy tên tác giả đăng ở Dân Luận về cuộc tranh luận trong diễn đàn về hai chữ phản động ấy.  Tác giả có những  ý tưởng xem ra "ba phải"có chủ đích (phải đọc ý ở giữa những dòng chữ ấy nhé) nhưng xem ra dễ cho người đọc nhận ra rõ ràng thế nào là phản động ở xã hội VN và cần phải tránh hay tuân thủ, chứ tranh luận như các vị học cao thì phải dành cho một tầng lớp lãnh đạo đất nước sau này thôi:-)

Nôm na "phản động" cũng là phản quốc theo định nghĩa của chính quyền VN hiện nay. Ở xứ khác không có từ này, người ta chỉ nói phản đảng, mà phản đảng không có nghĩa là phản quốc. Dù phản quốc cũng là một tội nhưng không phải dễ dàng ghép tội người ta là phản quốc ở xứ khác, và phản đảng thì chả ăn thua gì tới chuyên đất nước, chả có công an cảnh sát nào quan tâm tới chuyện "phản động, phản đảng" của anh, và cũng chả có chuyện bắt bớ giết người ta, tuy  nhiên nếu anh phản cái đảng "du đãng, Mafia" thì lại khác, mấy đảng đó thì giết người như ngoé để tranh giành quyền lực hay bảo vệ âm mưu đen tối thì họ giết lẫn nhau thế thôi, nhưng mấy cái đảng giết người này cũng chả dùng tới từ phản động.
Thôi bàn loạn tí vậy thôi, phần còn lại để người đọc tự điền vào chỗ trống tại sao VN có từ phản động và cho đó là phản quốc nhé.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"