Ngày thứ Ba nước Mỹ sẽ chứng kiến một cuộc đăng quang đắt giá nhất trong lịch sử cận đại của Mỹ. Ông Barack mở sẽ mở đầu một "triều đại" Obama sau khi ông George W. Bush nói lời tiễn biệt tuần trước, tội nghiệp cho ông Bush, ông nói ông đã làm theo lương tâm của ông, và ông cũng nhận những sai lầm của ông. Ông nói nếu ông có thể quay lại từ đầu ông đã đã làm khác. Cho nên làm tổng thống không có nghĩa là không làm lỗi, và cũng không có nghĩa là có quyền lờ đi lỗi của mình. Chỉ tội cho ông, ông nhận tất cả, dù là không hẳn là lỗi của ông, nhưng là lãnh đạo thì ông phải nhận hết trách nhiệm (mà giới truyền thông vẫn cứ không nương tay cho ông). Điều quân tử của một ông "vua" là như thế. Chúc ông bà cựu tổng thống có những ngày bình an an hưởng tuổi già. Bây giờ dân chúng phải lo mừng ông tổng thống mới, mở đầu một thời đại chứng minh cho thế giới là chỉ có ở nước Mỹ, nơi bạn có thể thực hiện những gì bạn muốn. Ông Obama đã nói sự thắng cử của ông chứng minh, nước Mỹ không phải là màu xanh hay màu đỏ mà là mà là một sự thống nhất. Cũng mong ông được bình an trong bốn năm sắp tới để nước Mỹ có thể chứng minh cho thế giới thế nào là Hiệp Chủng Quốc.
Ngẫm nghĩ lời ông nói, ở một xứ gọi là Hiệp chủng quốc, nơi luôn có những kỳ thị, những cộng đồng tách biệt, nhưng khi đứng trước những giá trị của quốc gia thì họ lại luôn biểu hiện những giá trị nhân bản, mọi người như nhau, hỗ trợ cho nhau, để bảo vệ những quyền lợi cho con người, điều đã được ghi chép trong hiến chương cha ông họ đã ghi ra từ thời lập quốc. Trong khi ờ một nơi khác, nơi có dân tộc là đồng chủng luôn tự hào cho giòng giống Tiên Rồng, với hơn 4000 năm văn hiến, kêu gọi hoà hợp hoà giải, nhưng khi đứng trước vấn đề của quốc gia thì họ bộc lộ bản chất chia rẽ kỳ thị còn hơn bất cứ giống dân nào trên thế giới. (đơn giản một việc nho nhỏ mới đây giữa nhà thơ thôi) .
Làm sao làm thế nào thì lại là những trăn trở của bất cứ người nào còn nghĩ tới hai chữ Việt Nam.
Ngẫm nghĩ lời ông nói, ở một xứ gọi là Hiệp chủng quốc, nơi luôn có những kỳ thị, những cộng đồng tách biệt, nhưng khi đứng trước những giá trị của quốc gia thì họ lại luôn biểu hiện những giá trị nhân bản, mọi người như nhau, hỗ trợ cho nhau, để bảo vệ những quyền lợi cho con người, điều đã được ghi chép trong hiến chương cha ông họ đã ghi ra từ thời lập quốc. Trong khi ờ một nơi khác, nơi có dân tộc là đồng chủng luôn tự hào cho giòng giống Tiên Rồng, với hơn 4000 năm văn hiến, kêu gọi hoà hợp hoà giải, nhưng khi đứng trước vấn đề của quốc gia thì họ bộc lộ bản chất chia rẽ kỳ thị còn hơn bất cứ giống dân nào trên thế giới. (đơn giản một việc nho nhỏ mới đây giữa nhà thơ thôi) .
Làm sao làm thế nào thì lại là những trăn trở của bất cứ người nào còn nghĩ tới hai chữ Việt Nam.