Bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy Budapest về đêm, ở một nơi chủ nghĩa Cộng Sản cũng đã từng làm mưa gió, nhưng có lẽ không có cái màn CCRĐ* nên sau hậu CS, họ đã phục hồi được nét đẹp văn minh của dân tộc họ không mấy khó khăn, còn ở nơi có 4000 năm văn hiến, sau hơn 30 năm phát triển XHCN thì ngay cả văn hoá Hà Thành cũng biến mất luôn, như vụ hội Hoa là một ví dụ điển hình có phải.
*Cải cách ruộng đất
Liên Mạng
Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2009
Thứ Năm, 22 tháng 1, 2009
Thứ Tư, 21 tháng 1, 2009
Đăng quang
Thế là xong hai vị tổng thống cũ và mới bắt tay nhau và chia tay, một hình ảnh văn minh lịch sự, dù vừa xách mé nhau trong các bài diễn văn chăng nữa.
Cả ngày nay ở thủ đô nước Mỹ người ta đứng trong gió lạnh để đón chờ giờ đăng quang của tổng thống Obama, còn nơi tôi ngồi thì tất cả vẫn lặng lẽ như thường, không ai xì xào một điều gì về ngày đăng quang, không ai đổ rượu mừng. Đó là thái độ chính trị của dân nơi đây. Cũng như lời ông Võ Văn Kiệt đã nói về một sự thay đổi chính trị ở VN "có triệu người vui và cũng có triệu người buồn", có lẽ ở đây tôi đóan cũng thế, nhưng chả có ai phải chạy đi đâu, chả có đổ máu, tù tội, cứ 4 hay 8 năm người dân lại thay đổi một đế chế.
Cũng đúng thôi, ngay cả cuộc sống chung của một cặp, người ta cũng nghiên cứu là "seven year itch" có nghĩa là cứ 7 năm là họ bắt đầu chán rồi, họ cần thay đổi "partner" , qua được thời gian đó thì mới hy vọng sống chung lâu dài, mà lâu dài có khi chỉ là sự chịu đựng vì lý do gì đó, chứ có chắc gì xem cuộc sống chung 20 năm là cuộc sống hạnh phúc đâu. Do đó bảo người dân phải sống chung với một triều đại nào quá 8 năm là ép bức người ta quá. Huống chi lại bắt người dân không được lên tiếng và cứ sống dưới sự lãnh (chỉ) đạo của cái đảng "anh hùng" nào đó từ cái ngày họ lập đảng cỡ chừng 6, 70 năm thì không chán cũng mụ người ra mất thôi. Bởi thế, cứ sau 8 năm là người dân xứ Mỹ đã ngán tận cổ rồi, cho nên họ lại đổ ra mừng cho sự thay đổi, và sự thay đổi lần này có một dấu ấn lịch sử quan trọng cho nước Mỹ (có khi cả thế giới), một người da mầu làm tổng thống một cường quốc, cuối tuần rồi nghe tin từ RFI là ông tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang lo ngại ông Obama sẽ làm cho vị thế của Liên Hiệp Âu Châu (mà chính xác là của ông) giảm đi trên chính trường quốc tế.
Cuối ngày thì tôi chỉ còn nghe thấy đâu đâu họ cũng kêu tên ông Obama trong TV, Radio. Nào là Obama dance, Obama hat, Obama hamburger, Obama sauce vv... vv.
Vì thế bây giờ tôi cũng có Obama dinner (cá kho với cải luộc) bởi vì Obama stock đã rớt 332.13 điểm hôm nay, ngày mai Obama lunch chắc chỉ còn có rau sống. Phải bỏ Obama điểm tâm để giúp cho Obamanation chứ biết sao giờ, ông khuyên mọi người phải giúp một viên gạch (ý ông chắc là nói Obama brick :-))
Cả ngày nay ở thủ đô nước Mỹ người ta đứng trong gió lạnh để đón chờ giờ đăng quang của tổng thống Obama, còn nơi tôi ngồi thì tất cả vẫn lặng lẽ như thường, không ai xì xào một điều gì về ngày đăng quang, không ai đổ rượu mừng. Đó là thái độ chính trị của dân nơi đây. Cũng như lời ông Võ Văn Kiệt đã nói về một sự thay đổi chính trị ở VN "có triệu người vui và cũng có triệu người buồn", có lẽ ở đây tôi đóan cũng thế, nhưng chả có ai phải chạy đi đâu, chả có đổ máu, tù tội, cứ 4 hay 8 năm người dân lại thay đổi một đế chế.
Cũng đúng thôi, ngay cả cuộc sống chung của một cặp, người ta cũng nghiên cứu là "seven year itch" có nghĩa là cứ 7 năm là họ bắt đầu chán rồi, họ cần thay đổi "partner" , qua được thời gian đó thì mới hy vọng sống chung lâu dài, mà lâu dài có khi chỉ là sự chịu đựng vì lý do gì đó, chứ có chắc gì xem cuộc sống chung 20 năm là cuộc sống hạnh phúc đâu. Do đó bảo người dân phải sống chung với một triều đại nào quá 8 năm là ép bức người ta quá. Huống chi lại bắt người dân không được lên tiếng và cứ sống dưới sự lãnh (chỉ) đạo của cái đảng "anh hùng" nào đó từ cái ngày họ lập đảng cỡ chừng 6, 70 năm thì không chán cũng mụ người ra mất thôi. Bởi thế, cứ sau 8 năm là người dân xứ Mỹ đã ngán tận cổ rồi, cho nên họ lại đổ ra mừng cho sự thay đổi, và sự thay đổi lần này có một dấu ấn lịch sử quan trọng cho nước Mỹ (có khi cả thế giới), một người da mầu làm tổng thống một cường quốc, cuối tuần rồi nghe tin từ RFI là ông tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang lo ngại ông Obama sẽ làm cho vị thế của Liên Hiệp Âu Châu (mà chính xác là của ông) giảm đi trên chính trường quốc tế.
Cuối ngày thì tôi chỉ còn nghe thấy đâu đâu họ cũng kêu tên ông Obama trong TV, Radio. Nào là Obama dance, Obama hat, Obama hamburger, Obama sauce vv... vv.
Vì thế bây giờ tôi cũng có Obama dinner (cá kho với cải luộc) bởi vì Obama stock đã rớt 332.13 điểm hôm nay, ngày mai Obama lunch chắc chỉ còn có rau sống. Phải bỏ Obama điểm tâm để giúp cho Obamanation chứ biết sao giờ, ông khuyên mọi người phải giúp một viên gạch (ý ông chắc là nói Obama brick :-))
Thứ Ba, 20 tháng 1, 2009
Nhầm lẫn tiền hay giấy in
“...Trao đổi với Thanh Niên chiều 17.1, ông Vũ Văn Ninh - Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết đã có sự nhầm lẫn về việc thu thuế VAT 10% đối với việc nhập khẩu USD tiền mặt. Cơ quan hải quan đã nhầm lẫn việc đánh thuế VAT 10% đối với giấy in tiền thành ngoại tệ tiền mặt (cùng là giấy)".
Đọc cái tin của BBC nhà nước VN sẽ đánh thuế tiền gửi vể VN, nghĩ bụng kỳ này hải ngoại khỏi cần vận động ai đừng gửi tiền vào tháng Tư, họ cũng sẽ tự nhiên khỏi gửi từ tháng Giêng luôn. Nhà nước ở đó tha hồ mà ... thâu thuế.
Có lẽ vì thấy được tình hình ai ra cái lệnh vớ vẩn ấy sẽ làm thiệt hại chuyện kinh tài của nhà nước, cho nên mới có chuyện lầm lẫn linh tinh kiểu này, chả lẽ tiếng Việt không trong sáng, hay là cả một Bộ tài chính, không có ai viết nổi một cái công văn cho rõ ràng minh bạch, và những người đọc văn bản toàn là những người không có suy nghĩ đặt vấn đề "sao lại đánh thuế" hay " có thật thế không" hay "viết cái gì thế này" , bao nhiêu người ký mà toàn là những người...mù "tư duy" cả sao. Bình thường chính phủ có thông tư nghị định gì gửi xuống, cơ quan thi hành họ còn ngâm cả tháng trời chờ có văn bản giải thích phải thực thi ra sao cơ mà, giống như trên bảo là cho Tự do tôn giáo, dưới không thi hành bảo còn chờ cấp trên ... chỉ cách làm như thế nào. Sao trong việc này ngày 15/1 đọc công văn Hải quan thi hành nhanh chóng, ngày 17/1 thì Bộ bảo họ đọc nhầm chuyện "giấy in tiền thành ngoại tệ tiền mặt". Nội đọc cái câu đính chính này tôi cũng thấy khó hiểu quá, chả lẽ giấy ở đâu mà họ in lắm tiền ngoại thế, in tiền giả à. Ai biết tiếng Việt chỉ thêm, chịu thua.
"Cơ quan hải quan đã nhầm lẫn việc đánh thuế VAT 10% đối với giấy in tiền thay vì ngoại tệ tiền mặt (cùng là giấy)"
Viết thế có phải là người khờ như tôi mới hiểu là họ lầm cái gì chứ.
Nhưng tóm lại đánh thuế thì khỏi gửi, đơn giản thế thôi, thân nhân đói thì tính ... sau.
hi hi, mới tìm ra cái thông tư này của công ty kiều hối, đâu phải Hải quan hiểu nhầm, chính công ty Kiều hối cũng hiểu là Bộ tài chính muốn "thuế suất nhập khẩu áp dụng cho loại tiền tệ bằng giấy là 10% ", ôi tiếng Việt thay đổi theo mỗi thông tư, nghị định.
Nếu câu nói của ông Phạm Qùynh "Tiếng Việt còn, nước Việt còn" đúng, thì nước ta... sắp mất, vì tiếng Việt bây giờ chẳng (ai) hiểu nhau.
Đọc cái tin của BBC nhà nước VN sẽ đánh thuế tiền gửi vể VN, nghĩ bụng kỳ này hải ngoại khỏi cần vận động ai đừng gửi tiền vào tháng Tư, họ cũng sẽ tự nhiên khỏi gửi từ tháng Giêng luôn. Nhà nước ở đó tha hồ mà ... thâu thuế.
Có lẽ vì thấy được tình hình ai ra cái lệnh vớ vẩn ấy sẽ làm thiệt hại chuyện kinh tài của nhà nước, cho nên mới có chuyện lầm lẫn linh tinh kiểu này, chả lẽ tiếng Việt không trong sáng, hay là cả một Bộ tài chính, không có ai viết nổi một cái công văn cho rõ ràng minh bạch, và những người đọc văn bản toàn là những người không có suy nghĩ đặt vấn đề "sao lại đánh thuế" hay " có thật thế không" hay "viết cái gì thế này" , bao nhiêu người ký mà toàn là những người...mù "tư duy" cả sao. Bình thường chính phủ có thông tư nghị định gì gửi xuống, cơ quan thi hành họ còn ngâm cả tháng trời chờ có văn bản giải thích phải thực thi ra sao cơ mà, giống như trên bảo là cho Tự do tôn giáo, dưới không thi hành bảo còn chờ cấp trên ... chỉ cách làm như thế nào. Sao trong việc này ngày 15/1 đọc công văn Hải quan thi hành nhanh chóng, ngày 17/1 thì Bộ bảo họ đọc nhầm chuyện "giấy in tiền thành ngoại tệ tiền mặt". Nội đọc cái câu đính chính này tôi cũng thấy khó hiểu quá, chả lẽ giấy ở đâu mà họ in lắm tiền ngoại thế, in tiền giả à. Ai biết tiếng Việt chỉ thêm, chịu thua.
"Cơ quan hải quan đã nhầm lẫn việc đánh thuế VAT 10% đối với giấy in tiền thay vì ngoại tệ tiền mặt (cùng là giấy)"
Viết thế có phải là người khờ như tôi mới hiểu là họ lầm cái gì chứ.
Nhưng tóm lại đánh thuế thì khỏi gửi, đơn giản thế thôi, thân nhân đói thì tính ... sau.
hi hi, mới tìm ra cái thông tư này của công ty kiều hối, đâu phải Hải quan hiểu nhầm, chính công ty Kiều hối cũng hiểu là Bộ tài chính muốn "thuế suất nhập khẩu áp dụng cho loại tiền tệ bằng giấy là 10% ", ôi tiếng Việt thay đổi theo mỗi thông tư, nghị định.
Nếu câu nói của ông Phạm Qùynh "Tiếng Việt còn, nước Việt còn" đúng, thì nước ta... sắp mất, vì tiếng Việt bây giờ chẳng (ai) hiểu nhau.
Máy và Người
The effort of using machines to mimic the human mind has always struck me as rather silly: I’d rather use them to mimic something better.
Edsger W. Dijkstra
Sự cố gắng dùng máy móc để bắt chước trí tuệ con người luôn luôn khiến tôi thấy hơi ngớ ngẩn: Thà tôi dùng nó để bắt chước điều gì tốt hơn.
Tình cờ đọc được câu trên, nên chuyển ngữ vớ vẩn không biết có đúng ý tác giả không :-)
Thứ Hai, 19 tháng 1, 2009
Nước người và nước ta
Ngày thứ Ba nước Mỹ sẽ chứng kiến một cuộc đăng quang đắt giá nhất trong lịch sử cận đại của Mỹ. Ông Barack mở sẽ mở đầu một "triều đại" Obama sau khi ông George W. Bush nói lời tiễn biệt tuần trước, tội nghiệp cho ông Bush, ông nói ông đã làm theo lương tâm của ông, và ông cũng nhận những sai lầm của ông. Ông nói nếu ông có thể quay lại từ đầu ông đã đã làm khác. Cho nên làm tổng thống không có nghĩa là không làm lỗi, và cũng không có nghĩa là có quyền lờ đi lỗi của mình. Chỉ tội cho ông, ông nhận tất cả, dù là không hẳn là lỗi của ông, nhưng là lãnh đạo thì ông phải nhận hết trách nhiệm (mà giới truyền thông vẫn cứ không nương tay cho ông). Điều quân tử của một ông "vua" là như thế. Chúc ông bà cựu tổng thống có những ngày bình an an hưởng tuổi già. Bây giờ dân chúng phải lo mừng ông tổng thống mới, mở đầu một thời đại chứng minh cho thế giới là chỉ có ở nước Mỹ, nơi bạn có thể thực hiện những gì bạn muốn. Ông Obama đã nói sự thắng cử của ông chứng minh, nước Mỹ không phải là màu xanh hay màu đỏ mà là mà là một sự thống nhất. Cũng mong ông được bình an trong bốn năm sắp tới để nước Mỹ có thể chứng minh cho thế giới thế nào là Hiệp Chủng Quốc.
Ngẫm nghĩ lời ông nói, ở một xứ gọi là Hiệp chủng quốc, nơi luôn có những kỳ thị, những cộng đồng tách biệt, nhưng khi đứng trước những giá trị của quốc gia thì họ lại luôn biểu hiện những giá trị nhân bản, mọi người như nhau, hỗ trợ cho nhau, để bảo vệ những quyền lợi cho con người, điều đã được ghi chép trong hiến chương cha ông họ đã ghi ra từ thời lập quốc. Trong khi ờ một nơi khác, nơi có dân tộc là đồng chủng luôn tự hào cho giòng giống Tiên Rồng, với hơn 4000 năm văn hiến, kêu gọi hoà hợp hoà giải, nhưng khi đứng trước vấn đề của quốc gia thì họ bộc lộ bản chất chia rẽ kỳ thị còn hơn bất cứ giống dân nào trên thế giới. (đơn giản một việc nho nhỏ mới đây giữa nhà thơ thôi) .
Làm sao làm thế nào thì lại là những trăn trở của bất cứ người nào còn nghĩ tới hai chữ Việt Nam.
Ngẫm nghĩ lời ông nói, ở một xứ gọi là Hiệp chủng quốc, nơi luôn có những kỳ thị, những cộng đồng tách biệt, nhưng khi đứng trước những giá trị của quốc gia thì họ lại luôn biểu hiện những giá trị nhân bản, mọi người như nhau, hỗ trợ cho nhau, để bảo vệ những quyền lợi cho con người, điều đã được ghi chép trong hiến chương cha ông họ đã ghi ra từ thời lập quốc. Trong khi ờ một nơi khác, nơi có dân tộc là đồng chủng luôn tự hào cho giòng giống Tiên Rồng, với hơn 4000 năm văn hiến, kêu gọi hoà hợp hoà giải, nhưng khi đứng trước vấn đề của quốc gia thì họ bộc lộ bản chất chia rẽ kỳ thị còn hơn bất cứ giống dân nào trên thế giới. (đơn giản một việc nho nhỏ mới đây giữa nhà thơ thôi) .
Làm sao làm thế nào thì lại là những trăn trở của bất cứ người nào còn nghĩ tới hai chữ Việt Nam.
Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2009
Tôn Nữ Thị Ninh
Phần 1
Bà cũng biết là tiếng nói của truyền thông có ảnh hưởng mạnh, nhất là trong việc phơi bày ra những vụ tham nhũng mà cơ quan tư pháp hay cơ quan chống tham nhũng không làm được.
Phần 2
Bà cho rằng thời buổi này sự liên hệ hai nước tốt đẹp nhất từ thời xưa tới nay.
Bà so sánh những lý do VN phải cư xử hoà hợp với TQ cũng như Mỹ và Mễ. Bà thú nhận rằng có nhiều vấn đề, nhưng giải quyết ra sao thì không thấy đề cập. Bà nói Mỹ còn không dám chống TQ (hiểu ngầm là TQ có lấy gì của VN thì cứ ... chịu thôi)
Phần 3
Bà trả lời câu hỏi tại sao VN chỉ có một đảng bằng câu hỏi tại sao Mỹ chỉ có hai đảng. Bà cho là đó là vấn để văn hoá của mỗi nước. (cho nên "văn hoá" VN có lẽ là "thờ phượng" một triều đại, do đó cứ thế mà chờ khi nào triều đại hết ngưòi nối dõi thì tính sau nhé)
Phần 4
Bà cho là lãnh đạo đảng rất sáng suốt, họ thay đổi tư duy từ trước khi Sô Viết sụp đổ cơ đấy ( chứ không phải cả dân lẫn đảng sắp chết hết cả nơi thời ấy, chả có việc gì làm không có gì ăn, ngồi gãi ghẻ với nhau mà bà thì ở Angola, nên bà đâu có hay)
Nói tóm lại bà Ninh là một thuyết khách, bà là một chính trị gia giỏi ngụy biện cho tập đoàn đảng CSVN, và có lẽ bà nói tiếng Anh và Pháp còn hay hơn tiếng Việt đấy (vì tiếng Việt thì khó ai tin bà). Kudos to her.
Gloomy Sunday
English (OST)
Sunday is gloomy
My hours are slumberless
Dearest the shadows
I live with are numberless
Little white flowers
Will never awaken you
Not where the black coach
Of sorrow has taken you
Angels have no thought
Of ever returning you
Would they be angry
If I thought of joining you
Gloomy Sunday
Sunday is gloomy
With shadows I spend it all
My heart and I have decided
To end it all
Soon there'll be flowers and prayers
That are said I know
But let them not weep
Let them know
That I'm glad to go
Death is no dream
For in death I'm caressing you
With the last breath of my soul
I'll be blessing you
Gloomy Sunday
Dreaming
I was only dreaming
I wake and I find you asleep
In the deep of my heart dear
Darling I hope
That my dream never haunted you
My heart is telling you
How much I wanted you
Gloomy Sunday
Gloomy Sunday
Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2009
Thế nào là người Việt ?
" Người Việt là người mà sống và lớn lên dưới sự dạy dỗ của 1 gia đình người Việt, điều nay được đảm bảo qua những yếu tố sau:
1. Ngôn ngữ là tiếng Việt
2. Nếp sống cũng như văn hóa của người Việt
3. Qua đó cách suy nghỉ, tư duy của người Việt
Còn về tên tuổi , ngoại hình không phải là yếu tố quyết định.
Còn về tên tuổi , ngoại hình không phải là yếu tố quyết định.
Về trường hợp của Philipp Rösler thì đó không thể coi là người việt được nữa. Anh ta chỉ có cái hình dáng của người Việt mà thôi, còn mọi suy nghĩ ,tư duy cho đến phong cách thì đều Đức cả vì từ khi ý thức được thế giới đến bây giờ anh ta hoàn toàn tiếp thu sự giáo duc của cha mẹ nuôi người Đức. Đối với Philipp Việt Nam không phải là quê hương, mà chỉ là nơi sinh ra cậu bé mồ côi ngày nào."
Sáng đọc cái post trên từ một diễn đàn xì xào chuyện ai là người Việt, gốc Việt vv....vv. Đọc qua đọc lại thì người Việt Nam vẫn có tính trọng bằng cấp, quan tước chứ không phải con người... tốt. Có lần ai đó bảo ra đường gặp người Việt ở xứ lạ muốn chào mà họ cứ phớt tỉnh không cười, đù biết tình đồng chủng cao cỡ nào. Thí dụ như chuyện cô gái gốc Việt con nuôi Việt Nam, trong gia đình nông nghiệp ở tỉnh St -Hyacinthe-Bagot, tại Quebec, Canada 2007 được chọn làm đại biểu tại Ottawa, Canada, của đảng Bloc Quebecois, tại hội viện Liên Bang của nước Canada, thì có thấy báo nào trong và ngoài nước đăng tin đâu, chỉ vì màu da của cô? Hay vì cái gì? Cái tên của cô còn mang chữ Việt rành rành ra đấy, có nào như tên ông Philipp Rösler, thì lại nhận "vơ" vào ông là người Việt (lỡ ông cáu ông không nhận thì có quê không).
Bây giờ ngược lại những tiêu chuẩn trên
- Một đứa bé Mỹ sinh ở VN, đi học nói tiếng Việt, suy nghĩ tư duy như người Việt, (hình như đã có chuyện này xẩy ra cách nay hơn thập niên, cho một cậu bé tóc vàng nói tiếng Quảng Nam), thế thì nó là người gì? Nó có là người Việt hay là người Việt gốc Mỹ? Nó không có cha mẹ Việt thì làm sao là người Việt gốc Mỹ, có thể theo luật công dân thì sinh tại VN thì nó "thưà hưởng" quyền công dân VN đấy.
- Một đứa bé sinh ở VN, nhưng lớn lên ở nước ngoài, không nói tiếng Việt hay chỉ tí ti, tư duy không là Việt, nếp sống văn hoá ở nhà với bố mẹ* có thể là văn hoá Việt, nhưng nó sống riêng thì nó không là Việt.
- Một đứa trẻ sinh ở nước ngoài không có tư duy VN, chỉ có tí nếp sống Việt ở nhà với bố mẹ hay cũng không có nốt*.
Vậy thì chúng là người gì? Gốc thì có gốc đấy nhưng chỉ có mỗi cái thằng bé Mỹ kia mới có tâm hồn Việt, còn hai bé gốc Việt kia thì lại có khi chỉ biết có tô phở Việt mà thôi. Cho nên không biết vì đâu, vì ai mà người Việt lại khổ sở thế, phải chia ra ngọn ngành gốc tích để phân biệt, bàn cãi đến mệt cả đầu. Hay là cứ cho ngắn gọn, ai ăn được phở thì là người VN hết, khỏi mắc tính kỳ thị, khỏi làm cho tủi lòng những người không có bằng cấp ra đường toe miệng cười với đồng hương lại không được chào lại. Buồn chết.
*(bởi không chắc biết thế nào là dậy dỗ của gia đình người Việt có bảo đảm tính Việt).
Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2009
Philipp Rösler
Năm mới tin tức trong và ngoài nước rộn ràng đăng tin những người Việt đắc cử vào dòng chính ở các xã hội họ sinh sống hay các tiến sĩ trẻ tuổi tài cao của VN mà cha mẹ họ là những người lưu vong từ 1/4 thế kỷ trước. Nhưng chỉ mỗi cái tin và phân tích của chị TPT về ông Philipp Rösler là có tính thời đại nhất đối với tình hình trí thức VN. Chả biết ông Bộ trưởng kinh tế của bang Niedersachsen, ông có giúp gì cho nước VN (remain to be seen), chứ tôi thấy ông rõ ràng là ông Đức, thì làm sao "chịu nổi" với chế độ lờ mờ của VN một khi ông đã hiểu thế nào là chính trị trong một xã hội tự do dân chủ như thế. Nhưng người ta làm quan thì mình bắt quàng làm họ cho vui, không hiểu tiếng Đức có câu nào tương tự (?)
Vì Ai
Bây giờ nghĩ lại, giật cả mình khi đọc xong bài Tu nghiệp sinh ở Nhật, nếu ngày ấy không cản cô em có ý cho cậu cháu sang Nhật... lao động, thì ngày nay chắc phải hì hục nộp tiền cứu cháu mất thôi. May quá, ngày ấy cũng còn sáng suốt không tin vào chính sách gửi người ra nước ngoài của nhà nước. Chỉ tội cho những người nghèo khổ tin vào sự lãnh đạo của ai đó cho nên ra nước ngoài thì họ lâm vào những cảnh không...trộm thì cũng trồng cỏ. Mà nói thế thì cũng oan cho người nghèo quá phải không? Đâu phải ai nghèo cũng sinh đạo tặc, tin tức cho thấy cả người giàu ở bộ ngoại giao cũng làm mất danh dự quốc gia nữa là, đó là kết quả trồng người của một chế độ (không thể đổ thừa cho tàn dư phong kiến, thực dân, đế quốc gì chăng nữa, vì tất cả đã chết cả hơn 1/4 thế kỷ rồi).
Thứ Năm, 15 tháng 1, 2009
Chuyện cái cột
Tờ mờ sáng hôm nay lại là buổi sáng vui, vì tôi cảm thấy thế nào là sức mạnh của người dân trong một đất nước tự do dân chủ. Số là cuối tuần trước, chúng tôi, những người đi xe bus đi làm, được tin là quận kết hợp với sở giao thông, người mướn xe bus cho chúng tôi đi, đã quyết định dời cái bus stop của chúng tôi đi xa hơn môt block (chưa tới hai block), không rõ đã hơn 500 bước chưa nữa, cắm gần một cái miếng đất vắng vẻ, tối tăm. Và buổi chiều chúng tôi lại phải cuốc bộ qua 5 cái đèn xanh đỏ đến chỗ đậu xe của chúng tôi, diễn tả thế cho có vẻ, chứ thực ra 5 cái đèn chẳng qua quẹo trái xong lại quẹo phải. Nhưng chúng tôi không ưa, vì nó không an toàn cho chúng tôi. Ở đâu không biết chứ ở cái xứ sở, xe đi nhiều hơn người đi bộ, tự nhiên có đoàn người từ xe bus xuống rồi dắt nhau băng qua đường hết trái, rồi lại phải, rồi lại trái, rồi lại phải, xem có ngứa mắt người ngồi trong xe không? Lỡ họ đạp ga mạnh một tí thì có tai hoạ không?
Do thế mà chúng tôi phải viết một lá thư kiến nghị gửi cho quận hạt yêu cầu họ giải quyết. Không thấy họ làm gì, thế là ba chúng tôi, ba người phụ nữ (lúc nào cũng như là ba "nàng" ngự lâm pháo thủ) viết hàng loạt email gửi cho nghị viên thị xã, cho sở giao thông, cc cả cho hội đồng thành phố và doạ sẽ đưa lên mặt báo, nếu họ không cho ngay người xuống đứng vào lúc tờ mờ sáng xem thử họ nghĩ thế nào, lại bắt chúng tôi đứng giữa trời tối (thêm những chi tiết là chúng tôi đều nhỏ con nếu gặp chuyện không may thì ai trả tiền bồi thường y tế cho chúng tôi). Nghĩa là vừa đàm vưà doạ mấy ông hội đồng thành phố, giám đôc sở giao thông thành phố. Vừa khen mấy ông đã trả lời email của chúng tôi, lại còn cho cả số phone để chúng tôi tiếp chuyện trực tiếp (thế mả chúng tôi có thèm gọi đâu), vừa "mắng" các ông làm ăn cẩu thả tắc trách không chịu hỏi ý dân trước khi quyết định vớ vẩn như thế.
Thế là chỉ trong hai ngày, hôm nay sáng sớm đã thấy một ông nghị thành phố và một ông phó giám đốc sở giao thông đặt cái bàn với café Starbuck và Donut từ tờ mờ sáng, chờ chúng tôi đến để tay bắt mặt mừng, xin lỗi xin phải, hứa là sẽ giải quyết, mấy ông nhìn trời tối om và đồng ý là quyết định đặt cái cột "bus stop" ở đây là sai lầm, mấy ông cũng đã ngồi nhìn chúng tôi chiều hôm qua dắt nhau băng qua đường.... rất là nguy hiểm. Có thế chứ, chỉ vì cái bảng "bus stop" cắm nhầm chỗ khiến cho ba chục mạng người nổi giận mà mấy ông công bộc cho dân phải rối rít tít mù thức dậy sớm đứng co ro với dân, thể hiện tình quan dân cá nước, xem sự tình để giải quyết những... bức xúc (bất bình) ngay lập tức.
Vì thế bước lên xe bus sáng nay (với lời chào cám ơn nồng nhiệt của mấy ông quan) tôi cảm thấy yêu cái đất nước này, dù tôi có lẽ cũng chả bao giờ gọi nó là quê hương tôi được. Tôi nghĩ tới ở một nơi khác gọi là quê hương đó, bao giờ người dân có thể biểu lộ được sức mạnh của họ. Bao giờ những người làm công bộc ghi rõ email, phone cho người dân có thể thông tin tới họ một cách thẳng thắn, xử sự với nhau một cách có văn hoá và rõ ràng. Bao giờ người dân biết rõ ràng cái cột mốc biên giới cắm ở chỗ nào, họ có thể thư "kiện" nhà nước cắm sai chỗ không?
Nghĩ xứ người với cái cột bus và nước ta với cái cột biên giới mà ngậm ngùi.
Tự nhiên tôi nghĩ biết đâu ngày nào tôi về hưu, không bắt chước chị ra ứng cử phục vụ dân được vì cái tính thích đi chơi (hay đi tu), thì cũng làm những việc giúp người khác được như thường, cứ viết thư "mắng mỏ" mấy ông nghị viên làm ăn tắc trách, giúp dân. Dân lại có café, bánh để ăn, hay lúc đó mấy ông nghị thấy thư tôi thì bảo nhau bấm... delete.
Thứ Tư, 14 tháng 1, 2009
Nha Trang (ngày về)
Hôm rồi đọc ở đâu thanh niên sinh viên trẻ vùng Chicago kêu gọi không đi du lịch VN vào tháng Tư 09 để giảm kiều hối vào VN. Tôi không có ý kiến (bởi kêu thì kêu chứ thiên hạ vẫn ùn ùn đi về theo tiếng gọi của em (nhí) quê hương như thường), chỉ thấy thời buổi kiệm ước không đi đâu được, nên du lịch bằng mắt qua hình ảnh Nha Trang ngày nay vậy.
Tên ông Obama
Hôm qua nghe radio nói về những chữ mới cho năm nay phát sinh từ tên của vị tổng thống mới Obama. Nghe cũng rất vui tai như Obamabot, Obamacare, Obamacism, Obamacise, Obamination, Obamanatious vv.... vv. Cả từ người chống hay ủng hộ ông.
Nhưng mà tôi nghĩ có hai chữ mà tôi thấy hay ho nhất nếu không thích điều gì thì cứ nói Nobama, mà ngạc nhiên thì không gọi God nữa như nhiều người VN hở chuyện gì cũng làm như ta đây rất Mỹ, kêu lên tận Trời "Oh my God" , bây giờ chỉ nên kêu Obama nghe thân thiện, gần gũi, rất là Vietnamese hơn đấy - này nhé, ô ba má, tiếng kêu của những người còn trẻ, hay ô bà má (dành cho các ông gọi người yêu dấu không còn trẻ).
Nhưng mà tôi nghĩ có hai chữ mà tôi thấy hay ho nhất nếu không thích điều gì thì cứ nói Nobama, mà ngạc nhiên thì không gọi God nữa như nhiều người VN hở chuyện gì cũng làm như ta đây rất Mỹ, kêu lên tận Trời "Oh my God" , bây giờ chỉ nên kêu Obama nghe thân thiện, gần gũi, rất là Vietnamese hơn đấy - này nhé, ô ba má, tiếng kêu của những người còn trẻ, hay ô bà má (dành cho các ông gọi người yêu dấu không còn trẻ).
Thứ Ba, 13 tháng 1, 2009
Đó Đây của ông Trúc Chi
Thỉnh thoảng tôi cũng đọc đâu đó văn của ông. Nếu trí nhớ của tôi không tồi, thì ông có lối viết dí dỏm của người đã đi nhiều sống nhiều. Do đó cuốn Tuỳ bút Đó Đây cũng là cuốn sách đáng đọc khi ngồi ở phi trường chờ một chuyến đi hay khi chờ đón một ai đó, để có một nụ cười. Giới thiệu kiểu này vì tôi đang nghĩ đến một chuyến đi của chính mình. :-)
Thứ Hai, 12 tháng 1, 2009
Nghị Quyết 36 (cũng) nhìn từ bên ngoài
Cho đến bây giờ, sau bốn năm tám tháng kể từ khi NQ 36 được ban hành, cụ thể là tại Hoa Kỳ, chưa thấy một cá nhân hay tổ chức người Việt nào ở nước ngoài đạt thành tích vận động xây dựng cộng đồng cả.
Lại thêm một cái tin làm cho ngưòi vốn ngớ ngẩn như tôi không hiểu gì hết, nhà nước VN muốn "người ta" (ai) "vận động xây dựng cộng đồng nào" ?, dân ở nước ngoài thì có chính quyền sở tại lo cho họ rồi, hay là muốn cộng đồng ngoài nước (cụ thể là tại Hoa Kỳ) xây dựng cộng đồng trong nước, mà nói nôm na là làm kinh tài kinh tế cho nước nhà, sao không nói rõ ràng cho người ta hiểu với. Nói theo kiểu nói trong nước bây giờ là sao không "nói nhanh cho nó vuông" .
Quĩ chiến lược
"Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng tổ chức thêm nhiều hoạt động với quy mô lớn hơn, cả ở trong và ngoài nước, nhằm định hướng giáo dục và vận động các thế hệ trẻ kiều bào hướng về cội nguồn. Đây là chiến lược trồng người hết sức quan trọng để các thế hệ kiều bào trẻ tuổi gìn giữ được ngôn ngữ, bản sắc và truyền thống dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước Việt Nam.
Quỹ cần thể hiện được vai trò cầu nối, nhịp cầu thân ái không những ở trong nước mà còn kêu gọi sự tài trợ giúp đỡ của cộng đồng NVNONN, giúp đỡ quan tâm đến người Việt Nam ở các nước, những nơi cộng đồng người Việt Nam đang gặp khó khăn."
Sao đọc trong báo không thấy tờ báo nào đăng tin chính phủ VN có những chương trình xây cất trường học, hỗ trợ gì cho các trẻ em ở vùng nghèo khó, tôi tin là có nhưng chắc báo chí VN cho là "chuyện thường ngày ở Huyện" của chính phủ cho nên họ không thèm đăng chăng, có chăng thì lâu lâu chỉ thấy đăng những trợ giúp (cho) do đồng bào hải ngoại đóng góp, Vì thế đọc mấy cái tin như trên lại thắc mắc, thấy nhà nước cũng khổ, phải cắt giảm chi tiêu của đồng bào trong nước, của trẻ em nghèo khổ trong nước, để lo tạo dựng cả một cái quĩ chiến lược cho việc trồng người ở nước ngoài. Đến khổ, trẻ con lớn lên ở nước ngoài thì nó thành dân ngoại quốc mất tiêu rồi, nó có biết gì về cái đất nước khổ sở mà bố mẹ nó bỏ ra đi đâu mà bắt nó nghĩ tới nghĩ lui cho mệt cả tuổi trẻ nó cơ chứ :-), có lo là cho mấy đưá trẻ con mà bố mẹ (cán bộ) của nó mua cho nó cả căn nhà, xe mới , để nó an hưởng "tuổi trẻ" của nó nơi xứ người, chả nghĩ gì đến "bản sắc, truyền thống dân tộc VN. Mà mấy đứa trẻ con giàu có này, liệu có cần nhà nước lo cho không, nói gì mấy đưá bé không biết tí gì cái cảnh "Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ" thì chúng lại đâu có cần.
Chả lẽ viết thư xin nhà nước thôi cứ lo cho trẻ con trong nước ,để bố mẹ mấy đưá trẻ không biết con trâu là con gì, khỏi phải lo lắng gửi tiền giúp cho mấy đưá trẻ trong nước chỉ lo chăn trâu mà không biết trường học ở nơi đâu. Hay là nhân tiện kinh tế có hồi ảm đạm, nếu có bị nghỉ việc, chắc phải viết thư xin nhà nước giúp đỡ, như nhà nước đã thể hiện giúp đỡ "cộng đồng người VN đang gặp khó khăn".
Không khéo lại bị mắng "chỉ bố láo bố lếu".
Quỹ cần thể hiện được vai trò cầu nối, nhịp cầu thân ái không những ở trong nước mà còn kêu gọi sự tài trợ giúp đỡ của cộng đồng NVNONN, giúp đỡ quan tâm đến người Việt Nam ở các nước, những nơi cộng đồng người Việt Nam đang gặp khó khăn."
Sao đọc trong báo không thấy tờ báo nào đăng tin chính phủ VN có những chương trình xây cất trường học, hỗ trợ gì cho các trẻ em ở vùng nghèo khó, tôi tin là có nhưng chắc báo chí VN cho là "chuyện thường ngày ở Huyện" của chính phủ cho nên họ không thèm đăng chăng, có chăng thì lâu lâu chỉ thấy đăng những trợ giúp (cho) do đồng bào hải ngoại đóng góp, Vì thế đọc mấy cái tin như trên lại thắc mắc, thấy nhà nước cũng khổ, phải cắt giảm chi tiêu của đồng bào trong nước, của trẻ em nghèo khổ trong nước, để lo tạo dựng cả một cái quĩ chiến lược cho việc trồng người ở nước ngoài. Đến khổ, trẻ con lớn lên ở nước ngoài thì nó thành dân ngoại quốc mất tiêu rồi, nó có biết gì về cái đất nước khổ sở mà bố mẹ nó bỏ ra đi đâu mà bắt nó nghĩ tới nghĩ lui cho mệt cả tuổi trẻ nó cơ chứ :-), có lo là cho mấy đưá trẻ con mà bố mẹ (cán bộ) của nó mua cho nó cả căn nhà, xe mới , để nó an hưởng "tuổi trẻ" của nó nơi xứ người, chả nghĩ gì đến "bản sắc, truyền thống dân tộc VN. Mà mấy đứa trẻ con giàu có này, liệu có cần nhà nước lo cho không, nói gì mấy đưá bé không biết tí gì cái cảnh "Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ" thì chúng lại đâu có cần.
Chả lẽ viết thư xin nhà nước thôi cứ lo cho trẻ con trong nước ,để bố mẹ mấy đưá trẻ không biết con trâu là con gì, khỏi phải lo lắng gửi tiền giúp cho mấy đưá trẻ trong nước chỉ lo chăn trâu mà không biết trường học ở nơi đâu. Hay là nhân tiện kinh tế có hồi ảm đạm, nếu có bị nghỉ việc, chắc phải viết thư xin nhà nước giúp đỡ, như nhà nước đã thể hiện giúp đỡ "cộng đồng người VN đang gặp khó khăn".
Không khéo lại bị mắng "chỉ bố láo bố lếu".
Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2009
Lạ
Chiều ngày 10.01.09, tại Berlin diễn ra một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc. Sinh viên Việt nam tỏ thái độ trước những hành vi xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên biển Đông.
Được biết, đại sứ quán Việt Nam ở Berlin đã tìm cách ngăn cản cuộc biểu tình nói trên. Trưởng Ban quan lý lưu học sinh tại Đức, ông Phạm Văn Toàn đã gửi một e-mail đến Hội Sinh Viên Việt Nam tại Berlin đề nghị không tham gia cuộc tập hợp chiều nay.
Đọc cái bản tin trên, có ai hiểu được tại sao chính phủ VN lại như thế không? Biểu tình chống ai cũng được, thí dụ chống đế quốc Mỹ thì không sao, nhưng chống Trung Quốc thì không được. Lạ quá.
Dù sao thì tôi cũng cảm phục người thanh niên có giọng nói miền Trung, Nguyễn văn Nguyên, trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình. Bao giờ người miền Trung VN cũng đứng đầu trong các cuộc đấu tranh, cách mạng (?). Lạ quá.
Được biết, đại sứ quán Việt Nam ở Berlin đã tìm cách ngăn cản cuộc biểu tình nói trên. Trưởng Ban quan lý lưu học sinh tại Đức, ông Phạm Văn Toàn đã gửi một e-mail đến Hội Sinh Viên Việt Nam tại Berlin đề nghị không tham gia cuộc tập hợp chiều nay.
Đọc cái bản tin trên, có ai hiểu được tại sao chính phủ VN lại như thế không? Biểu tình chống ai cũng được, thí dụ chống đế quốc Mỹ thì không sao, nhưng chống Trung Quốc thì không được. Lạ quá.
Dù sao thì tôi cũng cảm phục người thanh niên có giọng nói miền Trung, Nguyễn văn Nguyên, trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình. Bao giờ người miền Trung VN cũng đứng đầu trong các cuộc đấu tranh, cách mạng (?). Lạ quá.
Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2009
Xưng hô
Kể ra người xưa mới 50 tuổi đã muốn làm cha thiên hạ, như thế họ phải khôn ngoan lắm, học hỏi kinh nghiệm nhiều thế nào mới có ý nghĩ như thế, thời nay ai cũng muốn trẻ dù đã 70 có lẽ cũng không ai muốn người ta coi mình già, cứ nhìn xã hội ngày nay thể hiện trong xã hội, phim ảnh VN thì rõ, em thì rất trẻ còn anh thì có thể không còn trẻ và rất già nhưng vẫn anh như thường, chả thấy chú bác đâu cả. Vì thế đọc bài bình thơ về nhà thơ Bác và nhà thơ Chú của Bùi Thị Lài thật ngộ nghĩnh, buồn cười. Tác giả phô bày sự khôi hài của "hai nhà" một cách ý nhị.
Còn tôi chỉ thắc mắc, không phải là chú rất nhỏ và bác rất già mà tình bác với chú cháu nhỏ. Lạ thật cho người xưa về cách xưng hô, hay đó là diễn "Nôm" của Nhà vua và quần thần, giải phóng khỏi một thời đại phong kiến để đi tới một giai đoạn khúm núm khác. Thảo nào lâu dần ý thức con người VN cứ nhỏ dần như... con gì (thì chưa tìm ra sự tương xứng).
Thứ Tư, 7 tháng 1, 2009
Tỷ phú Trung Hoa
Câu chuyện về "4 anh em con nhà thuộc diện "phản động"* bởi cha mẹ của họ là những điền chủ, chỉ sau thời mở cửa của ông Đặng Tiểu Bình, anh em nhà họ Liu đã dùng sự thông minh sự học của họ để phát triển sự nghiệp kinh doanh của họ trong thời kinh tế thị trường. Họ đã phát triển công ty nuôi chim cút và những thực phẩm cung cấp cho gia súc, họ đã thành công và trở thành 4 công ty hàng đầu của Trung Quốc, họ trở thành những tỷ phú giàu có nhất của đất nước Trung Hoa. Được nhà nước tôn vinh. Tên tuổi của họ được đăng trên báo Forbes, một tuần báo thường có danh sách những người giàu nhất thế giới. Đủ thấy khi con người được xử dụng trí tuệ của họ tự do thì không có gì là không thể thành công, và nếu ở một môi trường tốt hơn thì có khi họ còn là tỷ phú của thế giới không chừng.
Có cần nói thêm là "gene" của anh em nhà họ Liu là của "phản động" thì cũng khác đấy, phải không?
Có cần nói thêm là "gene" của anh em nhà họ Liu là của "phản động" thì cũng khác đấy, phải không?
* nối link khác để đọc được, thay vì từ NewYork Times
Luận chuyện
Mấy hôm nay cứ thấy không vui, tự hứa thôi không đọc hay gõ blog nữa để dành thì giờ đọc truyện vui, các thứ sách vở khác (không liên quan gì tới VN nữa) sau khi đọc những câu bàn luận về một cái bãi, cho nên vào tìm đọc câu chuyện Thềm nắng sau lưng, đọc nửa chừng hôm qua viết bởi Nguyễn Ngọc Tư, thì thấy cô lại giới thiệu câu chuyện một người lính năm xưa, đọc rồi không biết nên buồn hay vui nữa. Chuyện nay thì chắc chẳng giống chuyện ngày xưa, người xưa chắc có là khôn hơn người nay không (?).
Thứ Ba, 6 tháng 1, 2009
Hình ảnh VN
Từ năm 2000 tôi đã thấy cảnh này và tưởng đâu 8 năm đã trôi qua, hình ảnh của VN qua vấn đề du lịch cũng không có gì thay đổi qua bài viết "Vấn đề Du Lịch". Kể ra ông TS Tuấn chịu khó đi đi về về để cho người đọc nhìn thấy rõ hơn đất nước VN cho những người "một đi không muốn trở lại" cỡ như tôi :-)
Chuyện nước nhà
Đọc bài của tác giả Vương Văn Quang lại nhớ tuần trước đọc ở đâu mấy câu diễu dở, đại khái như sau là bây giờ nhà nước VN tuyên bố:
“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"
5 năm sau
“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình về nước Việt Nam"
5 năm sau
“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình về Sàigòn"
Không thấy tác giả viết mấy câu trên nói gì thêm về 5 năm sau đó, có lẽ sau đó thì toàn vùng biển Đông đã thuộc về Đại Hán, cho nên có nói cái câu:
“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình về đảo Phú Quốc"
thì cũng chả có giá trị pháp lý gì nữa.
Blog của chị Tạ Phong Tần có bức hí hoạ hay ho cho tương lai của VN.
Thứ Hai, 5 tháng 1, 2009
Chiến tranh
Chiến tranh có phải là do mấy ông tài phiệt vũ khí gây ra để khích động kinh tế hay các nhà kinh tế muốn giải quyết nạn nhân mãn ? Ông Aaron Miller, một cựu nhân viên của bộ Ngoại giao về Trung Đông đang lo ngại "ông Obama thừa hưởng một cuộc khủng hoảng mà không có khả năng làm gì nhiều cho cuộc khủng hoảng ấy"
Tác giả Helena Cobban thì đưa ra những điểm chính cần giải quyết cho cuộc chiến Do Thái và Palestine.
Càng đọc càng không hiểu thế giới rồi sẽ đi tới đâu trong năm 2009 này.
Tác giả Helena Cobban thì đưa ra những điểm chính cần giải quyết cho cuộc chiến Do Thái và Palestine.
Càng đọc càng không hiểu thế giới rồi sẽ đi tới đâu trong năm 2009 này.
Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2009
Những dấu chấm phẩy
Mỗi người có lý do riêng để viết blog, tôi gõ blog chỉ tình cờ và từ đó dùng để luyện tiếng Việt, thứ ngôn ngữ viết của tôi đã bị dừng lại từ thủa rời trung học, và cũng là môn học, tôi học rất luộm thuộm. Gõ xong cái blog chỉ vài câu mà cứ phải xem đi xem lại, dấu chấm dấu phẩy có đăt đúng chỗ không, có "mọi người không hiểu chỉ mình mình hiểu" không?. Học college thì thầy giáo Mỹ dậy không viết câu quá dài, và lại cũng không được chấm phẩy quá nhiều. Cho nên chả biết làm sao áp dụng cho tiếng Việt. Nhưng đọc câu truyện Trăm năm bến cũ con đò của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, một bài văn có rất nhiều dấu phẩy, và cô đặt đúng chỗ, rất tốt cho tôi học tiếng Việt. Bởi vì cách chấm câu của cô nói lên đặc tính thẳng thắn, ngắn gọn của người miền Nam, nhưng không mất tính sống động tượng hình trong văn của cô. Không hiểu ở VN có dùng những bài văn như thế này cho trẻ em học không? Hay lại cho trẻ con học vớ vẩn điều gì đó, đến khi chúng mô tả không nổi thì cô giáo (chắc ngày xưa cũng học thế như trò) mới có cách phê bình loạn như thế.
Dĩ nhiên tôi không có chủ ý viết blog "phê bình" văn chương của người khác khi bản thân còn viết không xong một câu văn. Chỉ muốn giới thiệu bức tranh mà nhà văn đã mô tả đó thôi. Thấy rồi chứ :-).
Dĩ nhiên tôi không có chủ ý viết blog "phê bình" văn chương của người khác khi bản thân còn viết không xong một câu văn. Chỉ muốn giới thiệu bức tranh mà nhà văn đã mô tả đó thôi. Thấy rồi chứ :-).
Sĩ diện và chuyện ăn uống
Sĩ diện vốn là bản chất trời cho của dân ở một miền trên đất nước VN, nhưng ông nhà báo này không biết có kể quá không? Cần gì phải so sánh với người nào bên Đức phải liếm cả điã thức ăn, hẳn chẳng có người nào bên Đức ăn uống kiểu như thế, trừ những người (nghèo) tham ăn tục uống, mà ở đâu cũng có ,chẳng phải riêng một xứ nào, hơn nữa đi đâu cho xa để so sánh, cứ đi xuôi về những miền nghèo khổ của đất nước thì sẽ thấy đầy dẫy những trẻ con ăn uống ra sao.
Mà nói đến sự tham ăn tục uống thì cứ đọc hiện tượng sau, phải làm gì? Người ta không còn nhắc nữa thì người dân cũng không biết đâu để làm thí dụ dậy con cháu đó là hành vi xấu cần tránh.
Hội đền Hùng mùa Xuân năm 2002 thường được ghi nhận với việc làm ra một chiếc bánh dày 1,8 tấn, việc này về sau đã được đưa vào sách kỷ lục Guinness. Nhưng đây là số phận của vật lễ thiêng liêng đó. Ngày 9/3 âm lịch, trên đường chuyển đến nơi hành lễ, chiếc bánh bị cả trăm người xúm quanh xô đẩy giằng xé. Bà con đi hội đã tự tiện thụ lộc. Trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, từ 10 đến 11 h30 , chiếc bánh bốc hơi hoàn toàn.
Mà nói đến sự tham ăn tục uống thì cứ đọc hiện tượng sau, phải làm gì? Người ta không còn nhắc nữa thì người dân cũng không biết đâu để làm thí dụ dậy con cháu đó là hành vi xấu cần tránh.
Hội đền Hùng mùa Xuân năm 2002 thường được ghi nhận với việc làm ra một chiếc bánh dày 1,8 tấn, việc này về sau đã được đưa vào sách kỷ lục Guinness. Nhưng đây là số phận của vật lễ thiêng liêng đó. Ngày 9/3 âm lịch, trên đường chuyển đến nơi hành lễ, chiếc bánh bị cả trăm người xúm quanh xô đẩy giằng xé. Bà con đi hội đã tự tiện thụ lộc. Trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, từ 10 đến 11 h30 , chiếc bánh bốc hơi hoàn toàn.
Định Quán
Không biết tụ tập đông người thế này ở VN có bị bắt hết vì vi phạm luật cấm tụ tập quá 5 người của VN không nhỉ. Tin từ Việt Nam Net hôm qua, không biết hôm nay còn hay mất.
Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2009
Suy tưởng
Đầu năm soạn lại giấy tờ tìm thấy cái bìa ghi Points to Ponder, gồm những mảnh báo tiếng Anh được cắt lại từ cái thời chưa có internet, để dành lâu lâu lấy ra đọc.
Có đoạn sau đây của John Gardner tạm dịch như sau :
Những điều bạn học hỏi khi trưởng thành không phải là những điều đơn giản như thâu thập thông tin hay sự tinh xảo. Bạn học điều không trói buộc vào thái độ tự huỷ. Bạn học được điều không tiêu những khả năng tiềm tàng cho sự lo lắng. Bạn khám phá làm thế nào chế ngự được sự căng thẳng. Bạn biết rắng sự tự thán và oán giận là những chất độc nhất trong các loại thuốc. Bạn tìm thấy rắng thế giới yêu chuộng tài năng nhưng lại thưởng cho cá tính đặc biệt. Bạn cũng hiểu ra rằng hầu hết mọi người không vì bạn hay chống bạn, họ chỉ nghĩ đến họ. Bạn hiểu rằng dù bạn có cố gắng bao nhiêu để làm vưà lòng, một số người trên thế giới này cũng sẽ không thương yêu bạn - Một bài học mà ban đầu gây ra phiền muộn nhưng sau đó thực ra hoàn toàn thanh thản.
Hay của Peter Ustinov:
Hôn nhân giống như hộp số 3 tốc độ : Cảm xúc, tình bạn, tình yêu. Đây không phải là lời khuyên bạn đập ngay hộp số (crash your gear) mà gài ngay số Yêu lập tức. Bạn cần đi từng bước. Điều căn bản của tình yêu là sự kính trọng, và điều đó cần được học hỏi từ cảm xúc và tình bạn.
Có đoạn sau đây của John Gardner tạm dịch như sau :
Những điều bạn học hỏi khi trưởng thành không phải là những điều đơn giản như thâu thập thông tin hay sự tinh xảo. Bạn học điều không trói buộc vào thái độ tự huỷ. Bạn học được điều không tiêu những khả năng tiềm tàng cho sự lo lắng. Bạn khám phá làm thế nào chế ngự được sự căng thẳng. Bạn biết rắng sự tự thán và oán giận là những chất độc nhất trong các loại thuốc. Bạn tìm thấy rắng thế giới yêu chuộng tài năng nhưng lại thưởng cho cá tính đặc biệt. Bạn cũng hiểu ra rằng hầu hết mọi người không vì bạn hay chống bạn, họ chỉ nghĩ đến họ. Bạn hiểu rằng dù bạn có cố gắng bao nhiêu để làm vưà lòng, một số người trên thế giới này cũng sẽ không thương yêu bạn - Một bài học mà ban đầu gây ra phiền muộn nhưng sau đó thực ra hoàn toàn thanh thản.
Hay của Peter Ustinov:
Hôn nhân giống như hộp số 3 tốc độ : Cảm xúc, tình bạn, tình yêu. Đây không phải là lời khuyên bạn đập ngay hộp số (crash your gear) mà gài ngay số Yêu lập tức. Bạn cần đi từng bước. Điều căn bản của tình yêu là sự kính trọng, và điều đó cần được học hỏi từ cảm xúc và tình bạn.
(và đọc đi đọc lại vẫn thấy ngu như thường, nhưng mà tiếng Việt chưa đến nỗi quá tệ, phải không?, chỉ thắc mắc khi nào thì con người thực sự trưởng thành ? Khi trưởng thành là khi nhận ra những điều vừa hiểu ra ở trên đã làm sai bét cả :-))
Chia xẻ (?)
Đọc bài báo Đầu năm khai pháo này làm tôi chợt nhớ tới khuôn mặt người đàn ông trung niên ở khu chợ Người Việt vùng Westminster cuối tuần rồi. Tôi đi ngang qua, ông nhìn thấy tôi vẻ ngượng ngập. Ông đang cố rút ra hai tờ báo Người Việt từ cái máy bán báo, chắc là ông chỉ trả tiền mua có một tờ nhưng lấy hai tờ để chia xẻ cho những ông bạn cùng đấu láo với ông ở quán café nào đó chăng. Nhìn thấy đôi mắt ngượng ngùng của ông, tôi phải quay đi, chạnh lòng nghĩ vậy bao giờ người VN mình mới khá được. Một người mua báo một tờ báo, lấy luôn cho cả dẫy apartment họ ở, và những người đồng hương cảm thấy sung sướng vì có người đồng hương chịu khó "lấy" báo dùm cho họ. Sao khá được. Buồn!!!
Thứ Năm, 1 tháng 1, 2009
Nước mắt
Tuy đoạn clip trên không phải là đoạn clip hôm nay tôi được xem cũng cùng một chủ đề "Bên em đang có ta", đang xem mặt mũi tự nhiên đỏ bừng, mắt thì mờ đi chẳng còn thấy cái gương trước mặt nữa, mà người thì run lên vì.... xúc động, đến khổ. Có bao nhiêu người nhận tiền một cách bất chính, hay của người thân đổ mồ hôi xôi nước mắt (ở hải ngoại) gửi cho họ ở VN ăn xài nhậu nhẹt, trong khi đó những trẻ thơ chỉ có một ước mơ để đi học mà cũng không thực hiện được, cô bé trong clip của Asia 60, chỉ nhỏ một giọt nước mắt, trong khi người xem cô thì khóc hu hu. Đủ thấy cô tuy bé, nhưng cô đã phải khóc ở trong lòng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Lưu trữ
-
▼
2009
(203)
-
▼
tháng 1
(31)
- Budapest về đêm
- Tạm Biệt
- Đăng quang
- Nhầm lẫn tiền hay giấy in
- Máy và Người
- Nước người và nước ta
- Tôn Nữ Thị Ninh
- Gloomy Sunday
- Thế nào là người Việt ?
- Philipp Rösler
- Vì Ai
- Chuyện cái cột
- Nha Trang (ngày về)
- Tên ông Obama
- Đó Đây của ông Trúc Chi
- Nghị Quyết 36 (cũng) nhìn từ bên ngoài
- Quĩ chiến lược
- Lạ
- Xưng hô
- Tỷ phú Trung Hoa
- Luận chuyện
- Hình ảnh VN
- Chuyện nước nhà
- Chiến tranh
- Những dấu chấm phẩy
- Sĩ diện và chuyện ăn uống
- Định Quán
- Suy tưởng
- Chia xẻ (?)
- Dân chịu
- Nước mắt
-
▼
tháng 1
(31)