Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Tự do ngôn luận, phần 3: Về quyền của Tom Cruise làm tình với giày của mình

Scot W. Stevenson
Bằng, bạn đọc Dân Luận chuyển ngữ và giới thiệu
Nhà thuyết giáo nổi tiếng của Mỹ Jerry Falwell rõ ràng rằng không hề bị mẹ của ông ta làm cho mất trinh trong nhà cầu. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy ông giáo sĩ thuộc trường phái bảo thủ này trước đó đã nốc Campari đến say nhừ hoặc cứ trước mỗi buổi thuyết giảng lại húp cái thứ đó soàn soạt do vì nếu không vậy ông ta không thể nào chịu đựng nổi được sự đần độn của chính bản thân mình.
Chính vì thế người ta có thể hiểu được tại sao Falwell lại bực bội khi khi tạp chí khiêu dâm "Hustler" năm 1983 đã đưa lên hẳn một trang chế nhạo việc quảng cáo cho Campari với hình của ông ta, trong đó dường như ông đang làm cái việc được khẳng định ở trên. Độc giả người Đức có thể tượng tượng được những phản ứng nào sẽ xảy ra, nếu đức hồng y Karl Lehmann, trong một trang của Playboy nhái quảng cáo cho Jägermeister [một loại rượu mạnh được ưa chuộng của Đức] có hình của ông ta và ông ta dường như đang làm tình với chính bà mẹ của mình.

Falwell đã đâm đơn kiện về tội phỉ báng với lý do, các tác giả lẽ ra phải biết, tất cả những thứ đó là không đúng sự thật. Vớ vẩn, chủ xuất bản của "Hustler" Larry Flynt đã trả lời như vậy. Ông chủ tịch hay gây gổ của Moral Majority đã phải chấp nhận điều đó, bởi vì kiểu châm biếm như vậy theo như first amendment thuộc vào tự do ngôn luận.
Việc kiện tụng của Falwell quả thực dũng cảm ở điểm này. Tòa tối cao trong vụ New York Times kiện Sullivan đã phán quyết, rằng người ta chỉ có thể kết tội việc phỉ báng một chính trị gia, nếu như những khẳng định không đúng được thực hiện với một "ác ý".
Trích dẫn:
The constitutional guarantees require, we think, a federal rule that prohibits a public official from recovering damages for a defamatory falsehood relating to his official conduct unless he proves that the statement was made with “actual malice” — that is, with knowledge that it was false or with reckless disregard of whether it was false or not. [Việc bảo vệ Hiến pháp đòi hỏi, theo chúng tôi nghĩ, một điều luật ngăn cấm một quan chức đòi bồi thường thiệt hại do sự xuyên tạc xấu xa đối với hành vi công chức của anh ta trừ khi anh ta chứng minh được rằng những xuyên tạc đó được làm ra với "ác ý thực sự" - có nghĩa là, đã biết điều đó là sai hoặc cố tình lờ đi việc những thứ đó liệu có sai hay không]
Ở đây bằng chứng đưa ra phải rõ ràng và thuyết phục "convincing clarity". Trong thực tế hầu như để chứng mình cho được "một ác ý thực sự" là điều cực khó, bởi vì người ta phải có thể làm sao đó chui được vào đầu bị đơn để xem xét. Tòa, sau này trong vụ Curtis Publishing kiện Butts đã quyết định, rằng sự điều chỉnh này không chỉ có hiệu lực đối với các công chức là các chính trị gia, mà còn đối với cả những nhân vật của công chúng, và như vậy rõ ràng rằng Falwell là người thuộc số này.
Điều này có nghĩa là gì? Chúng ta hãy tưởng tượng ra một ví dụ như sau, một tờ báo nào đó của Mỹ đăng tin rằng Tổng thống George W. Bush đã nhuộm tóc (vâng chuyện đầu tóc rất nhanh chóng trở thành vấn đề chính trị). Chúng ta tiếp tục giả thiết, rằng điều đó không có thực. Mặc dù vậy Bush chỉ có thể có cơ thắng khi đâm đơn kiện, nếu như ông ta có thể chứng minh được, rằng ban biên tập đã biết điều đó - và không phải biết theo kiểu [biên tập] "lẽ ra phải nghĩ ra" hoặc [biên tập] "lẽ ra phải thừa nhận" mà là biết và có bằng chứng cho sự biết này, rằng Bush đã không nhuộm tóc, hoặc ban biên tập đã hoàn toàn bỏ qua sự thật. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về Bush.
Thoạt đầu điều này nghe có vẻ tàn bạo, ôi đáng thương cho lão Bush kia, niềm tự hào của đấng trượng phu đã bị một đòn trí mạng! Nhưng phải biết rằng [phán quyết từ] vụ New York kiện Sullivan đã dựa trên những kinh nghiệm đớn đau. Vào những năm 60 những kẻ phân biệt chủng tộc đã tìm cách nhấn chìm phong trào dân quyền với những vụ kiện về tội phỉ báng. Án quyết năm 1964 đã chấm dứt tình trạng lợi dụng này và đưa ra một nguyên tắc quan trọng:
Trích dẫn:
[W]e consider this case against the background of a profound national commitment to the principle that debate on public issues should be uninhibited, robust, and wide-open, and that it may well include vehement, caustic, and sometimes unpleasantly sharp attacks on government and public officials. [Chúng ta quan sát trường hợp này trong bối cảnh của sự đồng thuận sâu rộng của dân tộc về nguyên tắc cơ bản, rằng tranh luận về các vấn đề chung cần phải không bị ngăn cản, bền vững, và rộng khắp, và điều này hoàn toàn có thể có cả những cuộc tấn công dữ dội, cay độc và đôi khi châm chích đến mức khó chịu vào chính phủ và các cơ quan công quyền.]
Diễn đạt một cách khác: Chính trị ở Mỹ không phải là nơi cho những kẻ già dái non hột và những kẻ chỉ thích tắm nước ấm. Những ai có tâm cách dịu dàng hãy đi tìm công việc khác, nơi mà ở đó mọi người đối xử với nhau lịch sự và tương thân tương ái hơn, có thể là cầu thủ khúc côn cầu trong NHL chẳng hạn. Những ai muốn hoạt động chính trị ở Hoa kỳ - hơn nữa điều này chẳng ai bắt - phải chuẩn bị cho mình một thực tế là sẽ có hàng loạt những thứ được viết, được nói ra chẳng vui vẻ gì và có khi còn đi sâu vào những chuyện rất cá nhân.
Quay trở lại với Falwell. Ông ta tỏ ra không hề có chút nghi ngờ nào đối với tình trạng pháp lý và thanh thản đón chờ nó. Thế rồi tự nhiên đột ngột thua cuộc. Bởi đối với Tòa rõ ràng không nghi ngờ gì đó chỉ là một sự châm biếm. Để giúp thêm cho những kẻ đần độn điều này còn được ghi cả ở phía dưới của trang báo và trong phần mục lục. Không có một người bình thường nào lại tin, theo như Tòa đã nói, rằng đây đúng là một sự khẳng định về một sự thật. Và khi không có sự khẳng định về sự thật thì không có sự phỉ báng.
Tuy nhiên Falwell cũng đã khởi kiện vì việc bị đau đớn về tinh thần do ban biên tập tờ báo cố ý gây nên cho ông ta (intentional infliction of emotional distress). Ban đầu tòa cho rằng ông ta có lý: Vụ quảng cáo này thực sự ghê tởm (outrageous), sau này tòa phúc thẩm cũng xác nhận như vậy. Tuy nhiên Flynt vẫn không chịu thua và thưa kiện lên tòa tối cao. Tòa này lại xử "Hustler" thắng kiện.
Nhất trí với sự biện hộ đối với trường hợp Hustler kiện Falwell các thẩm phán đã giữ nguyên phán quyết, rằng bài châm biếm Campari cũng được hưởng sự bảo vệ như các tranh châm biếm chính trị truyền thống, thể loại này ở Hoa kỳ cho đến nay luôn thô tục. Ngay đến cả Whashington cũng phải chịu để cho diễn tả thành con lừa. Washington! là con lừa!
Dĩ nhiên vụ châm biếm của "Hustler" quả vô vị và là một họ hàng đáng thương của những tranh châm biếm đó, bài biện hộ viết tiếp. Tuy nhiên sự ghê tởm của nó cũng chẳng hề làm thay đổi chút nào cái nguyên lý cơ bản, rằng cách thức thể hiện này được bảo vệ. Ngược lại, trong phúc thẩm đối với một phán quyết trước đây ở đó có viết:
Trích dẫn:
[T]he fact that society may find speech offensive is not a sufficient reason for suppressing it. Indeed, if it is the speaker’s opinion that gives offense, that consequence is a reason for according it constitutional protection. [Việc xã hội cho rằng sự phát ngôn [nào đó] có tính phỉ báng chưa đủ là lý do để ngăn cấm [nó]. Thế nhưng, nếu người phát ngôn cho rằng đã có một sự cản trở, thì đó lại là một lý do để bảo vệ [anh ta] theo như hiến pháp.]
Người Đức đã được biết đến trường hợp này từ bộ phim "The People vs Larry Flynt", tuy nhiên phần đông trong số họ chưa nhận biết hết được ý nghĩa của toàn bộ phán quyết này: Ở Hoa Kỳ người ta được phép nói, viết hoặc vẽ bất cứ điều gì về những người nổi tiếng, chừng nào người ta gói gém được những thứ đó trong cái vỏ phát ngôn chính trị hoặc chuyện tếu hài. Quyền tự do ngôn luận quan trọng hơn danh dự, tình cảm hoặc nhân phẩm.
Về mặt lịch sử điều này xưa nay vẫn vậy đối với các chính trị gia, đặc biệt là đối với Tổng thống. Con lừa mang tên Washington mới chỉ là sự khởi đầu:
Trích dẫn:
Accused of changing the rationale for “his” war, and hounded for mismanaging it. Derided as an uninspiring public speaker. Belittled as an idiot. Blamed for dividing the nation. Charged with incompetence in his administration. Accused of trampling on the Constitution. Engaged in censorship and manipulation of the press. Mockingly compared with lower primates. Pressured for a key Cabinet Advisor’s resignation. Of course, we’re referring to [Abraham] Lincoln. [Bị cáo buộc đã thay đổi lý do cho cuộc chiến "của mình", và bị đổ tội cho việc điều hành kém cỏi cuộc chiến. Bị nhạo báng là nói năng tẻ nhạt. Bị chế diễu là thằng đần. Bị quy trách nhiệm đã làm chia rẽ dân tộc. Bị đánh giá là không có năng lực quản lý. Bị chê trách là đã chà đạp lên Hiến pháp. Bị cho là đã kiểm duyệt và thủ đoạn đối với báo chí. Đã ép buộc Cabinet Advisor chủ chốt phải từ chức. Dĩ nhiên là chúng ta đang nói về [Abraham] Lincoln.]
Việc đòi lấy mạng Tổng thống giờ đây ở Hoa Kỳ đã trở thành thông lệ. Bình luận viên thuộc trường phái bảo thủ và là người viết blog, bà Michell Malkin gọi đó là "Assassination Chic" [Cú ám sát tao nhã] (Flynt, nếu đã đến đây chúng ta cũng nên nhắc lại, đã gọi Malkin là một "superior asshole" [đồ khốn (lỗ đít) siêu đẳng], "talentless media freak" [một kẻ chơi truyền thông bất tài], "hard-right bitch" [một con chó cái đúng nghĩa], và là một "neofascist whose IQ test would probably have to be calculated in negative integers" [một kẻ phát xít mới mà chỉ số IQ của nó phải tính bằng số âm], tất cả những lời lẽ này dĩ nhiên được nói ra công khai và hợp pháp]. Chúng ta cũng đã nói tới việc nghiêm cấm một kế hoạch hành động cụ thể.
Tuy nhiên không chỉ có những chính trị gia mới bị như vậy, mà là tất cả các nhân vật của đời sống công ở Hoa Kỳ người ta đều có thể đem ra để "bôi râu" hết, nếu như đó vẫn còn là một từ thích hợp. Nơi này thì Tom Cruise tự sướng bằng giày của mình bên cạnh Oprah trong "Scary Movie 4", ở chỗ khác thì Hillary Clinton và Bush xuất hiện trong hình dạng Hitler. Liệu tất cả những thứ đó có thực sự buồn cười hay không hoặc nó có quan trọng đối với các cuộc tranh luận chính trị hay không, đều không phải là tiêu chí đánh giá. Chỉ cần ý đồ được tuyên bố ra là đủ. Đặc biệt nữa là Nhà nước Hoa kỳ không mang trách nhiệm phê bình văn hóa.
Ở Đức thì ngược lại, việc bảo vệ nhân phẩm con người theo điều §1 của Hiến pháp cũng được áp dụng cho các chính trị gia và cho những người nổi tiếng. Về cơ bản ngay cả những nhân vật quyền lực nhất đương đại cũng được bảo vệ sự riêng tư, cái mà Bill Clinton chỉ có thể mơ ước. Chúng ta đã lại quay trở lại với sự khác biệt giữa các Hiến Pháp, ở mỗi cái xác định một giá trị cao quý nhất khác nhau.
Ở đây có một sự đặc biệt hài hước đó là điều §103 StGB của Bộ Luật Hình Sự Đức, trong đó cấm người Đức không được xúc phạm các lãnh tụ nước ngoài. Theo đó trong biểu tình chống Mỹ những biểu ngữ mà ở Mỹ coi như không là gì thì ở Đức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn như hồi năm 2005 Bush đã bị gọi một cách dịu dàng là "Kẻ khủng bố" khi ông ta tới thăm thành phố Mainz. So với những gì mà các chính trị gia Mỹ phải đối mặt tại quê nhà thì biểu tình ở Đức đối với họ chỉ là chuyện: thư giãn.
Trước khi các độc giả của blog này bắt đầu có ý định lăng mạ lung tung bất kỳ người Mỹ nào trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của mình, tôi xin cấp thiết cảnh báo. Toàn bộ khung cảnh pháp lý này không áp dụng cho những người "bình thường" (private figures), họ hoàn toàn được bảo vệ trước sự lăng nhục và phỉ báng. EFF đã tóm tắt lại những sự khác biệt giành cho người viết blog, trong đó - dĩ nhiên là thế - có sự giới hạn: Chi tiết cụ thể tùy thuộc vào luật của từng bang.
Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ đề cập đến sự tục tĩu và Pornographie. Vâng, có lẽ không còn cái gì kinh khủng hơn thế nữa có thể tới.
Nguồn:

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"