ĐỖ THỊ MINH HẠNH
Sáng 29/06/2014, chúng tôi có mặt tại 11bis Nguyễn Thị Minh Khai, Di Linh, Lâm Đồng - nhà riêng của Đỗ Thị Minh Hạnh - để chúc mừng, chia vui cùng cô và gia đình.
Đỗ Thị Minh Hạnh - người phụ nữ của giới công nhân lao động vui mừng
đón chúng tôi như những người đã quen biết từ lâu. Chỉ gặp gỡ trong thời
gian ngắn ngủi, nhưng Minh Hạnh đã truyền cho chúng tôi biết bao cảm
hứng và niềm tin.
Minh Hạnh đang thực sự háo hức mong muốn được gặp gỡ anh chị em,
những người đã giúp đỡ, ủng hộ, tiếp bước cô trong suốt thời gian khó
khăn vừa qua. Và đặc biệt, Hạnh thực sự muốn được gặp giới trẻ - giới mà
cô tin rằng là những người sẽ đem lại một sức sống mới cho đất nước
Việt Nam.
Hãy tìm đến với Minh Hạnh bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Hạnh luôn tươi cười chào đón bạn.
Con Đường Việt Nam
Đỗ Thị Minh Hạnh - sinh 13/03/1985 ở Di Linh, Lâm Đồng - là một sinh
viên Cao đẳng kinh tế và cũng là một nhân vật trẻ tuổi tranh đấu cho
nhân quyền. Địa chỉ nhà riêng của cô: 11bis Nguyễn Thị Minh Khai, Tổ 4,
Kp5 Di Linh. Từ ngã ba Bưu điện Di Linh đi vào đường Lý Thường Kiệt. Đi
khoảng 400m thấy bên trái đường có 1 con dốc nhỏ, đó là đường Nguyễn Thị
Minh Khai. Đi lên dốc chừng 200m, bên trái đường là nhà Minh Hạnh.
Hoạt động của Minh Hạnh:
Năm 18 tuổi cô đã tham gia công tác xã hội. Năm 2005 cô đến Hà Nội
giúp đỡ dân oan khiếu kiện đất đai và bị giam nhiều ngày tại Hà Nội,
được gia đình bảo lãnh về và bị cộng sản giam lỏng theo dõi tại Di Linh.
Lâm Đồng. Khi hay tin chính quyền CSVN cho Trung quốc đầu tư khai thác
Bauxit tại Tây nguyên, cô đã bí mật cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đến tận
nơi chụp ảnh các công trường của TQ tại đây và chuyển đi toàn cầu qua
mạng Internet. Năm 2007 Minh Hạnh đã tổ chức cho công nhân người Việt bị
áp bức tại công ty nước ngoài để biểu tình và đình công để được tăng
lương và an toàn lao động.
Tháng 3/2009 Hạnh trong nhóm Ngủ Gật một phần đã hỗ trợ cho ̣̣đồng
bào Tây Nguyên biểu tình. Tháng 12/2009 cô đã bí mật đi đường bộ sang
Campuchia, Thái Lan để đến Malaysia tham dự đại hội kỳ 2 của Ủy ban về
người lao động Việt nam. Tết Canh Dần, Hạnh cùng hai người bạn Nguyễn
Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chuơng và một số người bạn rải truyền đơn "
Ngàn năm Thăng Long", lấy bí danh Hải Yến, Hạnh đã trả lời phỏng vấn đài
VOA, RFI, RFA, BBC... tố cáo nhà cầm quyền Cộng sản và nguy cơ mất
nước, hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc. Ngày 23/2/2010 Minh Hạnh bị bắt
vì bị cáo buộc "xúi giục" công nhân của một công ty giày da tỉnh Trà
Vinh tổ chức đình công. Ngày 27-10-2010 Đỗ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù
giam với tội danh "phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền
nhân dân" theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì đã rải truyền đơn kích động
công nhân biểu tình, đình công. Bình luận về vụ này, HRW nói trong một
thông cáo năm 2011: "Tất cả những gì mà Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị
Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương làm chỉ là khẳng định quyền của công nhân
Việt Nam trong việc được tổ chức, nhóm họp và bãi công một cách ôn hòa
để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc,"
Ngày 12/12/2011, giải quốc tế nhân quyền Việt nam 2011, được tổ chức
tại Úc, đã trao tặng giải này cho TS Cù Huy Hà Vũ và cô Đỗ Thị Minh
Hạnh.
Vào đầu tháng 7/2013, qua một cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Việt Nam
Phạm Bình Minh tại hội nghị Asean ở Brunei, ngoại trưởng Úc Bob Carr
yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn
Huy Chương: "Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự
do lập hội và tự do thành lập công đoàn.", "Tôi đã yêu cầu Việt Nam thả
những người này." Vào tù Minh Hạnh vẫn tiếp tục đấu tranh phản kháng sự
áp bức bóc lột sức lao động của các tù nhân từ công an trại giam.
Cô đã trải qua rất nhiều nhà tù, như: B34 Sài Gòn, Long An, Trà Vinh, Xuân Lộc, Thanh Xuân... cho đến ngày được tự do 26/06/2014
Ngày 17/06/2014, Chủ tịch nước ra quyết định đặc xá 1341/QĐ-CTN đặc
xá cho Đỗ Thị Minh Hạnh. Ngày 26/06/2014, Trại giam Thanh Xuân (Hà Nội)
trao quyết định đặc xá số 01/GCNĐX cho cô và đưa về địa phương trên 1
chiếc xe 07 chỗ. 17h55 ngày 28/06/2014 cô về tới nhà tại Di Linh.
Quyết định đặc xá này được hiểu như là kết quả của một sự vận động
mạnh mẽ của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt là từ
chuyến đi Châu Âu & các cuộc điều trần của bà Trần Thị Ngọc Minh (mẹ
của Minh Hạnh) tại Quốc hội Hoa Kỳ, Đức... với sự hỗ trợ của Tiến sĩ
Nguyễn Đình Thắng - Ủy ban cứu trợ Thuyền nhân BPSOS và với nỗ lực chứng
minh với thế giới về mong muốn tham gia TPP của Việt Nam.
Hình ảnh: Đỗ Thị Minh Hạnh tại nhà riêng hồi 6h30 sáng ngày 29/06/2014.
Bài viết có tham khảo http://vi.wikipedia.org/