Nguyễn Đại
Ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981
trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Khác với những hàng động gây hấn trước
đây như cắt cáp, đánh ngư dân…, hành động đặt giàn khoan này chính thức
là hành động xâm lược. Sự việc diễn ra đã hơn 2 tháng và từ chỗ biểu
tình mạnh mẽ chống quân xâm lược, nay vì nhiều lý do, tinh thần chống
giặc của nhân dân cũng bắt đầu “nhạt” đi. Những tuyên bố “vang như
chuông” vẫn còn đó nhưng rõ ràng cái không khí yêu nước không sục sôi…
Góp phần vào việc “làm nguội” này không thể không nhắc đến… công lao của
dư luận viên.
Với những cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên, trong khi báo chí chính
thống tranh thủ đăng rầm rộ thì lực lượng dư luận viên im hơi lặng
tiếng. Điều này thật ra cũng dễ hiểu vì DLV nói chung là dốt nhưng lại
rất khôn, ngồi ngóng hớt tình hình xem lãnh đạo nói gì rồi mới hùa theo
cho chắc. Họ đăng một vài bài cầm chừng, lên án Trung Quốc nhè nhẹ để
chứng tỏ “tao cũng yêu nước”. May mắn cho DLV làm sao, đã có … những sự
cố đáng tiếc xảy ra. Một số nhóm công nhân thiếu kiềm chế cộng với một
vài tay giang hồ cóc ké lợi dụng biểu tình gây ra cướp phá, hôi của.
Người tử tế có suy nghĩ không ai lại nói “Thấy chưa, biểu tình là gây ra
bất ổn, cần phải cấm”. Nhưng DLV thì ít người tử tế, nhất là có sự hậu
thuẫn của tin nhắn “mọi người dân không tham gia biểu tình trái pháp
luật”, DLV lập tức phản pháo.
DLV hỏi kháy “đi biểu tình vậy nếu có chiến tranh dám ra đánh không”?
Bản thân tôi cảm thấy người hỏi câu này vừa tiểu nhân vừa ấu trĩ. Thứ
nhất, đi biểu tình không có nghĩa là hô hào chiến tranh. Nó chỉ thể hiện
ý chí rằng “nếu có chiến tranh, Việt Nam không sợ”. Thứ hai, chúng ta
hình dung thế nào nếu có chiến tranh thì DLV bắt các cụ già trên 70 tuổi
như bác Huệ Chi, bác Phạm Toàn vác súng đánh vì “tại mấy ông biểu
tình”. Thứ ba, hỏi kháy như DLV thì ở hội nghị Diên Hồng, khi các bô lão
hô “đánh”, quân đội nhà Trần bắt các cụ đánh giặc?
DLV khác thì thắc mắc “yêu nước có nhiều cách như nhắn tin gửi tiền,
bổ sung chứng cứ HS-TS là của VN mà cứ phải đi biểu tình”? Ơ hay, đã nói
“yêu nước có nhiều cách” thì mỗi người có cách chọn khác nhau. Mà đâu
phải cứ đi biểu tình là không nhắn tin gửi tiền đâu? Người đi biểu tình
vẫn ủng hộ người nhắn tin gửi tiền, vẫn ủng hộ việc bổ sung bằng chứng.
Không có ai đi biểu tình và “điên điên khùng khùng” hỏi “yêu nước có
nhiều cách, sao không đi biểu tình mà cứ phải… nhắn tin gửi tiền”?
DLV khác thì hỏi theo điệu nhạc “ai cũng chọn việc biểu tình, ra đảo
sẽ giành phần ai”? Hỏi ngang thì trả lời cũng ngang luôn ““ai cũng chọn
việc biểu tình, ra đảo sẽ giành phần…người ra đảo”. Có nghĩa là các
chiến sĩ hải quân, những người được tin tưởng giao nhiệm vụ canh giữ
biển đảo. Nếu lực lượng chưa đủ thì tổng động viên, ai đủ sức khỏe, đủ
điều kiện thì đi. Hai chuyện này có dây mơ rễ má gì với nhau đâu mà “hát
nhạc Trần Long Ẩn”. Mà cũng nhắc lại cho DLV biết là, ra đảo thì gian
khổ, còn biểu tình không nhẹ nhàng đâu. Bị đạp vào mặt, bị bắt về đồn
đấy.
Cũng liên quan chủ quyền nhưng ở phía nam. Số là ở Campuchia, có một
Đảng chính trị đối lập với đảng cầm quyền nảy sinh ý định lại đòi lại
một số khu vực ở Trà Vinh, An Giang. Một DLV sướng quá hỏi to “Nếu ở
Campuchia chỉ có một đảng cầm quyền thì đâu có chuyện gì, thấy cái tai
hại của đa đảng chưa các con bò dân chủ”? Ô hô, cũng may là Campuchia nó
đa đảng. Cái Đảng A đòi lại đất còn bị các Đảng B, Đảng C khác phản
đối. Tưởng tượng Camphuchia do Đảng A cầm quyền duy nhất và vĩnh viện
thì lôi thôi to, lại dẫn đến chiến tranh. Ngậm miệng ăn tiền thì tốt hơn
là ngậm máu phun người, DLV ạ!
Chúng ta không dám mạnh miệng cho rằng nếu tiếp tục biểu tình như
những ngày trước thì Trung Quốc sẽ nhượng bộ. Nhưng sự thật là, kể từ
khi người dân ngưng biểu tình thì sự việc càng tệ hơn.
- Trung Quốc chửi Việt Nam là đứa con hoang đàng.
- Tàu đánh cá Việt Nam bị đâm chìm.
- Ngư dân bị bắt cóc.
- v.v...
- Tàu đánh cá Việt Nam bị đâm chìm.
- Ngư dân bị bắt cóc.
- v.v...
Nguyễn Đại – tháng 7 / 2014