Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Viên chức ngoại giao Mỹ bị tấn công ở Huế

Viên chức ngoại giao Mỹ bị tấn công ở Huế

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa lên tiếng “phản đối mạnh mẽ” vụ một quan chức sứ quán Mỹ bị tấn công khi tiếp cận linh mục Nguyễn Văn Lý ở thành phố Huế.

Ông Christian Marchant, tùy viên chính trị của Đại sứ quán Mỹ, được mô tả là đã bị xô đẩy và cản trở vào sáng thứ Tư 05/01 khi tìm cách tiếp cận để gặp gỡ linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý hiện đang được tạm hoãn thi hành án dưỡng bệnh tại Nhà Chung, Huế.
Bản thân linh mục Lý nói ông cho rằng những người tấn công ông Marchant là công an.

Một người phát ngôn của sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói với BBC vào sáng thứ Năm rằng Hoa Kỳ đã gửi lời “phản đối mạnh mẽ” tới chính phủ Việt Nam về vụ việc này.

“Chúng tôi đã biết tin và quan ngại sâu sắc về sự việc này. Chúng tôi đã gửi lời phản đối mạnh mẽ tới nhà nước Việt Nam cả ở Hà Nội và Washington.”

Trước đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cũng nói tại thủ đô Hoa Kỳ rằng ông sẽ đề cập việc này với đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng.

Người phát ngôn Hoa Kỳ nói: “Theo luật quốc tế, giới chức ngoại giao được sự bảo hộ đặc biệt. Chính phủ Việt Nam có bổn phận phải đưa ra biện pháp cần thiết để ngăn chặn bất cứ việc tấn công nào vào thân thể, quyền tự do cũng như nhân phẩm của các nhân viên ngoại giao”.

Nói với BBC từ Huế, linh mục Lý nói ông chứng kiến cảnh ông Christian Marchant bị một nhóm người bao vây, giằng co và ép khiêng lên xe trong tiếng la hét cãi cọ của cả hai bên.

Cuộc gặp bất thành

Linh mục Nguyễn Văn Lý thuật lại rằng như đã hẹn, ông tùy viên chính trị sứ quán Mỹ tới Nhà Chung để gặp ông như đã hẹn trước vào khoảng 10 giờ sáng thứ Tư.

“Tôi ngồi đợi ông Marchant khá lâu nhưng không thấy nên ra bên ngoài xem có chuyện gì xảy ra. Khi ra thì thấy có sự lộn xộn, cửa Nhà Chung đã bị đóng chặt và bên ngoài khá đông người đang vây quanh ông Christian Marchant.”

Theo ông Lý, một số người có mặc đồng phục công an, những người khác mặc thường phục, nhưng thái độ và cách hành xử “khiến tôi biết ngay đó là công an”.

“Hai bên lớn tiếng cãi cọ, giằng co nhau khá lâu, phải tới 15 phút. Bên người Việt nói bằng tiếng Anh rằng ông người Mỹ không được văn minh, và không được thăm tôi vì tôi là một người tù, không được tiếp xúc với dân chúng”.

“Họ khống chế và khiêng ông ta lên chiếc xe hơi đã mang tới đó, cho dù ông ta giãy dụa và la hét.”

Linh mục Lý nói ông còn nghe tiếng lục đục trong xe trước khi chiếc xe khởi hành đi khỏi hiện trường với sự chứng kiến của “hàng trăm người dân từ bên bờ sông nhìn qua”.

Được biết kể từ khi được hoãn thi hành án về dưỡng bệnh tại Huế, vị linh mục bất đồng chính kiến đã tiếp nhiều đoàn ngoại giao và nước ngoài mà không bị ngăn cản.

Bình luận về sự việc mới xảy ra, ông Lý nói có thể một lý do là gần đây, ông đưa ra nhiều tài liệu chỉ trích giới lãnh đạo trong nước.

“Nhưng cũng có thể là do phe cánh nào đó trong Đảng muốn dựng kịch bản này để gây mất uy tín cho lãnh đạo bên trên chăng?”

Truyền thông Việt Nam chưa có thông tin gì về sự việc.

Dự luật mới

Trong khi đó, một dự luật mới vừa được đề xuất tại Hạ viện Mỹ nhằm ngăn chặn các quan chức Việt Nam nhập cảnh và làm ăn tại Hoa Kỳ nếu họ có hành vi vi phạm nhân quyền.

Dân biểu Cộng hòa Ed Royce vừa đưa ra đề xuất trên, nhằm vào các quan chức chính quyền, kể cả công an, của Việt Nam, trong trường hợp họ có hành động sách nhiễu và xâm hại các nhân vật bất đồng chính kiến.

Thông cáo của ông Royce viết: “Hạ viện Mỹ cần có phản ứng trước việc chính quyền Cộng sản ở Việt Nam tăng cường đàn áp nhân quyền. Những kẻ chống phá tự do phải trả giá.”

Như thông lệ, dự luật này phải được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua, rồi mới được Tổng thống ký phê chuẩn và có hiệu lực.

Một số đề xuất trước đây của các dân biểu chỉ trích tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã không qua được lưỡng viện để thành luật.

Theo đề xuất mới của dân biểu Ed Royce, tổng thống Mỹ sẽ thiết lập một danh sách các quan chức “tiếp tục coi thường nhân quyền của người dân Việt Nam” và áp dụng trừng phát về tài chính và đi lại đối với những người này.

Ông Royce và một số dân biểu khác cũng đang vận động đưa lại Việt Nam vào danh sách các quốc gia gây quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo (Countries of particular concern – CPC) mà Việt Nam được đưa ra khỏi hồi năm 2006.

Nguồn: BBC

Trong khi đó nguồn tin của AP thì cho biết đây là vấn đề nghiêm trọng và chính phủ Mỹ đã lên án vụ việc này với VN. Đại sứ Michael Michalak nói cả hai nước phải tuân thủ công ước Vienna về vấn đề ngoại giao trong việc bảo đảm sự an toàn cho các nhân viên ngoại giao.  Ngược lại bà Phương Nga thì nói nhân viên ngoại giao cần tôn trong luật lệ của đất nước họ đang hiện diện, và ông Phil Robertson đại diện cho tổ chức Nhân Quyền của Mỹ đặt tại Bangkok thì cho rằng "cảnh sát VN thì ... out of control" không biết dịch "out of control" thế nào cho đúng nghĩa, thường ám chỉ một việc gì một đám người hỗn loạn không có luật lệ gì hết, vô tổ chức, mất dậy vv...vv. Ông này nói thế là còn nhẹ còn lịch sự, chứ ông dùng chữ khác thì buồn cho cảnh sát công an VN.
 
 
Tin tức của Associated Press:

US protests over treatment of diplomat in Vietnam

(AP) – 9 hours ago

HANOI, Vietnam (AP) — The U.S. government has strongly protested to Vietnam over the treatment of an American diplomat, the ambassador said Thursday. A media report said the human rights officer was roughed up while trying to meet with a prominent dissident.

U.S.-funded Radio Free Asia said Christian Marchant, a political officer at the U.S. Embassy in Hanoi, was attacked by police Wednesday outside the home of Catholic priest Thadeus Nguyen Van Ly in the central city of Hue.

Marchant was wrestled to the ground by authorities and later put into a police car and driven away, it said. Marchant's work on human rights was recently recognized with an award from the State Department.

The U.S. Embassy did not release specific details, but outgoing Ambassador Michael Michalak confirmed that an incident occurred Wednesday in Hue.

"The United States government, both here in Hanoi and in Washington, has lodged a strong, official protest with the government of Vietnam regarding the treatment of one of our diplomats," Michalak told reporters Thursday during his farewell press briefing.

He called the issue a matter of grave concern, saying foreign diplomats are protected under international law.

"All governments are responsible for complying fully with the Vienna Convention on diplomatic relations, including ensuring the safety and security of diplomatic personnel," he said.

Vietnamese Foreign Ministry spokeswoman Nguyen Phuong Nga said the government is reviewing the incident, but added that foreign diplomats also have a responsibility to abide by the host country's laws.

Ly, 63, one of Vietnam's best-known dissidents, was sentenced to eight years in prison in 2007 on charges of trying to undermine Vietnam's Communist government. He is now under house arrest after being released last year on medical parole.

During his trial, Ly shocked the court by shouting out in protest. Photos of a police officer covering Ly's mouth to try to silence him circulated worldwide. Several members of the U.S. Congress have repeatedly called for the priest's release.

The incident comes a week ahead of Vietnam's National Party Congress, when the country's new leaders will be announced. Rights groups have criticized crackdowns on dissidents, which have increased during the run-up to the event.

"We think the Vietnamese police are out of control," Phil Robertson of U.S.-based Human Rights Watch said by telephone from Bangkok.

He called on the Vietnamese government to properly investigate the reported incident in Hue and to take swift action in this and other cases of alleged police brutality.

The U.S. government has been a loud critic of Vietnam's human rights record, urging Hanoi to stop jailing pro-democracy dissidents and to allow followers of all religions to worship freely.

Michalak told reporters last month there was a spike in arrests and convictions in 2010 involving people peacefully expressing their views.

Vietnam's government does not tolerate any challenge to its one-party rule. It maintains that only lawbreakers are jailed.

Copyright © 2011 The Associated Press. All rights reserved.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"