Mấy hôm nay đọc báo nhiều tin tức tìm ra những nơi chôn cất những người lính Cộng Hoà cũ của một lịch sử đã khép lại, đôi khi học lịch sử, mình không cảm thấy một sự xúc động đối với lịch sử trừ khi mình có thể là một "chứng nhân" hay đã sống trong thời điểm xã hội lịch sử ấy. Ngày nay tuổi trẻ có nhiều lợi thế hơn nhờ có nhiều hệ thống truyền thông đem lại những hình ảnh, âm thanh qúa khứ lại gần hơn với mọi thế hệ. Thí dụ như đọc "Tháng Ba Gẫy Súng" của Cao Xuân Huy người ta sẽ có thể hình dung ra một cuộc chiến và sẽ có thể hiểu tâm tư của những người lính đã chết đã được chôn tập thể ở một vùng biển, một núi rừng cao nguyên. Họ bị chính quyến hiện tại bỏ rơi, những nghĩa trang của họ trước biến cố 75 hầu như đã bị xoá bỏ hoàn toàn. Ngay cả mới hôm nay tin Hoa Kỳ sẽ gíúp VN hàng triệu đô la để tìm xác những người bộ đội. Hoa Kỳ không nhắc nhở gì những người đã cùng họ chiến đấu và đã hy sinh đâu đó trên đất nước VN. Rồi đây sẽ chẳng còn ai sẽ nhớ đến những người lính Cộng Hoà, đã một thời hy sinh tuổi trẻ của họ cho Tự Do, cho lý tưởng của một nửa dân tộc Việt Nam thời ấy.
Nếu ai, người tuổi trẻ nào ngồi nghĩ lại những người đã một lần bỏ nước ra đi không biết về đâu, họ có bao giờ thắc mắc tại sao trong chiến tranh, chẳng mấy ai bỏ nước ra đi, nhưng khi hoà bình lập lại thì hàng hàng lớp lớp người đã bỏ ra đi, ngày ấy đâu có phải đi máy bay như bây giờ. Họ ra đi thế nào thì đã có nhiều hình ảnh, báo chí đăng tin. Tuy nhiên nếu trong tương lai lại có lớp người nữa bỏ nước ra đi, thì chắc chắn họ ra đi không phải để tìm tự do, họ không phải khổ sở trốn lén để ra đi, lớp người này hẳn sẽ ra đi "đàng hoàng" với visa, nơi họ đến sẽ đã có nhà sẵn, tiền để sẵn trong ngân hàng cho họ dùng, họ ra đi không phải không mất gì cả chỉ mất mỗi một thứ là... Quyền lực. Cho nên để chuẩn bị cho một chuyến đi, họ phải chuẩn bị từ bây giờ, sẽ chẳng có cảnh chết chóc, đạp lên nhau để tìm sự sống như những nạn nhân của quá khứ, là nạn nhân của chính những người đang chuẩn bị một chuyến đi. Thế thôi. Đời sống đã dễ dàng hơn.