Đọc xong bài sau thì tôi lại nghĩ hồi xưa toà án VN xử giữa trời, giữa đất. Bây giờ văn minh hơn thì họ xử kín. Lẽ nào mình nên ước mong cho toà VN trở lại thời kỳ đầu đem ra giữa chợ mà xử cho nhân dân nhìn thấy ông Cù Huy Hà Vũ chống nhà nước của nhân dân ra sao. Chả lẽ một người "phản động" tuyên truyền cổ xuý chống đảng lại không đem ra làm gương cho mọi người thấy toà xử ông ta công bình như thế nào ư?
Vài suy nghĩ nhân trận đấu pháp lý giữa bọn Cộng Sản đương quyền và ông Cù Huy Hà Vũ
Ghi theo ý cụ BC, chuyên viên cao cấp Sử Học
Tác giả gửi tới Dân Luận
Cái số dân ta
Sống cùng Cộng Sản trên mặt đất này từ khi nó còn là cái “bóng ma”, nhờ lòng mê tín của con người mà phát triển một hệ thống (1945) cho tới khi nó tan vỡ (1991) chỉ còn 5 mảnh… thử hỏi, loài người còn lạ gì các phiên tòa CS?
Đau khổ thay, trong 5 mảnh sống sót, có cộng sản Việt nam ta. Trong khi đó, dân cư hàng chục nước mang hoạ cộng sản lại may mắn thoát ra được.
Một điều tưởng khó hiểu, thực ra là dễ hiểu.
- Một khi thoát khỏi hoạ CS thì sẽ thoát vĩnh viễn – vì người dân rút ra bài học để đoạn tuyệt với CS.
- Nếu không kịp thoát, sẽ còn sống kiếp đầy đoạ khá lâu nữa – vì Cộng Sản rút ra bài học để dân không thể hất chúng ra khỏi cổ mình. Chẳng hạn, chúng đổ điêu (đổ thừa) cho dân là đang mơ ước (xin lỗi, tôi nhầm) đang… khát vọng CNXH (Cương Lĩnh đại hội XI).
Toà án cộng sản và toà án phát xít
Lãnh tụ Cộng Sản Dimitrov (Bungary) ra trước phiên toà phát xít (ở Đức) đã tự biện hộ mà được trắng án.
Còn các vụ án chính trị ở nước VN cộng sản thì chưa có bị cáo nào thoát tù đầy (đã đành) mà mức án bao giờ cũng cao hơn mức vi phạm. Nhân Dân Luận đang có hai bài viết về tội ác Stalin, chúng ta còn biết thêm rằng vị bạo chúa (mà CSVN thờ như “ông cố nội”) này, đã xử tử cả những đồng chí gần gũi nhất của mình bằng những cái tội hoàn toàn bịa đặt.
Án chính trị ở nước CHXHCN Việt nam
Toà án dưới chế độ đảng trị Việt Nam xử các vụ chính trị cũng vậy thôi. Có điều, VN là nước nông nghiệp, chế độ đảng trị có hình thù một chế độ phong kiến trá hình; do vậy, toà án chính trị ở VN là toà án đàn áp, độc đoán.
Mác, Lê nin coi nhà nước là công cụ đàn áp của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị. Khốn nỗi, ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam, đảng đã mở quá rộng các giai cấp địa chủ và tư sản, do vậy đảng đã tiêu diệt lây sang cả các giai cấp khác. Thảm cảnh cấp 1 đã phát sinh trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo tư sản. Sau đó, đảng diệt cả những người thuộc “giai cấp nhân dân” nếu họ tỏ ra suy nghĩ và nói năng khác đảng. Thế là thảm cảnh cấp 2 xuất hiện, với hàng chục triệu nạn nhân, không bao giờ dứt nếu cộng sản còn cai trị. Số người - về kinh tế, thuộc “nhân dân”, nhưng về quan điểm lại là “phản động” - sẽ thành đối tượng cần tiêu diệt. Vậy, phải bịa tội danh. Ở Liên Xô trước đây, đó là tội “kẻ thù của nhân dân”, ở Việt nam là “chống đảng”, rồi nay là “thế lực thù địch” và “phản động”…
Đểu cáng từ vĩ mô tới vi mô
Ngoài tính chất đàn áp, trả thù, vu cáo, dã man… Toà án chính trị Việt Nam còn thêm cả tính chất đểu cáng nữa. Đểu vi mô và đểu vĩ mô.
Một trong những cái “đểu” vi mô là cấm cãi.
Các cụ từng trải ở quốc nội nói rằng các vụ án chính trị thời nay vẫn có cái gì đó “kế thừa” đặc trưng của toà án hồi cải cách ruộng đất. Một cụ (nay là lão thành cách mạng) năm 1953 từng bị vu cáo là phản động, chống đảng, kể lại: Phiên toà (trên bãi cỏ) là sự điển hình của hẩu lốn, nhếch nhác, hỗn độn và phi nghĩa. Hoàn toàn không có luật. Hễ bị vu cáo mà cãi lại là lập tức hàng ngàn người vô học lại hô ầm ỹ theo lệnh, có bắt nhịp hẳn hoi: “Đả đảo địa chủ ngoan cố! Đả đảo địa chủ ngoan cố! Đả đảo địa chủ ngoan cố!”… cho tới khi cụ phải im vì quá mệt.
Cuối cùng, chánh án (bần cố nông) hỏi ý kiến quần chúng: Tội tày trời của tên Bằng Công này có đáng tử hình không? Mọi người nhất loạt rống lên: “Đả đảo địa chủ ngoan cố! Đả đảo địa chủ ngoan cố! Đả đảo địa chủ ngoan cố!”. Nghĩa là đáng tội chết.
May, phúc tổ, đây là vụ án muộn, nên chỉ thị của “trên” đã kịp về địa phương với nội dung “tạm ngừng mọi án tử hình”.
Còn hiện nay, chúng cấm cãi bằng cách nào?
Chẳng cần tinh ý cũng nhận ra, khi chúng quy định: Bị cáo nào tỏ ra ăn năn, thành khẩn sẽ được khoan hồng mà nhẹ tội. Như vậy, lẽ ra cần khuyến khích bị cáo tự biện hộ tới cùng (để bản án công bằng, đúng tội) thì hễ bị cáo nào cãi lại - nhất là cãi với lập luận vững chắc – thì tội càng nặng. Luật sư Lê Công Định nhận tội ngay từ đầu có mức án thấp hơn ông Trần Huỳnh Duy Thức cả chục năm, chỉ vì ông Thức đã cãi “đâu ra đấy”. Ông bị coi là “ngoan cố”, mặc dù “tội” ông không nặng hơn người khác.
Còn chuyện ngụy tạo bằng chứng, vu cáo, trấn áp… thì vô kể. Đó là cũng là những cái đểu vi mô. Vụ Trần Khải Thanh Thuỷ với “bằng chứng” là ảnh ghép. Vụ Cù Huy Hà Vũ, lẽ ra hai cái capot “đã qua sử dụng” cũng là “bằng chứng”, nhưng chúng vụng về nên không thành… vân vân.
Một loại “đểu” nữa: đểu vĩ mô.
Chúng đưa vào luật những “tội” không đáng coi là tội, không một nước dân chủ nào coi đó là “tội”. Và cả những “tội” khá mơ hồ để công tố tha hồ suy diễn và “sáng tạo” vận dụng. Ví dụ? Có mà hàng đống. Báo chí của chúng thừa nhận đền bù đất đai giống như ăn cướp. Ấy thế mà có ai thương dân, làm đơn kêu oan giúp dân, hướng dẫn dân nơi cần đưa đơn, tư vấn pháp lý cho dân… thì có nguy cơ mắc tội “xúi giục”. Cái tội “chống phá nhà nước XHCN” mới mơ hồ và đểu cáng chứ! Thực chất, đó chỉ là hành động vạch ra những cái xấu có thật, do vậy, chúng không thể kết tội vu cáo, mà dùng điều 88 hay 77.
Nhưng, cái đểu thuộc loại “đại vĩ mô” là chúng ban cho dân nhiều quyền “tự do trên giấy” – ghi trong Hiến Pháp. Thế thì khó cái “đek” gì mà từ năm 1946 đến nay, đã trên nửa thế kỷ, chúng vẫn không luật hoá những điều đó để thực hiện trong cuộc sống? Các cụ quốc nội bảo: Chúng tôi sắp mãn đời rồi mà không thấy hình thù cái “Luật Tự Do Ngôn Luận”, “Luật Tự Do Báo Chí” hay “Luật Tự Do Lập Hội”… nó ra làm sao. Chúng tôi dấn thân đánh Pháp, đuổi Nhật từ khi thằng Trọng, thằng Mạnh chưa sinh ra cơ…
Có thể làm gì trước toà?
- Bị cáo chính trị và các vị hoạt động dân chủ không hy vọng, mà biết rằng bản án của họ đã được Cộng Sản định sẵn, từ trước khi xử. Đó là bản án trấn áp và trả thù. Ngay toà cấp thấp nhất (huyện) thì chánh án, công tố nhất thiết phải là đảng viên. Ý thức trả thù có từ trong máu tuỷ chúng.
Tuy nhiên, trong khi xử (diễn kịch), chúng cũng có "nếu". Chúng quy định rằng nếu bị cáo tỏ ra hối lỗi, thành khẩn thì dùng bản án nhẹ hơn (vẫn là án định sẵn); nếu cãi lại (tranh luận pháp lý) thì chúng lôi ra từ trong túi ra bản án nặng hơn. Biết vậy, bị cáo tự cân nhắc từ trước để chọn cách thức ứng xử trước bọn quan toà (vốn về hùa với công tố), sao cho có lợi cho mình và cho phong trào. Ông X (tôi không nêu tên) đã nhanh chóng nhận “tội” để bà Y (tôi giấu tên) tội nhẹ, được sớm tại ngoại mà tiếp tục công việc… Nhưng ông Duy Thức, trái lại, cứ cãi nảy lửa.
- Trước khi chúng bịa ra lý do để bắt mình, các nhà dân chủ công khai đã phải chuẩn bị về trường hợp này rồi. Do vậy, tới nay hầu như không ai bất ngờ khi bị bắt nữa. Cứ xem cách xử sự của ông Cù Huy Hà Vũ, đủ biết. Mọi hành động của ông đều công khai, kín kẽ, tránh phạm luật. Nhưng ông hoàn toàn ý thức rằng sẽ có ngày bị bắt với một cớ vu vơ gì đó.
Ông cũng quá biết rằng không bao giờ CS nghe ông tố cáo mà sửa chữa sai lầm. Do vậy, mục đích của ông không phải là thắng kiện (vụ kiện thủ tướng); mà là “vạch trần” cho mọi người dân thấy họ đang sống trong chế độ có vô số điều vô lý. Ví dụ, té ra thủ tướng cũng phạm luật, nhưng chỉ có ở VN là không có quy định luật pháp nào với thủ tướng cả. Thế là đủ. Ông Hà Vũ không hoang tưởng rằng thủ tướng sẽ do bị kiện mà… thôi bán quặng bauxite cho Tàu.
- Tố cáo tính chất đàn áp, trả thù và lén lút của phiên toà cũng là một mục tiêu.
Biết rằng chúng sẽ xử kín, thế thì mọi người kéo đến dự phiên xử thật đông đảo. Chúng chẳng cho vào bên trong đâu, biết trước thế. Nhưng mọi người cứ đứng quanh đấy, không giải tán… Phiên toà xử đồng bào tôn giáo là vậy. Báo chí của đảng cũng lâm vào tình huống trơ trẽn khi lũ bồi bút cứ sưng sưng viết rằng “các bị cáo cúi đầu nhận tội”. Chúng tao đang kháng án đây, “nhận tội” cái… máu l… bà đây này.
Tại toà, luật sư có bài biện hộ chặt chẽ, thuyết phục, sau đó sẽ phát tán rộng rãi.
Và chưa đợi phiên toà diễn ra, ông Cù Huy Hà Vũ đã dựa vào luật mà đề nghị hầu toà phải có cả những đại diện của bên bị hại và của những người có quyền lợi và trách nhiệm liên quan… Thế là có cả biểu tượng của nhục (Nguyễn Minh Triết) và vinh (Dân Luận, VOA…). Không ai hoang tưởng rằng ông Triết (hay đại diện của ông) sẽ có mặt tại toà, nhưng mục tiêu tố cáo phiên tòa thì rất đạt.
Ý của riêng tôi
Dự đoán và bàn luận về diễn biến và kết quả phiên toà cũng lý thú ra phết đấy. Nó góp phần tố cáo. Điều thấy rõ là cùng một tội, trước đây thì tù mọt gông, nay thì khác hẳn. Phong trào tuy tiến triển chậm, nhưng đang tiến triển. Vậy, tất có lúc đạt ngưỡng “nổ tung”. Người già quốc nội nhận định vậy đấy. Chúc các cụ tận mắt thấy ngày đó.