Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Biểu tình ở Ai Cập

Những dữ kiện dồn dập xẩy ra tại Tunisia và bây giờ là Ai Cập xẩy ra cũng nhờ Internet. Với một đất nước đông dân và xử dụng cell phone, thì sự thông tin sẽ một ngày một lan rộng. Chỉ cần một người chịu khó chỉ cho người khác dùng xử dụng tin nhắn trong cell phone gửi đến cỡ 10 người quen thì hiệu quả "vết dầu loang" chắc còn "tai hại" hơn là vụ nổ mỏ dầu ở Mỹ muà Hè vửa qua?
Như lời phân tích trong bài báo sau:


Một phân tích gia, ông Nabil Abdel-Fattah, nói rằng: “Ðiều xảy ra hôm nay là lời cảnh cáo mạnh mẽ đối với hệ thống cai trị. Ðây là kết quả sự dồn nén những phẫn uất đã có từ lâu và cũng do các cuộc biểu tình liên tục trong thời gian qua. Và một điều mới khác là các thế hệ trẻ tham dự đang sử dụng các phương tiện mới.”
  
CAIRO (Reuters) - Hàng ngàn người Ai Cập xuống đường biểu tình đòi chấm dứt 30 năm cầm quyền của Tổng Thống Hosni Mubarak.

Người biểu tình đụng độ cảnh sát Ai Cập trong cuộc biểu tình lớn chưa từng thấy tại Cairo hôm 25 tháng 1, 2011. Cuộc biểu tình tại đây bắt nguồn từ tình hình Tunisia, đòi hỏi Tổng Thống Hosni Mubarak từ chức sau 30 năm cầm quyền. (Hình: AP Photo/Nasser Nasser)


Người biểu tình đụng độ với cảnh sát hôm Thứ Ba, trong các cuộc phản kháng chưa từng thấy, được thúc đẩy bởi cuộc nổi dậy của dân chúng Tunisia làm sụp đổ chế độ cầm quyền độc tài.

“Ðả đảo Hosni Mubarak,” đám đông hò hét khẩu hiệu ở thủ đô Cairo, với phía cảnh sát bắn lựu đạn cay và dùng vòi rồng xịt nước. Phía biểu tình ném đá và chai lọ vào cảnh sát. Các quan sát viên cho hay họ thấy phản ứng của cảnh sát lần này không mạnh mẽ và quyết liệt như những lần đàn áp trước đây.

Một số người biểu tình thậm chí rượt đánh cảnh sát và các hình ảnh do hệ thống truyền hình Reuters TV còn ghi nhận cảnh một cảnh sát viên tham gia cùng đoàn biểu tình.

Tại Alexandria, người biểu tình xé bức hình lớn của Tổng Thống Mubarak, 82 tuổi, và của người con trai ông ta là Gamal, kẻ nhiều người dân Ai Cập lo ngại sẽ được đưa lên kế vị một khi ông Mubarak rút lui.

Người biểu tình ở Cairo cũng cùng với giới tranh đấu qua mạng, hô rằng “Gamal, nói với bố anh rằng dân chúng ghét anh.”

Người dân Ai Cập cũng có cùng bất mãn từng khiến người dân Tunisia phải xuống đường: giá cả thực phẩm leo thang, nghèo đói, thất nghiệp và chế độ độc tài thường xuyên đàn áp các cuộc phản đối một cách nhanh chóng và dữ dội.

“Tunisa, Tunisia,” đám đông hò hét trong các cuộc biểu tình khắp nước với sự tham dự của ít nhất 20,000 người ở Cairo và một số thành phố khác.

Các quan sát viên cho biết, khó mà có con số chính xác, vì các cuộc biểu tình bùng ra ở nhiều nơi.

Tổng Thống Zine al-Abidine Ben Ali của Tunisia phải cùng gia đình bỏ trốn sang Saudi Arabia sau 23 năm cầm quyền và một số người biểu tình ở Cairo hô lớn: “Mubarak, Saudi Arabia đợi ông kìa.”

Các cuộc biểu tình ở Ai Cập trước đây thường chỉ có vài trăm người tham dự. Các cuộc biểu tình lần này xảy ra nhiều nơi, với sự phối hợp, khiến con số tham dự đông đảo chưa từng thấy từ khi Mubarak lên cầm quyền năm 1981 tới nay.

Một phân tích gia, ông Nabil Abdel-Fattah, nói rằng: “Ðiều xảy ra hôm nay là lời cảnh cáo mạnh mẽ đối với hệ thống cai trị. Ðây là kết quả sự dồn nén những phẫn uất đã có từ lâu và cũng do các cuộc biểu tình liên tục trong thời gian qua. Và một điều mới khác là các thế hệ trẻ tham dự đang sử dụng các phương tiện mới.”

Các cuộc biểu tình có thể sẽ trở thành lớn hơn nữa nếu nhà nước không nhanh chóng giải quyết các đòi hỏi của người dân, theo ông Nabil Abdel-Fattah. (V.Giang)

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"