Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Tường thuật buổi giao lưu và chiếu phim "Hoàng Sa: Nỗi Đau Mất Mát" tại Hà Nội

Trần Ngọc Kha
10458356_10202396425897413_3478254100325596113_n.jpg

"Bộ phim này không có tính Đảng"

“Hoàng Sa trời đất mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về…”
Câu ca ai đó cất lên nghe xa xót làm vậy. Cùng lúc là những thước phim Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát được sản xuất bởi một người Pháp gốc Viêt có hai quốc tịch, ông Andre Menra Hồ Cương Quyết bắt đầu được công chiếu tại Liêp Hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội hôm nay, 11-7. Cùng với lần công chiếu hôm qua, 9-7, tại Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, 19 - Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đây là lần đầu tiên bộ phim được công chiếu mà không bị bất kỳ một thế lực nào ngăn cản.
Nghĩa trang xã Thịnh Khê, TP trấn Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam một ngày đang lên, nơi có những ngôi mộ gió - những ngôi mộ không có cốt người... Người đánh cá bình thản thưởng thức sự êm đềm của buổi sớm mai. Những mẻ cá tươi ngon đang được bày bán ngay bên bờ biển.
Ngày mới bừng lên trên từng gương mặt từng người. Thế nhưng… Cảnh phim dẫn dắt người xem đến những vùng đất, gặp bao số phận số phận người đau thương nỗi đau mất mát, khổ ải nỗi khổ bị hắt hủi, bỏ rơi qua bao tháng bao năm chỉ vì họ từng là người của chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa, cho dù người thân của họ đã từng thân hành chiến đấu và hy sinh bảo vệ Hoàng Sa đến giọt máu cuối cùng.

Phải một lúc khá lâu sau khi phim dừng chiếu, GS Chu Hảo, thay mặt Ban tổ chức mới nghẹn ngào cất được vài lời. Rằng bộ phim này cho đến nay vẫn chưa được bất kỳ một cơ quan, cá nhân nào của Nhà nước ta chính thức đánh giá, cấp phép. Có chăng thì đó chỉ là một giấy phép được xuất khẩu bộ phim mà thôi. Còn đạo diễn bộ phim, ông Andre Manra Hồ Cương Quyết thì nói: Ngày 5-8 sắp tới sẽ có một cuộc công chiếu bộ phim tại TP Hồ Chí Minh. Khi đó, ông mới có thể mời những người của Đài Truyền hình Đà Nẵng cộng tác làm bộ phim này đến sự cùng chia vui, giao lưu cùng với mọi người.
PGS.TS Vương Toàn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội bày tỏ: “Đây là một huyện thoại!”.
“Chắc chắn không chỉ mình tôi mà nhiều người sẽ cùng đặt ra câu hỏi: Ai đã ra lệnh cấm công chiếu bộ phim này? - một khán giả lên tiếng - Nhưng sau khi được xem bộ phim này thì tôi nghĩ không cần thiết phải tìm câu trả lời này nữa, vì nội dung của phim đã nói lên tất cả”.
Tại sao người Việt Nam không ai dám làm phim về Hoàng Sa như vậy mà lại phải đợi một người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam như ông Andre Menra Hồ Cương Quyết, làm cho mà xem? Thay vì trả lời câu hỏi này từ một khán giả, ông Hồ Cương Quyết kể lại rằng có lần, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua từng đánh giá rằng: “Bộ phim này không có tính Đảng”. Và rất nhiều đạo diễn nổi tiếng nước ta trong đó có cả ông Đặng Nhật Minh từng nói với ông rằng: “Chúng tôi rất xấu hổ vì không làm được một bộ phim như thế”.
Luật sư Trần Vũ Hải thì ví làm bộ phim này giống như việc ban hành một nghị quyết về biển Đông hiện nay mà việc này chỉ có thể trông chờ ở người nước ngoài là Quốc hội Mỹ dám làm mà thôi. Sau câu nói này, cả hội trường ồ lên xa xót. “Chúng ta cần phải xem lại xem đến nay đã có nhiêu người ở đảo Lý Sơn bị Trung Quốc giết, vì lý do gì?” - Luật sư Trần Vũ Hải đặt vấn đề. Ông ví dụ: Năm 1995, từng có vụ 9 ngư dân Hậu Lộc bị Trung Quốc giết chết và yêu cầu nhà nước phải quan tâm hơn nữa đến ngư dân, không chỉ coi họ là “tuyến đầu” Tổ quốc. Tiếp lời luật sư Hải, ông Andre Menra Hồ Cương Quyết nói một mạch những con số khiến mọi người không khỏi giật mình: Từ năm 2002 đến nay, Lý Sơn có ít nhất 30 người hy sinh, hơn 100 chiếc tàu bị đánh chìm, hơn 500 người bị Trung Quốc bắt giữ. Mục đích của họ là để ngư dân không sợ hãi mà còn dám đi biển nữa. Khi ngư dân không được bảo vệ, khi ra biển chỉ một mình, họ có thể phải hy sinh. Trung Quốc ác vô cùng. Chúng đánh chìm tàu của họ rồi bỏ đi, mặc cho họ tự mình xoay xỏa.
Đạo diễn Trần Văn Thủy sau khi xem phim xong đã xúc động thốt lên: Tôi vô cùng cảm ơn và quý trọng ông Andre Menra. Tôi thấy vui quá! Mọi người cười nói phớ lớ, không có gì nặng nề gì cả. Tôi cũng là một người làm phim. Xin mọi người một tràng vỗ tay tay thật lớn để cảm ơn anh Andre. Anh nói phim của anh không đụng đến Trung Quốc mà chỉ chạm đến thân phận con người. Thưa anh cái gì chạm đến thân phận con người đều vĩnh cửu. Sự tận cùng cao nhất là số phận con người. Khi dự mặt nhân dịp một cuốn sách về huyền thoại về nhà tình báo, nhà báo vĩ đại Phạm Xuân Ẩn, tôi từng nói rằng: “May đất nước ông (tác giả Mỹ) không có Ban Tư tưởng Văn hóa”. Thượng đế ban cho mỗi người một cái mồm, hãy nói những gì mình nghĩ, sao lại cứ phải nói những gì người khác muốn. Châm ngôn Pháp có câu: “Người ta cao lên vì cúi xuống”. Xem phim này tôi nhớ lại năm 1979, vừa học ở Nga về làm bộ phim Phản bội. Phim đoạt giải xuất sắc LH phim quốc gia năm 1990 và chấn động dư luận vì nó là bộ phim duy nhất hồi đó đánh nhà cầm quyền Trung Quốc một cách trực diện và dữ dội nhất. Tôi đã đi rất nhiều nước nói với bạn bè về bộ phim rằng nó ra đời hồi đó vì chúng ta có ông Lê Duẩn, có ông Nguyễn Cơ Thạch.
Mặc dù bộ phim này không có tính Đảng như ông Đua đánh giá nhưng nó có tính Nhân dân và tính dân tộc sâu sắc - TS Nguyễn Xuân Diện nhận định.
Cuộc giao lưu về cuối càng lúc càng nóng hội trường bởi nhiều câu hỏi khá nhạy cảm từ khán giả gửi đến ông Andre Menra. Ông có bị ai “làm phiền” trong quá trình làm phim không? Ông yêu Việt Nam đến bao giờ thì hết?... “Tự đáy lòng tôi cảm ơn Việt Nam. Việt Nam đã dạy tôi làm người”, ông nói. Nhưng đây vẫn chưa là lời cuối cùng, hôm nay…
Trần Ngọc Kha
10421294_10202396420177270_3843827956382403850_n.jpg
10290639_10202396420897288_8610544930608223761_n.jpg
Ảnh: Trần Ngọc Kha - Mai Dũng

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"