Nguyễn Trần Sâm
Tôi sinh vào đúng giữa thế kỷ XX. Năm 1956, tôi đến lớp “vỡ lòng”.
(Lúc đó tôi là thằng bé nhất lớp; bọn bạn học có “đứa” tôi phải gọi bằng
“chú”, xưng “cháu”, vì “nó” hơn tôi trên chục tuổi.)
Thời tôi học cấp I, nội dung học thật đơn giản. Tập viết, tập tính cộng trừ nhân chia (kể cả số thập phân và phân số) cho thạo.
Học thuộc lòng những bài cả văn xuôi và văn vần khá dài. Thêm vài bài đọc về luân lý, đơn giản mà trong sáng, vài bài về thế giới cung quanh, và vài câu chuyện cổ tích. Chỉ có thế.
Học thuộc lòng những bài cả văn xuôi và văn vần khá dài. Thêm vài bài đọc về luân lý, đơn giản mà trong sáng, vài bài về thế giới cung quanh, và vài câu chuyện cổ tích. Chỉ có thế.
Lên cấp II thì khác. Lúc bấy giờ, bộ máy tuyên giáo bắt đầu vận hành
với cường độ ngày càng tăng. Chúng tôi bắt đầu được dồi những lời dạy về
sự vĩ đại của lãnh đạo, về sự đúng đắn tuyệt đối của “chủ nghĩa” và về
tương lai rực rỡ của dân tộc khi đi theo “chủ nghĩa” đó. Lúc đầu, có một
số đứa bạn tôi tỏ ra không mặn mà với những điều được nghe. Nhưng rồi
cái thứ đó cứ ngấm dần. Đến lúc chúng tôi tin tuyệt đối.
Khi tôi vào đại học, tôi được học cùng lớp với những đứa là con cái
của những vị quan chức rất-rất to, những vị mà chỉ nghe đến tên thôi thì
trong lòng tôi đã thấy dâng trào sự kính phục rồi. Nhưng rồi tôi nghe
những đứa con của vài vị này nói xấu vị kia. “Lão X nghe báo chí nói thì
như thế, kỳ thực chẳng ra cái quái gì. Thả nổi cho vợ con hạch sách đòi
cấp dưới cúng…” “Lão Y lên đài nói mọi người bình đẳng mà mỗi lần về
đến cổng nhà, thấy tay bảo vệ chưa kịp ra mở cổng để xe lão đi vào luôn
là lão chửi mắng sỉ nhục ầm ầm…” “Tay lái xe của lão Z chuyên chở bà vợ
lão này đem hàng nhà nước ra ngoài giao cho bọn tay sai ở các nơi bán
với giá cao gấp cả chục lần giá “cung cấp”…”
Khi nghe những chuyện như vậy, tôi khó chịu vô cùng. Tôi không thấy
các “lão” ấy là xấu. Tôi chỉ nghĩ các vị ấy bận việc nước quá, không có
thời gian bảo ban con cái nên chúng đổ đốn.
Cho đến khi tôi bỗng nhận ra hình như có gì đó ngày càng bất ổn trong
tư duy của các vị ấy. Hoặc các vị ấy quá cao siêu, loại người thường
như tôi không thể nào hiểu nổi. Mặt khác, tôi cũng có điều kiện kiểm
chứng một số thông tin kiểu như những chuyện nghe qua mồm con cháu các
vị.
Càng sống lâu dưới chính thể của các vị, càng chứng kiến kết quả
những chính sách của các vị, và càng để ý đến đời sống của những người
bà con làm nghề nông ở quê hoặc đi làm ở các khu công nghiệp, tôi càng
thấy loại dân như mình không hợp (hoặc không xứng đáng) với hàng ngũ
“lãnh đạo” như các vị ấy. Chúng tôi cần một dàn lãnh đạo kiểu khác.
Trong những ngày gần đây, khi chủ quyền quốc gia bị đe dọa, những
quyết sách và cách tỏ thái độ của các vị ấy càng làm tôi nhận ra hố sâu
ngăn cách trong nhận thức giữa các vị ấy và chúng tôi. Không phải vì tôi
không chịu nghe các vị ấy dạy. Ngược lại, giá tôi đừng nghe thì có khi
vẫn còn cho rằng họ nghĩ không khác loại như mình quá xa. Đặc biệt, quan
niệm thông thường về sự vinh nhục của một dân tộc khi bị ngoại bang đe
dọa, về lòng yêu nước, về “tình hữu nghị”,… đã thấm vào tôi qua gần hết
một đời người, thấm dần từ những bài học về lịch sử, từ hàng trăm tác
phẩm văn học bất hủ của nhân loại, từ những câu chuyện và những va chạm
hàng ngày,… hiện không còn có gì chung với những điều các vị ấy “dạy”
nữa.
Một điều trở nên rõ ràng: cái “đạo đức” của “con người mới” mà các vị
ấy “dạy” cho dân trong mấy chục năm qua về cơ bản phủ nhận những giá
trị “lạc hậu” đã được thừa nhận hàng ngàn năm!
Trong lúc đó, tôi được nghe những phát ngôn gây chấn động của thủ
tướng Nhật Shinzo Abe, thể hiện một lập trường không khoan nhượng trước
thái độ hung hăng của tên hàng xóm ngông cuồng. Rồi những công việc
chuẩn bị sẵn sàng đối phó với kẻ gây hấn. (Có lẽ về tính cách, ông Abe
gần giống danh tướng Lý Thường Kiệt của Đại Việt ta ngày xưa. Nếu không e
ngại những phản ứng dây chuyền khó lường trong thời đại hạt nhân, có
thể ông Abe đã tiến đánh trước để răn đe.) Tôi nghĩ chính thái độ dứt
khoát đó của lãnh đạo Nhật mới là sự bảo đảm để người dân Nhật được sống
trong hòa bình.
Từ phía trời Tây, tôi nghe khẩu khí của một vị nguyên thủ khác: ông
Petro Poroshenko, tổng thống vừa đắc cử cách đây chưa đầy hai tháng của
Ukraina. “Bán đảo Krym, hiện bị Nga chiếm đóng, đã, đang, và sẽ là
đất Ukraina. Hôm qua, trong cuộc gặp ở Normandie, tôi đã nói với ngài
Putin: Krym là đất của Ukraina. Chấm hết!” – ông nói trong diễn văn
nhậm chức. Một thái độ rõ ràng, không úp mở. Ngay sau đó, ông Poroshenko
đã ra lệnh tiến quân dẹp loạn ly khai ở các tỉnh miền đông. Những tưởng
sự cứng rắn của Poroshenko là quá đáng và sẽ làm cho Putin tức giận, và
Ukraina sẽ phải hứng chịu sự trừng phạt từ Nga. Nhưng không! Chính thái
độ cứng rắn đó đã làm chính quyền Putin phải chùn tay.
Tôi bỗng nhận ta chúng ta đang cần những nhà lãnh đạo kiểu gì, nhất
là vào lúc này. Và, tưởng tượng ra đang đứng trước những người dân Nhật,
dân Ukraina, tôi thấy xấu hổ muốn lủi đi chỗ khác.
............................
P.S. (1) Cứng rắn, nhưng tất nhiên phải tránh làm những việc lèm nhèm
như rêu rao chửi bới làm nhục nước khác, hoặc những việc nhẫn tâm như
đem ngoại kiều đến biên giới hoặc hải cảng rồi tống cổ người ta đi,…
(2) Cái giàn khoan ấy vừa rút rồi, chắc sẽ có những vị chuẩn tính công cho mình, hi hi!
(2) Cái giàn khoan ấy vừa rút rồi, chắc sẽ có những vị chuẩn tính công cho mình, hi hi!