Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Hà Nội: Dân bao vây trụ sở UBND, đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền

Trần Thị Cẩm Thanh
Trong mấy ngày qua, trên mạng lan truyền thông tin về việc người dân Mai Phúc tập trung đông người đánh trống, treo cờ tang đoạn quốc lộ 5, trước cổng UBND phường Phúc Đồng, Hà Nội nhằm phản đối chính quyền đàn áp quyền làm chủ của người dân tại khu nghĩa địa cổ của làng, đã có nhiều người dân bị đánh rất đau, trong đó có cả người già.
Chúng tôi đã tới địa điểm trên và xác nhận đây là chuyện có thật, chúng tôi đã tiếp cận được một số nạn nhân của vụ bạo hành và nghe họ kể về sự việc trên (xem video)

Trò chuyện với anh Hoàng Lưu Lương: http://www.youtube.com/watch?v=k-JNEYL75b8

Trò chuyện với cụ Nguyễn Thị Gái: http://www.youtube.com/watch?v=fQaLxipKFSM
Trong khi trò chuyện với hai nhân chứng của vụ bạo lực đó là cụ Nguyễn Thị Gái và anh Hoàng Lưu Lương người thôn Mai Phúc, cả hai gia đình đều có công với cách mạng, tôi hỏi nhiều lần về việc viết đơn trình báo cơ quan các cấp nhưng họ đều không quan tâm tới việc viết đơn trình báo, anh Lương thì cho rằng chính quyền “ Quận và Phường đều ăn rơ với nhau” còn cụ Gái thì cụ đánh trống lảng khi nhắc đến việc gửi đơn từ cho chính quyền các cấp, thế nhưng cụ không quyên nhờ các “ nhà báo”, cụ ơi nhà báo nào cũng bị ông Trưởng ban tuyên giáo của đảng quản lý hết rồi, cháu không phải là nhà báo, đây cũng không phải là nghề của cháu, nhưng cháu sẽ đưa hình và lời cụ nói ra bên ngoài, để cho bà con trong và ngoài nước chia sẻ và đồng hành cùng cụ và người dân Mai Phúc.

Vấn đề của người dân Mai Phúc cũng chỉ phản ánh mâu thuẫn xẩy ra khi người dân có những hành vi thực hiện quyền dân chủ và hành vi của chính quyền do đảng cộng sản Việt Nam lập ra, dân Mai Phúc-Long Biên- Hà Nội trong thời gian qua đã đấu tranh với chính quyền các cấp về quyền làm chủ của người dân đối với khu nghĩa địa cổ rộng chừng 10.000 M2 của Mai Phúc. Người dân khẳng định khu nghĩa địa là của dân, không phải là của nhà nước, người dân không chấp nhận nhà nước thông báo qua loa truyền thanh về việc phải di dời mồ mả vì khu nghĩa địa của dân đã trở thành của người khác theo quyết định số bao nhiêu đó của một cấp chính quyền nào đó.
Ngày 12/11/2013 là ngày được chọn để chôn cất đứa con trai xấu số của gia đình ông Dũng sống tại thôn Mai Phúc thì cũng là ngày người dân chiến đấu trực diện với công an tại nghĩa địa để đảm bảo quyền làm chủ của họ.
Về phía công an: Có lẽ họ nhận được chỉ đạo là họ có trách nhiệm bảo vệ chủ mới của khu nghĩa địa, công an cũng đổ về để bảo vệ nghĩa địa rất đông, theo người dân công an mặc thường phục rất nhiều, thuộc 14 phường của quận Long Biên.

Quá trình xô xát giữa hai bên đã xảy ra (xem video)
http://www.youtube.com/watch?v=_SEAnHHvRF8
Một số người dân bị công an bắt đi, dân làng kéo về trụ sở công an phường Phúc Đồng nhưng không có ai tiếp, họ kéo nhau sang trụ sở UBND phường Phúc Đồng và đấu tranh, vạch trần những sai phạm của chính quyền với ông chủ tịch UBND phường Phúc Đồng (xem video):
Khi xem một số video và hình ảnh, chúng ta có thể thấy người dân mặc dù bị đánh đập nhưng họ không sợ chính quyền, không sợ công an, họ vừa chiến đấu trực diện vừa tìm sự giúp đỡ của bà con trong khu vực Hà Nội giúp họ truyền tin, phản ánh cách hành xử vi phạm nhân quyền của chính quyền các cấp rộng rãi trong cả nước và quốc tế.
Mỗi chúng ta lên tiếng bảo vệ họ cũng chính là bảo vệ cho nhân quyền của chúng ta, mỗi chúng ta hằng ngày đã nộp thuế để nuôi công an, thế mà bây giờ công an đánh đập họ, chúng ta có trách nhiệm về việc công an sử dụng bạo lực với người dân Mai Phúc, họ có được an toàn hay không trong quá trình đấu tranh cũng là tùy thuộc vào mức độ phản kháng của chúng ta, phản kháng lại hiện tượng các chiến sỹ công an mù quáng tuân lệnh cấp trên, những mệnh lệnh bất hợp pháp, những mệnh lênh chà đạp lên quyền con người. chủ trương dùng bạo lực để đàn áp dân chủ.
Sau đây là một số ảnh tại hiện trường nghĩa địa thôn Mai Phúc chiều ngày 12/11/2013 và cảnh người dân kéo đến trước cổng công an phường Phúc Đồng sau khi bị đánh (xem tại đường dẫn sau):

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"