Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Không bột sao gột nên hồ

Phạm Khắc Trung
vo_chong_nguyen_thanh_chan
Vợ chồng tù nhân Nguyễn Thanh Chấn
Hè 1977, chúng tôi ra trường và đi nhận nhiệm sở ngay. Tôi về làm Tài Vụ cho nhà máy xay Bình Tây trong Chợ Lớn, người bạn học thân lúc ấy lớn tuổi hơn tôi, về làm Phó phòng Tổ Chức (phòng Nhân Viên cũ) cho Sở Công Nghiệp tỉnh Sông Bé (Bình Dương cũ).
Một buổi trưa cuối tuần gần Giáng Sinh năm ấy, tôi ghé cư xá Thanh Đa thăm gia đình người bạn này. Vợ anh vồn vã mời tôi:
− Chú Trung ngồi chơi chờ chút, anh ấy cũng mong gặp chú lắm đấy. Anh ấy vô sở từ sáng chắc cũng sắp về tới rồi.
Tôi thắc mắc:
− Chủ Nhật chắc đi lao động chứ làm lụng gì hả chị?
Chị cười ruồi:
− Nghe đâu họp hành gì đó thôi!
Tôi chưa hút xong điếu thuốc anh ta đã mở cửa bước vào, thấy mặt tôi anh mừng ra mặt, nhưng lại vừa tức tưởi khóc vừa chửi:
− ĐM! Dã man quá! Tao mới đi dự xử bắn một Thượng Sĩ Ngụy!

Rồi anh chậm rãi kể nguyên nhân:
− Trước kia gia đình ông Thượng Sĩ này có cái máy Radio-Cassette hiệu AIWA. Sau “dải phóng” túng thiếu mới đem bán lấy tiền đong gạo nuôi vợ con, nhưng bỏ sót cái microphone trong hộc bàn. Thấy không quan trọng nên ổng không vất đi, chắc cũng tiếc rẻ một phần. Rủi sao du kích bắt gặp, cho đó là bộ phận của cái điện đài, và nghi CIA gài ổng lại để thâu lượm tin tức hàng ngày, rồi dùng cái điện đài đó mà liên lạc, báo cáo… Chúng nó đánh ổng bầm dập mà ổng vẫn ngoan cố không nhận tội, rốt cuộc tòa án nhân dân tỉnh Sông Bé cũng tuyên bố tử hình, bằng chứng điển hình duy nhất có cái microphone…
Kể đến đó anh chợt nhớ ra điều ấm ức nên lẩm bẩm chửi đổng:
− ĐM! Tiệc tùng thì Trưởng Phòng đi, còn tử hình nó giao cho thằng Phó! Đéo mẹ cha nó!
Sau đó anh lại tiếp tục kể:
− Thấy nó bịt mắt, bịt miệng lôi ổng ra mà tao không cầm được nước mắt. Hai thằng công an xốc nách lôi ổng ra trói vào cây cột ngoài sân vận động, chứ nó đánh ổng nhừ tử rồi đâu còn sức lê nổi nữa đâu. Nhắm chừng ổng chẳng còn sức chó đâu để la mà nó sợ vẫn bịt miệng?
Nghe tới đây tôi phẫn uất nên buột miệng chen vào:
− ĐM chúng nó là một lũ hèn! Nó sợ không bịt miệng rủi ổng la “Hồ Chí Minh muôn năm” lại không biết xử trí thế nào? Lệnh trên đã tử hình nên tha không được, mà bắn thì tự chửi vào mặt mình!
Anh bạn tôi nổi quạu chửi thề:
− ĐM! Ai mà điên như mày?
Tôi gân cổ cãi:
− Đằng nào cũng chết, sợ gì mà không quậy cho nó rối bem lên?
Anh bạn tôi vẫn bực bội chửi tôi khùng, trong khi vợ anh ngồi đan gần bên lại ôm bụng cười ngất, rồi bảo:
− Ai không dám chứ chú Trung dám lắm!
Thấy có người về phe mình, tự dưng tôi nổi hứng, cắc cớ nói:
− Bảo ông ấy là CIA là không đúng tội, nhưng xử tử hình thì quả là đúng người, chẳng có oan khiên gì ráo!
Anh bạn tôi tức quá không nhịn nổi gầm lên:
− Mày nói năng như cái đầu buồi!”
Tôi vừa cười vừa nhẩn nha giải thích:
− Anh nhớ chuyện người ta bắt được người thiếu phụ ngoại tình, họ tính làm khó nên giải đến hỏi Jesus rằng liệu có đáng ném đá hay không? Jesus trả lời rằng ai thấy mình không có tội thì cứ tự nhiên lượm đá ném! Thiên hạ phân vân một lúc rồi bỏ đi hết nên người thiếu phụ không bị giết, đúng không?
Nghe tôi giải thích đứng đắn, anh bạn tôi bớt giận cười khề khà bảo:
− Đúng! Rồi sao nữa?
Chị vợ cũng ngừng đan, ngồi yên lắng nghe tôi giải thích. Thấy thế tôi mới lấy gân nói tiếp:
− Tôi hỏi anh, chứ trong bụng mọi người, có ai là không căm hận, từng nguyền rủa Bác và Đảng không? Như vậy, dù có bắt và xử tử bất cứ người nào về tội phản động cũng đều không oan, cho nên tôi nói xử tử ông Thượng Sĩ kia là đúng người tuy không đúng tội!
Anh bạn tôi chồm dậy cười ha hả bắt lấy tay tôi siết mạnh. Chị vợ cũng cười lớn tiếng khen:
− Hay lắm! Chú Trung nói phải lắm!
Tôi say men chiến thắng nên thừa cơ xông tới:
− Bởi vậy Do Thái mới có câu thành ngữ rằng: “Bạn cứ đánh vợ bạn đi. Bạn không biết nó có tội gì nhưng nó biết!”
Anh bạn tôi thích chí vỗ tay cười thật lớn:
− Haha! Có lý lắm! Có lý lắm!
Chị vợ nguýt chồng thật dài rồi quay qua tôi trách:
− Chú Trung đừng có lợi dụng vơ chuyện này vào chuyện nọ không được đâu đó nhen!
Sau này tôi vượt biên và định cư ở Canada, lúc đọc quyển “Viết cho mẹ và quốc hội”, ông Nguyễn Văn Trấn kể vào thời Cải Cách Ruộng Đất, có người lúc bị xử bắn cũng hô to rằng “Hồ Chí Minh muôn năm”, khiến dân chúng tham dự bấm bụng dở khóc dở cười, trong khi bọn đầu trâu mặt ngựa và đội hành quyết bẽ mặt… Đọc đoạn đó tôi khoái chí rung đùi cười ha hả, hóa ra trên thế gian cũng có người đồng cảm với mình!
Tội ác của CS to lớn vô cùng, không phải chúng chỉ đày đọa và giết người bừa bãi trong các nhà tù nhỏ mà chúng gọi là trại tập trung cải tạo đâu, mà trong nhà tù lớn (ngoài đời), chúng cũng từng đày đọa, cướp đoạt và giết người bừa bãi lắm. Trong cuốn “Viết cho mẹ và quốc hội”, ông Nguyễn Văn Chấn cho biết (Trích):
“Mình phải thay trâu mà kéo cày, nhưng vẫn tin như thật: có cơm chan nước mắt mà lùa là nhờ ơn Đảng, ơn Bác.

Tôi chắc rằng không thể trong Nam mà làm được cải cách ruộng đất như vậy.

Tội ác của cải cách ruộng đất thì nói sao cho hết.
Anh đi hỏi bất cứ người dân nào họ cũng kể ít nhứt một chuyện, nghe khó tưởng tượng là có thiệt cho anh nghe.
Tôi lại là nhiều chuyện:
Ở Hải Dương, huyện Thanh Hà, xã Trường Thành có một ông đồ. Ông hai vợ. Vợ lớn nân. Ông kiếm vợ hai, và được một mụn con. Vợ lớn của ông có một miếng đất nho nhỏ và mướn người ta làm. Vậy mà ông bị đấu tố và bị quản thúc tại gia.
Ông ra vào than thở. Mình lấy lễ nghĩa mà dạy đời. Nay người ta gọi mình là thằng nọ, thằng kia. Đời như vậy thì sống làm gì nữa!
Bữa kia, ông họp mặt với đủ hai bà. Ông biểu chạy sang xin hàng xóm một trái bầu. Và ông nói hôm nay cả nhà ba người lớn và đứa trẻ ăn bầu luộc, uống nước bầu thỏa thê với một bữa ăn không mấy khi có. Cơm xong (tôi nói văn học quen miệng chứ đâu có cơm).
Tối lại ông treo cổ:
Người nhà nho ấy chết vì Đảng đã phát động người ta chà đạp đạo lý luân thường. Anh nghe, anh có thấy tội nặng của trung ương các anh không?
Anh Khiêm nói hóm:
− Theo chú mày là tội gì nè? Ông già tự vận chớ có ai đem bắn ổng đâu?
− Trời ơi! Anh chà đạp con người, là anh đã giết ổng rồi, trước khi ổng tự tử!
Tôi phải nói tiếp theo một tội các anh giết người đồng chí. Đồng chí ấy tên là Nguyễn Văn Soạn, đương bí thơ liên chi tứ xã Lâm Thao. Bị quy đủ ba tội để được tử hình.
Tội đầu: phản động chui vào hàng ngũ Đảng.
Tội kế: địch cài để làm chiến tranh tâm lý.
Tội ba: địa chủ bóc lột, cho dân muớn đất để cho dân cám ơn địa chủ nuôi mình.
Anh bị tra tấn gì anh cũng không nhận mình có tội.
Bị đấu tố và giam chung với anh là một quần chúng tốt. Người ta cũng dựng lên theo đúng thủ tục, có đủ ba tội, mà tội đầu là tuyên truyền nhục mạ Đảng.
Mới bị sơ vài cây đòn gánh vào lưng, anh đã: “dạ thưa có hết”.
Đồng chí Soạn hỏi sao vậy?

Người quần chúng trả lời rằng: đời tôi có đảng, mà đảng đã phát động người của đảng giết tôi, thì tôi chỉ có chịu chết mà thôi. Bây giờ đồng chí cùng tôi ôm nhau mà chết. Khác nhau chỉ có một điều, thân thể của đồng chí bầm dập còn của tôi thì lành” (Ngưng trích).
Mới đây, sau vụ việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân thẩm mỹ trôi sông, công an Hà Nội mò tìm chưa ra người xấu số, vô tình lại vớt lên được 6 xác người khác không rõ xuất xứ trên sông Hồng, thì ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Tư Pháp khen ngợi: “Cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh”. Thành thử ra, công an Hà Nội buộc lòng phải ngưng ngay công tác mò tìm, trước là để khỏi rối rem, sau là bảo vệ lời khen ngợi hết sức tốt đẹp của ông Phó Chủ Nhiệm.
Ngày 07/11/2013 ở New York, Đại Sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, ông Lê Hoài Trung đã thay mặt Chính Phủ Việt Cộng ký Công ước chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá con người, gọi tắt là Công ước chống tra tấn, để chuẩn bị ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm khóa 2014-2016.
Các thế lực thù nghich lấy cớ đó mà ra rả nói xấu và chỉ trích chính phủ ta, họ cho rằng các hành vi tra tấn thể xác, khủng bố tinh thần, bức cung, ép cung khi thẩm vấn, khi giam giữ là chuyện thường tình xảy ra như cơm bữa hàng ngày ở Việt Nam, và chính điều đó đã dẫn đến nhiều cái chết oan khiên (gọi là tự tử) của người dân tại các đồn công an trong thời gian qua, hay gây ra những án oan sai mà tiêu biểu là vụ án hy hữu (nhờ thủ phạm ra đầu thú) của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, người vừa được tạm tha sau 10 năm ở tù oan vì tội giết người. Tệ lậu nhất là bản thân ông Nguyễn Thanh Chấn mới được tạm tha, đã chính thức tố cáo công khai trước dư luận, rằng ông đã phải hứng chịu những nhục hình ghê tởm liên tục từ các điều tra viên, từ những tù nhân khác do các điều tra viên này sai khiến. Những nhục hình đó bao gồm những biện pháp tra tấn thể xác, uy hiếp tinh thần, nhằm ép cung, buộc ông phải nhận tội giết người, thậm chí còn đạo diễn, sắp đặt cho ông “luyện tập” để nhập vai hung thủ…
Nhận định qua bài “Xét xử tên Nguyễn Thanh Chấn là đúng người nhưng chưa đúng tội“, đăng trên blog của mình, Người Buôn Gió đã phân tích sâu sắc để tìm ra những khúc mắc trong vụ án hy hữu và ly kỳ này (Trích):
Tên Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang gần đây đã làm xôn xao dư luận vì án oan giết người của y.

Qua quá trình báo chí phanh phui và những lời khẳng định của các cán bộ điều tra vụ tên Chấn giết người, đã có thể kết luận.

1- Tên Nguyễn Thanh Chấn bị xử tù là đúng người, nhưng chưa đúng tội.
2- Cần xử lại tên Nguyễn Thanh Chấn đúng tội để chấn an dư luận, giữ vững hình ảnh của người chiến sĩ công an nhân dân, giữ vững niềm tin của nhân dân vào sự công bằng của pháp luật.
Tên Chấn mặc dù không giết người, nhưng khi được cán bộ điều tra hỏi đến, y đã nhận tội giết người. Mục đích là để cán bộ ta xử oan sai, qua đó tạo dư luận là hệ thống pháp luật ưu việt của nhà nước ta có nhiều điểm bất cập. Hòng để thế lực bên ngoài lợi dụng chỉ trích, nói xấu chế độ.
Hành vi của y là có tính toán thâm độc, y đã chủ định diễn tập tư thế giết người rất khớp với hiện trường. Trước đó y đôi lần giả bộ kêu oan muốn chết cho cán bộ ta xét về mặt tâm lý học tội phạm càng thấy khớp với tâm lý của những tên tội phạm. Đồng thời y không nhận tội ngay, mà một cách có bài bản ý nhận tội dần dần qua mỗi lần đấu tranh của cán bộ điều tra. Điều đó khiến cán bộ điều tra của chúng ta càng ngày càng bị y lừa gạt dẫn đến nhận định sai lạc.
Khi ra được khỏi nhà tù, tên Chấn tuy mồm nói ơn Đảng, ơn Chính phủ…nhưng mặt khác y lợi dụng quyền tự do ngôn luận. Tố cáo sai lệch rằng trong quá trình điều tra, cán bộ công an đã dùng những biện pháp tra tấn uy hiếp y, bức bách y nhận tội.
Qua sự xác minh khách quan, khoa học và rút kinh nghiệm bị y lừa lần trước. Lần này ban giám đốc công an Bắc Giang đã cẩn trọng tìm hiểu kỹ càng sự việc. Quá trình xác minh cho thấy 6 cán bộ điều tra vụ tên Chấn không hề dùng biện pháp bức cung nào, tất cả là do tên Chấn tự nhận và thủ đoạn diễn tập hành vi phù hợp với hiện trường để lừa cán bộ ta. Lời khai của 6 cán bộ đều trùng khớp nhất quán là không hề có biện pháp bức cung, tra tấn, dọa nạt nào.
Không dễ gì các lãnh đạo công an tỉnh Bắc Giang lại bị y lừa một lần nữa, bộ mặt của y đã bị bộc lộ. Cần phải trừng trị y thích đáng về hai tội là.
1- Tự nhận tội giết người làm sai lệch hồ sơ, gây ảnh hưởng đến uy tín ngành công an.
2- Vu khống cán bộ nhà nước trong lúc thi hành công vụ.
Có thể phải làm rõ động cơ nào đã khiến tên Nguyễn Thanh Chấn liên tiếp có những hành động bôi nhọ hệ thống pháp luật ưu việt của đảng và nhà nước ta. Sự ưu việt này đã được khẳng định trong công cuộc xây dựng CNXH, được bạn bè quốc tế đánh giá cao (như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Syry, Iran…) Việt Nam đã có thành tựu trong cải thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, sắp tới chúng ta còn là đại diện nhân quyền trong liên hợp quốc nữa. Cần phải làm rõ trước những thành tựu mà chúng ta đạt được về quyền con người, phải chăng có sự cấu kết của tên Nguyễn Thanh Chấn với thế lực thù địch để phá hoại thành quả của chúng ta đang nỗ lực đạt được.

Mong rằng cơ quan công tố tỉnh Bắc Giang sớm đưa vụ án tên Nguyễn Thanh Chấn vu khống cán bộ nhà nước ra xét xử, cho bà con nhân dân thấy rõ ánh sáng công minh của Đảng và nhà nước ta. (Ngưng trích)
Bất chấp sự chỉ trích của các nhóm nhân quyền khắp thế giới. Ngày 12/11/2013, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất 184/192 trong số 14 nước thành viên mới được bầu, bao gồm các nước Nga, Trung Cộng, Cu Ba…, và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Con số đồng thuận cao ngất ngưởng 96% trước đây chỉ xuất hiện trong các cuộc bầu bán ở Bắc Hàn, Cu Ba, Trung Cộng, Việt Cộng, là niềm tự hào cho Đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ông Trần Văn Hằng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội tỏ ra đắc ý: “Điều này chứng tỏ chúng ta đã hội nhập quốc tế rất sâu, rất rộng”, và đắc chí: “Đó sẽ là đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay với mục đích cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”. Ông Trần Văn Hằng “hồ hởi” sảng rằng: “Vào Hội đồng này, chúng ta là một thành viên của Hội đồng nên sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong việc xác định để làm cho thế giới rõ hơn vấn đề quyền con người ở mỗi quốc gia và đặc biệt là để hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam”.
Quyền con người, thực ra vẫn còn là món hàng hết sức xa xỉ đối với người dân trong nước, nhưng lại là vật trang sức đắt giá để nhà cầm quyền Việt Cộng dùng để ngả giá trong việc trao đổi với Thế Giới Tự Do. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không bột sao gột nên hồ”, còn nói theo lối nói của Lão Ngoan Đồng Tôn Thất Tuệ thì “Bi hài kịch bắt đầu, bi hài kịch chưa xong, bi hài kịch còn dài…”
Phạm Khắc Trung
Nguồn: Sáng Tạo

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"