Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Thiên Sầu

Đọc bản tin có cái tên Thiên Sầu, tôi bỗng nhớ năm nào tôi cũng có link blog của Thiên Sầu, rồi bỗng nhiên thấy Thiên Sầu viết từ giã, hình như bị o ép dữ lắm nên đành bỏ viết blog.  Hôm nay mới được biết mặt mũi người thanh niên trẻ này, tôi chỉ biết chúc Thiên Sầu mọi sự bình an.  Không bị mất tích như người thanh niên trẻ tên Lê Trí Tuệ đã bị biến mất từ năm 2009 khi anh ta sang tới đất Campuchia.  
Bây giờ hình như công an lại dùng chiêu thức cho gọi người tới bảo lãnh Thiên Sầu về chỉ để điều tra người đó xong rồi thả về còn Thiên Sầu thì vẫn ở lại? Sao nickname nào không chọn lại chọn Thiên Sầu? Có vận vào người không đây.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Mất gì ngày 30 Tháng Tư?

"Vậy chúng ta đã mất gì sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975? Nếu nhìn lại lịch sử cả nước Việt Nam thì câu hỏi không còn là ngày 30 Tháng Tư nữa. Bởi vì chỉ có người Việt ở miền Nam bắt đầu thấy các tài nguyên tinh thần bị xói mòn từ ngày đó; còn đồng bào ở miền Bắc đã bị mất mát như vậy từ một phần tư thế kỷ trước, tính đến nay hơn 60 năm rồi"

Ngô Nhân Dụng - Mất gì ngày 30 Tháng Tư?


Từ giữa thế kỷ 20 môn kinh tế học mới bắt đầu chú ý đến luân lý như một tài nguyên; có người gọi thẳng là Love (tình thương), có người gọi là Civic spirit hoặc Civic Culture (tinh thần công dân), hoặc như Albert O. Hirschman từ năm 1970, gọi chung là các tài nguyên tinh thần (moral resources).

Gọi là một tài nguyên, người ta công nhận nó giống như một thứ “Vốn” chung của xã hội, nó có thể giúp gia tăng của cải, sẽ sinh lợi không khác gì các thứ vốn như tiền bạc, đất đai, hiểu biết, vân vân; và nó cũng có thể bị phí phạm, hao mòn, hay được làm cho đầy, cho phong phú thêm.

Những cảm nghĩ về một thanh niên can đảm


Thú thật, tôi quá ngỡ ngàng trước lá thư của công dân Nguyễn Anh Tuấn. Ngỡ ngàng đến mức, tôi phải lướt qua thật nhiều trang báo khác (có dẫn bài này, đặc biệt từ trang anhbasam - trang đã chính thức nhận lá đơn này cùng với lời bình của chủ trang blog và lời trần tình của tác giả lá đơn khi quyết định làm "đơn tự thú").

Vụ án Cù Huy Hà Vũ, những tưởng chỉ dành cho những người (không còn trẻ) quyết tâm bảo vệ sự trong sáng của pháp luật trước những thủ đọan vừa dơ, vừa xấu, vừa cẩu thả, vừa sợ hãi, bỗng nhiên xuất hiện lá đơn này...

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Truyền đơn

Phong trào Thanh Niên Yêu Nước tiếp tục hoạt động mạnh mẽ ở một số tỉnh phía Nam. Nhiều truyền đơn đã xuất hiện trước ngày bầu cử Quốc Hội VC, tại nhiều nơi ở Cần Thơ và Sài Gòn. Trước Tòa Án ở Sài Gòn, một tờ truyền đơn đã được dán ở cửa vào Tòa Án. Tại những nơi công cộng như trạm xe buýt và ghế đá công viên trong quận 3 và quận 6 cũng có xuất hiện truyền đơn này.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU, NĂM MƯƠI NĂM CÔ ĐƠN

Kim Thanh
 
Tin
từ Ngô Đình Trác báo cho ông bạn tôi, Luật sư Trương Phú Thứ, hay rằng Bà quả phụ Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã về Nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày lễ Phục Sinh, 24/4/2011, hưởng thọ 87 tuổi.

Tôi viết bài này gửi các thân hữu, bạn bè, và những người mà tôi biết chắc vẫn còn ái mộ, quý mến  –hoặc ít ra không thù ghét– Bà Ngô Đình Nhu, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, và Tổng thống Ngô Đình Diệm. Không như những phản tướng 1963, tôi chưa hề gặp mặt Bà Nhu, chưa hề nhận ân sủng nào của Bà hay của chế độ, ngoài một trăm đồng Bà tặng Hội JECU năm xưa, được Ngô Đình Lệ Thủy trao cho tôi.

Cuba đang tự diễn biến nhanh?

Bác Tô Hải ngạc nhiên Cu ba diễn biến nhanh và mạnh hơn bác tưởng.  Với cái trí ngu của tôi là vì Cuba dù sao cũng không bị ảnh hưởng của cụ Khổng một cách rất ư là "ngu trung" cho nên có thể đi sau về trước và Trung Hoa tuy có Hồng Kông, Việt Nam có miền Nam trước kia nên đi trước mà lại về sau trong những cuộc cải cách.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Hoài niệm 30 – 4: Tìm mãi yêu thương

Nguyễn Thượng Long

 
Xin kính dâng bài viết này cho Mẹ và Quê Hương Việt Nam thân yêu” - NTL
… Khi những cánh cổng sắt nặng nề của dinh Độc Lập bị các chiến xa và xe tăng Quân Giải Phóng húc đổ vào trưa 30 – 4 – 1975, thì trong một căn phòng nhỏ ở đường Yết Kiêu Hà Nội, có một người đàn ông gương mặt u uẩn, tóc trắng xoá xoã vai đang trầm ngâm bên chén rượu và cây đàn piano, ngay lúc đó, trong tay ông cây đàn đã rung lên những hợp âm làm xao xuyến lòng người:
“Từ nay người biết yêu người,
Từ nay người biết thương người”.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Chuyện hải tặc

Đọc bản tin sau biệt kích Nam Hàn gỉai cứu thủy thủ Nam Hàn sau khi bị hải tặc bắt, không khỏi nghĩ tới 36 thủy thủ VN bị hải tặc bắt cóc hồi đầu năm nay, hiện giờ ra sao? Vào Google tìm tin tức cũng không thấy tin tức gì nói là VN đã cứu hay thương lượng với hải tặc gì cả, số phận thủy thủ VN ra sao? Có ai biết, cứu được hàng ngàn công nhân ở Libya nhưng lại không cứu được thủy thủ bị hải tặc bắt.  Lạ nhỉ, VN từng đánh thắng các cường quốc thế mà bây giờ thủy thủ bị bắt cóc thì chả thấy tin gì nữa. Chả bù cho Nam Hàn, họ giải cứu được và còn tuyên bố hùng hồn hơn cả mấy nước khác  "Lập trường của chính phủ chúng tôi là không thương thuyết với hải tặc,"


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Tình trạng ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày)???

Thư của chị Dương Thị Tân về tình trạng "không rõ sống chết" của ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày)

Dương Thị Tân


Kính gởi:
- Tất cả bạn bè thân hữu
– Cùng toàn thể người dân Việt Nam quan tâm tới tự do, dân chủ, nhân quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong và ngoài nước.
Tôi viết những dòng này để cùng quý vị chia sẻ cùng gia đình chúng tôi sự bất bình và lo lắng đang đè nặng lên gia đình tôi, nhất là các con tôi, sau bao lần chứng kiến chính quyền, công an hành xử thô bạo và không được gặp lại cha các cháu – người đáng lý phải được tư do từ ngày 19/10/2010 sau 30 tháng bị cầm tù oan ức vì đã dám nói đến đất liền, biển, đảo đã và đang mất vào tay ngoại bang (30 tháng tù oan do “không biết cách góp ý cho chính phủ”, 30 tháng tù oan do “sợ Trung Quốc mích lòng”, v.v…). Bởi vì lòng yêu nước và ý chí kiên định đó mà thay vì trả tự do thì ngày 20/10/2011 cơ quan An ninh điều tra CA TPHCM tiếp tục giam giữ ông Nguyễn Văn Hải (Thông báo tạm giam số 927 do Thượng tá Lê Hồng Hà ký) với lý do “tuyên truyền chống nhà nước”, phạm vào điều 88 bộ luật hình sự. Đi kèm theo đó là việc bản thân tôi bị công an bắt giữ từ sáng sớm ngày 20-10-2010. Tại công an phường 6 quận 3, họ ngang nhiên lục soát thân thể, tước đoạt tài sản của tôi. Sau đó kéo về đập phá nhà cửa, khám xét thu giữ đồ dùng, thiết bị học tập của các con tôi, cầm giữ không cho các con tôi đến trường đi học, đi thi.
Ngày 26/10/2010, cơ quan An ninh điều tra triệu tập con tôi là Nguyễn Trí Dũng đến để kiểm tra đồ đạc, máy móc thu giữ. Cho đến chiều cùng ngày đã phải lập biên bản thừa nhận “không tìm thấy bất cứ tài liệu liên quan nào”, nhưng cho đến nay vẫn không trả lại tài sản và máy móc thiết bị đó cho gia đình tôi, dù chúng tôi đã nhiều lần đề nghị cơ quan An ninh điều tra trả lại.
Xin được nhắc lại:

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Giá trị của ứng cử viên quốc hội?

Dĩ nhiên tôi không biết ông Hoàng hữu Phước thạc sĩ "giỏi tiếng Anh" như ông tự giới thiệu nhưng đọc bài ông viết Đa Đảng mà chính thực là ông đưa ra 6 lý do Việt Nam không cần đa đảng nên tò mò đọc thêm mấy bài viết Tôi và Lê Công ĐịnhTôi và Cù Huy Hà Vũ, chả trách ông Lê Phú Khải phải viết Trí thức, Trí ngủ và Trí trá.

Chỉ nội cái tựa đề bài viết thì ngay người học tiếng Anh cũng biết điều lịch sự tối thiểu mà ngay người Việt Nam là không khoa trương cái tôi của mình. Tiếng Anh khi viết "You and I" chứ không phải là "I and you", cho nên ông giỏi cỡ nào chăng nữa mà tự ra ứng cử đại biểu quốc hội sắp tới đây thì hẳn là ông sẽ lại để "Tôi" của ông lên trước "nhân dân" (you). Thế nhé, ông tự ra ứng cử thì đó là điều đáng khen nhưng tôi vẫn thấy lo lo dùm cho ông thì ít mà lo cho nhiều người khác hơn.  Khi ngưòi ta làm ra tiền thì khác và khi vừa có tiền vừa có quyền cộng thêm sự ngạo mạn thì lòng nhân có còn?

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Đảng Việt Tân & chị Oanh cần làm ngay

Nguyễn Ngọc Già - Đảng Việt Tân & chị Oanh cần làm ngay

Tác giả gửi tới Dân Luận

Tin liên quan:



Một vài chia sẻ với chị Oanh và quý vị đảng Việt Tân.

Đây không phải lúc để trách cứ (mặc dù tôi khá buồn), tôi mong chị Oanh, quý vị Việt Tân hãy làm ngay một số điều sau cho anh Hoàng:

Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

"cần đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm trong nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.”
Học ai không học lại trao đổi kinh nghiệm với TQ thì ôi thôi ai tai, dân VN còn bị "đì" lâu năm nữa, ai có hỏi VN sẽ ra sao thì cứ trông vào TQ thì biết, nay TQ bắt dân oan, cầm tù trí thức thì VN cũng trao đổi để "xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN" như thế . Chê dân chủ pháp quyền của Mỹ thì cứ học Nauy, Thụy Điển sao cứ phải học ông TQ hở giời!!!

Phản xạ có điều kiện và não trạng nô lệ

Phản xạ có điều kiện và não trạng nô lệ

JB Nguyễn Hữu Vinh 
 
Thuở nhỏ, chương trình sinh vật được đưa vào trường phổ thông trung học dạy về phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Môn đó dạy rằng, phản xạ không điều kiện là những phản xạ bẩm sinh, bản năng tự nhiên có như đói thì khóc đòi bú, rét thì khóc để được ủ ấm hơn… Đấy là những phản xạ có tính di truyền.
thinghiempaplop.png
Thí nghiệm của Paplop
 

Toà án liên bang Hoa Kỳ tuyên phạt hai công ti

Hà Ngọc Cư - Toà án liên bang Hoa Kỳ tuyên phạt hai công ti...


“…Lãnh Sự Quán Việt Nam ở Houston thì nhất quyết giả câm giả điếc trước việc công dân của mình bị người ta bắt nạt…”

Toà án liên bang Hoa Kỳ tuyên phạt hai công ti bồi thường 60 triệu dollars cho 50 công nhân “nô lệ” Việt Nam

Ngày 14-04-2011 toà Liên Bang ở Harris County (Texas) đã phán quyết hai công ty Mỹ, Coast to Coast Resources và ILP phải bồi thường 60 triệu dollars cho 12 thợ hàn Việt Nam (nguyên đơn) hiện cư ngụ tại Galveston và 43 công nhân khác sống rải rác ở hai tiểu bang Texas và Louisiana, do hai công ty Vinamotor và Interserco ở Việt Nam cung cấp cho Công Ty Coast to Coast Resources, Inc, USA và công ty ILC, cà hai đều có trụ sở tại Lousiana.


Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Quốc ca

Hôm nay đọc bài báo ở blog của bác sĩ Tuấn nói về bản quốc ca Việt Nam hiện nay được cho là "hào hùng" nhất thế giới theo báo chí Việt Nam dịch lại từ một website của nước ngoài.  Tôi ngẫm nghĩ hào hùng ở chỗ nào vì mỗi lần nghe là tôi ớn lạnh, gì mà "cờ in máu chiến thắng" với lại "xây xác quân thù" toàn là chỉ muốn giết thiên hạ không hà, chả trách khi xưa làm việc với người nước ngoài, họ cứ nhìn tôi như là mình ở xứ nào man dã lắm, không biết gì chỉ biết "chém giết", thật là xấu hổ, đến khi mình trả lời có học đại học họ lại trố mắt ra nhìn như giống dân này họ cũng học đại học hay sao ta. Đó là chuyện hồi xa xưa,  họ chỉ biết VN qua những cuộc chiến tranh.  Bây giờ dĩ nhiên là họ hiểu cái bọn "VN war" không phải chỉ biết có chiến tranh.  

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Bố Vợ


1/Bố vợ
Bố vợ mình là bộ đội, lúc về hưu là Đại tá, mẹ vợ mình cũng là bộ đội làm cấp dưỡng, lúc về hưu là Đại uý.
Hồi chiến tranh bố vợ mình đi B, bom B52 nổ thùm thùm trên đầu, chẳng sợ, nhưng về nhà thì bố hơi bị sợ. mà không, nói là “nể” vậy…mẹ vợ mình.
Mình về làm rể thứ hai trong nhà. Bố vợ mình gọi con rể bẳng “ông” , xưng “mình”, có lúc gọi ông xưng tao.



Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Một bông hồng cho Giáo sư Ngô Bảo Châu

Lê Nguyên Bình - Một bông hồng cho Giáo sư Ngô Bảo Châu

Lê Nguyên Bình (Đảng Vì Dân Việt Nam) 
 
 
Dân Luận: Như đã nói trước đây trong một phản hồi cùng độc giả, chúng tôi hoàn toàn tán đồng quan điểm của tác giả Lê Nguyên Bình. Những trí thức Việt Nam cần được khuyến khích để họ tiếp tục lên tiếng, thay vì dội cho họ một gáo nước rằng ông nói vậy là chưa đủ dũng cảm. Nếu khuyến khích đứng hướng, sẽ có nhiều trí thức dám nói hơn, và họ sẽ nói mạnh dạn hơn, do vậy đừng cố đốt cháy giai đoạn mà hỏng việc.
 

Tản mạn với bài viết của GS. Ngô Bảo Châu “VỀ SỰ SỢ HÃI”

Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Tản mạn với bài viết của GS. Ngô Bảo Châu “VỀ SỰ SỢ HÃI”

Hồng Hà
Nếu vụ án xử công dân Cù Huy Hà Vũ tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” được quan tâm khắp trong và ngoài nước, thì bài viết của ông Ngô Bảo Châu lại có nhiều lời bình luận trái chiều không kém phần sôi nổi của người Việt. Bài viết này gây cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi đã đọc nhiều lần để muốn hiểu được vị Giáo sư trẻ nghĩ gì về vụ án nổi tiếng đầu thế kỷ XXI này.
Bài viết được chia làm 5 đoạn, 2 đoạn đầu dành cho bị cáo Cù Huy Hà Vũ với 5 câu, 2 đoạn sau dành cho những người bắt và xử ông Hà Vũ gồm 7 câu, cuối cùng, là 1 câu kết luận.
Phần dành cho bị cáo, đoạn đầu,  3 câu tác giả nói lên những nhận xét cá nhân về ông Hà Vũ. Về tình cảm: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ”, câu nói này rất thật tâm. Sự hâm mộ thể hiện tình cảm yêu mến, nể phục. Trái ngược với hâm mộ là ghét bỏ, coi khinh. Mức độ hâm mộ cũng khác nhau, có thể là: đặc biệt hâm mộ, rất hâm mộ, hâm mộ, không hâm mộ, rất không hâm mộ. Tôi nghĩ, dù có là rất không hâm mộ thì cũng chưa thể gọi đó là khinh ghét được. Khi GS. Ngô Bảo Châu nói “vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ”, thì cũng có nghĩa là ông ấy đã thể hiện sự cảm phục nhất định nào đó đối với con người này. Hơn nữa, ông Cù Huy Hà Vũ là ai? Trong phiên tòa này, ông đang là một bị cáo với tội danh nguy hiểm. Nếu là người có chung quan điểm với quan tòa thì không thể nào GS. Bảo Châu lại sử dụng từ “hâm mộ” trong văn cảnh này được. Tình cảm của ông đối với TS. Cù Huy Hà Vũ được thể hiện thật rõ ràng.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

LS Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn trở về





hay nghe ở đây

Blog Người Buôn Gió: 9h tối hôm 4/13, LS Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã ra khỏi tù

Picture-361.jpg
Mình bảo rồi, thằng Quân này rất hay khóc, khóc khi gặp Cha bề trên Thái Hà Linh Mục Vũ Khởi Phụng
Picture-353.jpg
Cầu nguyện cùng mọi người
Picture-336.jpg
21 giờ tối nay , Lê Quốc Quân đã được về
Picture-406.jpg
Lần sau chúng mình sẽ làm khác nhé, Quân thầm thì với bác sĩ Phạm Hồng Sơn

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

Ai sợ hãi ai?

Tuần trước đọc bài viết của giáo sư Ngô Bảo Châu Về sự sợ hãi, với tôi thì cũng điều đáng mừng vì có một người của công chúng đại diện cho giới trí thức trẻ lên tiếng, tuy rằng ông chỉ nói nhẹ nhàng ngắn gọn. Có còn hơn không. Sau đó thì tôi không hiểu vì lẽ gì ông quyết định đóng blog tạo ra một phản ứng khác như trong bài viết của ông Trương Duy Nhất, điều phản cảm nhất trong bài viết của ông TDN khi cho rằng gs NBC đóng blog chỉ vì sợ hãi những người ném đá ông, và cho rằng những người nói bậy là những nguời đấu tranh dân chủ. Thật sự mà nói tôi không tin rằng những người dùng thời gian của họ để tranh đấu lại mất thì giờ đi cãi nhau nói bậy trên blog. Những người phát ngôn bừa bãi chỉ là những người bình thường, như đi qua đường thấy chuyện không vừa lòng, nổi nóng nói vài câu cho đỡ tức và tôi tin một người như gs NBC thừa hiểu và không vì thế mà đóng blog, ông có thể không cần để cho comment. Không cần phải mất thì giờ đọc ý kiến ý cò của ai. Do đó tôi thấy bài viết của của ông Nguyễn Ngọc Già hay của Nicecowboy tạo một sự đồng thuận hơn là chia rẽ của ông TDN trong lúc này.

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Vụ án TS Cù Huy Hà Vũ chính là trận chiến ý thức hệ

Phát Đạt - Vụ án TS Cù Huy Hà Vũ chính là trận chiến ý thức hệ


Phiên tòa sơ thẩm xét xử TS Cù Huy Hà Vũ của tòa án TP Hà Nội đã khép lại, song “dư chấn” của nó vẫn lan tỏa trong tâm thức những lương tri đặc biệt quan tâm đến không những cho cá nhân TS Cù Huy Hà Vũ mà còn “lo lắng” cho uy tín của bộ máy lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tôi vốn là người bàng quan vấn đề chính trị trong nước nhưng những gì xảy ra kể từ khi biết tin ông Cù Huy Hà Vũ đệ đơn kiện ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề khai thác bauxít ở Tây nguyên, “chuyện lạ Việt Nam” này đã lôi cuốn tôi vào cuộc và kể từ đó tôi theo dõi từng cử chỉ, hành động của ông Vũ và càng bị cuốn hút bởi phong thái của ông.

Ấn tượng của một cụ già

Ấn tượng của một cụ già ước ao đi dự phiên xử công khai Cù Huy Hà Vũ - Cái phiên tòa ấy xử gì?

Ngô Duy Phóng


Theo Bauxite Việt Nam
 
Nghỉ hưu mấy năm mới lại lên HN thăm con cháu, bạn bè. Lại đúng lúc vụ án TS luật Cù Huy Hà Vũ, con trai hai nhà thơ danh tiếng Huy Cận – Xuân Diệu bị bắt ở Sài Gòn vì tội “gái gú“ với bằng chứng “2 bao cao su đã qua sử dụng”, nhưng bị kết tội là “tuyên truyền chống nhà nước CH XHCN VN”, một tội chính trị. Thấy lạ, kỳ lạ nên nấn ná đòi ở lại chữa bệnh để xem chơi. Được thằng cháu chỉ cách cho ông vào “xem mạng đã đời”, nhưng sáng 4/4 nghĩ mình là người dân một nước độc lập, dân chủ, có quyền được đến dự một phiên tòa nghe nói xử công khai, lại cũng với tâm trạng háo hức khi quay về với những kỷ niệm đã hồ quên lãng của cái thuở xa xưa chen chúc vòng trong vòng ngoài xem các phiên tòa lưu động thời cải cách ruộng đất, nên vẫn đánh đường lò dò ra phố Hai Bà Trưng xem “Bao công” thời nay như thế nào.
 

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Gia đình Huỳnh Thục Vy: Viếng thăm hay đe dọa?

"Thuyết nói thêm: ”Chúng tôi muốn cho Vy được tiếp tục học hành thành đạt mà không gặp trở ngại gì, hơn nữa tôi thấy Vy đã lớn tuổi rồi. Ở VN tuổi như Thục Vy người ta đã có chồng có con từ lâu, cùng tuổi ấy người ta đã có con 3-4 tuổi rồi mà Vy cứ không chịu an phận học hành, lập gia đình cho tử tế… Chúng tôi quan ngại với đà này chúng tôi phải “RA TAY CAN THIỆP”, lúc đó sẽ ảnh hưởng đến việc học hành, chồng con của Vy. Đó là “thiện ý” của chúng tôi. Tầm cỡ như Nguyễn Đan Quế, Cù Huy Hà Vũ mà chúng tôi còn cho vô tù… thì tầm cỡ của Vy có là gì đâu đối với chúng tôi. Mong anh hiểu, chúng tôi không muốn bắt Vy vì sẽ ảnh hưởng đến việc học hành của Vy”."

Nghìn Lời Của Ảnh

Đinh Tấn Lực 
 
 
40 năm sau khi bị ám sát, vị học giả uyên bác/lỗi lạc của VN là Phạm Quỳnh vẫn không hề có được một mục riêng trên Từ điển Văn học VN (1984, 2 quyển, dày hơn 1200 trang). Chỗ độc nhất có ghi tên ông (trang 121-123), trong đoạn viết về nhóm Nam Phong, đã cực lực bôi đen Phạm Quỳnh là một tay “bồi bút, phản động”.
Còn trong Từ điển Nhân vật Lịch sử VN (1997) ghi rằng: “Ngày 23-8-1945, Phạm bị các lực lượng yêu nước bắt ở Huế, rồi sau đó bị xử bắn ở l.Hiền Sĩ, t.Thừa Thiên, hưởng dương 53 tuổi” (trang 758-759).
Rõ là Phạm Quỳnh đã phải chết nhiều lần, trên cả mặt đất và mặt giấy, bởi một lực lượng (độc quyền) yêu nước. Đủ để sợ chưa? Con ruột của ông còn sợ vãi, huống chi ai!

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Lương tâm thời đại

Cù Huy Hà Vũ: Lương tâm thời đại

Huỳnh Thục Vy
Tôi không nghĩ như giáo sư Châu, qua những sự kiện nổi bật liên quan đến tiến sỹ Vũ từ trước đến nay, chúng ta có thể thấy những việc ông đã làm không những sáng suốt, hợp pháp, hợp lòng người, mà còn thể hiện hài hòa tinh thần trách nhiệm với lòng yêu nước, lòng nhân ái với dũng lược của một sĩ phu.
Mấy hôm nay định viết một bài về Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nhưng không biết phải viết gì, vì những bài viết về ông đã quá nhiều. Hôm qua, nhân đọc cái note “Về sự sợ hãi” từ blog “Thích học Toán” của Giáo sư Ngô Bảo Châu về Tiến sỹ Vũ, cảm thấy không thể không viết vài lời để nói lên những suy nghĩ của mình.

Nhìn ngưòi lại nghĩ đến ta

Không biết có bao nhiêu phần trăm để người dân Đức nghĩ ông Philipp Rösler là "gốc Việt" tuy rằng cha mẹ sinh ra ông là người Việt nhưng ông được nuôi lớn và trưởng thành trong một nền văn hoá xã hội Đức thì ông là người Đức 99.9%.  Và nếu người Đức không xem ông là người Việt thì chuyện họ bầu cho ông làm chủ tịch đảng hay phó thủ tướng thì không có gì ngạc nhiên khi ông có tài.  Nhưng nếu người Đức vẫn nghĩ ông là "gốc Việt" thì chứng tỏ dân Đức nhân bản hơn khi chọn lựa một người không cùng chủng tộc để "cai trị" họ, không có vấn đề kỳ thị.  Dĩ nhiên bây giờ khi ông lãnh đạo họ thì họ phải biết cái tông tích ba bốn đời của ông. Nhìn chuyện ông mà nghĩ chuyện nước Việt.  Khi một đảng lên cầm quyền thì họ truy xét tới ba đời cả một xã hội. Đè đầu đè cổ đại đa số thế hệ con cháu của những người không thích đảng của họ, xua đuổi những tinh hoa của đất nước ra đi, cầm tù, hoặc giả cũng làm cho họ nản lòng mà ra đi.  Chuyện hoà hợp hoà giải thì chỉ có người trên người dưới, không có chuyện anh và tôi, chúng ta với nhau.  Ba mươi sáu năm, lại một lần nữa cả nước sẽ lại nhôn nhao cho một ngày "Ba mươi thứ tang"

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Lượm lặt bên lề phiên tòa xét xử “công khai”

Phùng Quang

Dù chưa một lần gặp anh Cù Huy Hà Vũ, nhưng qua những bài trả lời phỏng vấn của anh gần đây và nhất là những hành động của anh khi đứng về phía người nghèo, người bị áp bức, bị tước đoạt công lý…, tôi dần cảm phục và mến mộ anh.
Được tin anh bị bắt, tôi không thấy ngạc nhiên lắm. Ngay cả cảnh người ta dàn dựng để bắt anh cũng không gây khó hiểu cho tôi, vì tôi biết rằng, những người đấu tranh cho dân chủ ở nước cộng sản nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều phải chấp nhận một hậu quả như vậy. Vả lại, với đầu óc của những kẻ “chỉ biết còn đảng còn mình” mà dàn dựng được như vậy, thì đã là cố gắng lắm rồi, có thể thông cảm cho họ được.
Tôi luôn tự bảo mình rằng, dù trong hoàn cảnh nào tôi cũng phải cố gắng sắp xếp công việc, thời gian để đến tham dự phiên anh Vũ bị tòa xét xử. Tôi cũng nuôi hy vọng rằng, ngày anh Vũ bị xét xử sẽ có đông đảo những con người yêu chuộng công lý, sự thật và quan tâm đến vận mệnh của Tổ quốc, đến tham dự phiên tòa xử người công chính này.

Ơn Tiệc, Vũ bỗng hoá anh hùng

Phan Thế Hải

Như đã nói ở phần trước, Chủ tịch vốn chẳng mấy thiện cảm với Cù Huy Hà Vũ, nhưng, qua phiên toà ngày 4/4, hàng triệu người dân quan tâm đến vụ án đều coi Vũ là người anh hùng. Chủ tịch cũng không phải là ngoại lệ. Trường hợp này, phải gọi đúng ngôn từ của nó: Nhờ ơn Tiệc.
Nếu như trước đây, chuyện Cù Huy Hà Vũ ứng cử chức bộ trưởng, rồi chuyện ông kiện Thủ tướng, kiện Trung tướng… được coi là những chuyện đàm tiếu, bỏ ngoài tai của những người suy ngẫm thế sự một cách nghiêm túc, thì đùng phát, vào cái ngày xẩy ra vụ án hai bao cao su đã qua sử dụng (5/11/2010) thì công luận bỗng dưng quay ngoắt 180o. Người ta thấy chuyện hành xử của cơ quan hành pháp vừa hèn, vừa rẻ tiền lại vừa bẩn. Cách ứng xử đó không đáng một xu trí tuệ nào, thậm chí là cách tố cáo đanh thép nhất về bản chất nông cạn, thô thiển nhất mà chỉ có kẻ đàng điếm mới sử dụng.
Chỉ trong vòng 5 tháng, kể từ khi vụ án bao cao su, những quan điểm của Cù Huy Hà Vũ đã được cộng đồng mạng phổ biến rộng rãi. Nếu trước đây chỉ một vài người quan tâm một cách hờ hững thì ngày nay hàng triệu người đã chuyền tay nhau những bài viết của Vũ, hàng triệu người bỗng đặt lên bàn những việc Vũ đã làm. Hơn thế, hàng triệu người bỗng dưng thấy phải xem xét lại cách ứng xử của Tiệc và những kẻ nhân danh Tiệc.

Khám nhà nếu vi phạm trật tự công cộng?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn có thể bị truy tố

Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok
Như chúng tôi đã đưa tin, hai nhà bất đồng chính kiến là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân đã bị công an bắt giữ cùng với một số người khác khi họ đi theo dõi phiên tòa xét xử TS. Luật Cù Huy Hà Vũ vào sáng ngày 4/4. Sau đó, công an đã đến khám xét nhà của hai người. Hiện nay, cả hai vẫn chưa được thả ra mà còn có thể sẽ bị truy tố, đó là thông tin mới nhất mà cơ quan công an cho chị Vũ Thu Hà, vợ của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, biết vào ngày hôm nay.
Mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện của phóng viên Khánh An với chị Vũ Thu Hà sau đây.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Cám ơn ông thẩm phán phiên toà CHHV

Ai cũng nghĩ phiên toà xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ do thẩm phán Nguyễn Hữu Chính - Chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội ngồi ghế chủ tọa là một phiên toà phi pháp nhất, vi phạm luật nhất. Người ta lên án ông thẩm phán và hội đồng xét xử. Nhưng mà tôi thì nghĩ ngược lại. Danh tiếng của ông CHHV có thể người dân biết ông là con trai của nhà thơ nổi tiếng Cù Huy Cận, nhưng không phải ai cũng biết tới nhân cách của ông, công ăn việc làm hay tiếng nói của ông, sự đấu tranh của ông phơi bày những điều bất công của xã hội qua con mắt của một người hiểu luật pháp VN và quốc tế ra sao. Những người quen biết không phải ai cũng thích ông, hay đồng ý với những việc làm của ông như một vài blogger đã lên tiếng, hay cả như giáo sư toán Ngô Bảo Châu cũng phải công nhận nhờ phiên toà mà họ thấy được mặt trái của nền tư pháp ở xã hội VN, của cái gọi là một xã hội có nền pháp trị tuân thủ cả với công ước về luật pháp của quốc tế. Thế nhưng nhờ cái ông thẩm phán mà cả nước đang dần biết tới ông Cù Huy Hà Vũ và cảm phục tinh thần bất khuất hiên ngang của ông. Trước đó người ta có thể có người còn chê bai ông CHHV là ngông, là không biết sống theo thời, không mũ ni che tai mà hưởng bổng lộc của đảng ban cho, vì ông là con trai của công thần tạo nên cái đảng đó, xã hội đó. Nhưng bây giờ qua ông thẩm phán và hội đồng xét xử mà tôi nghĩ có lẽ họ cũng là những người tri thức, họ không làm gì được để bảo vệ cho ông CHHV, họ phải phán quyết một cái án "cà chớn, phi lý" nhất mà họ có thể nghĩ ra để cho cả nước VN và thế giới thấy là ở VN làm gì có nền tư pháp công chính. Để cho cả nước và cả những người bất đồng với ông CHHV cũng thấy được và cảm phục ông CHHV, dù ai có cho ông CHHV có "ngông" thì ông cũng chứng tỏ sự hiên ngang của ông trước toà để cho thấy ông vì dân vì đất nước.

Hy vọng phiên toà này sẽ được "phá án" kéo theo những sự phá án khác cho những tiếng nói vì lương tâm vì đất nước đang ở trong tù, mà một trường hợp tương tự khác chưa bị xét xử đó là giáo sư Phạm Minh Hoàng.

Vì thế phải "ca ngợi và cám ơn" ông thẩm phán và hội đồng xét xử phiên toà CHHV, bằng cách nào đó, họ đã "hy sinh" làm con thiêu thân, tự nhổ vào mặt mình, để đốt lên ngọn lửa đấu tranh mạnh mẽ và đoàn kết cho toàn dân VN trong tương lai.

Chuyện ô nhục và chuyện cao cả

Theo Bauxite Việt Nam

Hà còn phải nghĩ đến sứ mệnh công dân và là công dân có học, có ý thức với cộng đồng. Suy đến cùng, đất nước còn lạc hậu vật vã tham nhũng thế này là do tầng lớp trí thức chưa chịu nhúc nhắc. Toàn thể bộ máy này ít học quá, ít hiểu biết việc đời quá. Thế là được chút ít quyền lợi đã sướng âm ỉ. Từng người đều ngoi lên thi nhau hơn kẻ khác một cái đầu, trong khi cả cộng đồng đang cùng nằm dưới đáy giếng nhân loại. Toàn thế chúng ta chỉ cần tuần tự thực hiện đúng công việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Năm nay chưa xây xong, thì sang năm xây tiếp. Roma không hoàn thành công việc xây dựng nó chỉ trong một đêm.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Một tấm hình đáng nhớ

Cu Huy Ha Vu is escorted by policemen after his ...
Theo Reuters

Một bức ảnh tương phản cũng đáng nhớ như tấm hình của cha Lý bị bịt miệng tại toà năm nào. Tấm hình tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì bị những người công an trông còn rất trẻ, họ đại diện cho một tầng lớp trẻ ở VN hiện nay, nhưng họ là một giai cấp bảo vệ cho đảng của họ "rất oai hùng trang nghiêm kềm kẹp" một ông tiến sĩ trông cũng rất oai vệ giữa gọng kềm của công an, nếu tay ông không bị còng bị đối xử như một tội phạm giết người nguy hiểm cho xã hội, hai người công an không phải vòng tay kềm kẹp ông, chỉ đi cạnh ông, thì với dáng vẻ hiên ngang ấy đi bên cạnh một đội công an thì ông sẽ trông giống như một thủ tướng, một ông bộ trưởng đang được bảo vệ khi đi tham quan ở đâu đó. Tiếc thay. Cung cách xử sự này cũng cho thấy luật pháp của VN có rất nhiều điều bất ổn bắt đầu từ những bức ảnh nó cho người ta thấy sự khác biệt ở một xã hội tôn trọng con người. VN đã tiến bộ hơn khi để cho ông CHHV không phải mặc quần áo tù khi chưa bị buộc tội. Nhưng nếu đừng có cái còng và hình ảnh kềm kẹp thì có phải tốt đẹp hơn không? Ông CHHV đâu phải là một can phạm hình sự giết người nguy hiểm, ông đã hại ai ngoài sự lên tiếng của cá nhân ông đối với những bất công của xã hội, về sự xâm lăng biển đảo của Trung Quốc.

Một học giả mà còn bị đối xử như thế thì thử hỏi bao nhiêu người dân oan khác đã bị đối xử ra sao trước gọng kềm của công an, của Tư pháp VN, của đảng?

(Đừng nói mọi người bình đẳng trước toà nhé)

Những câu chuyện ghi được trước cổng phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ

Nguyễn Thượng Long- Những câu chuyện ghi được trước cổng phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ


Sáng 4 tháng 4 / 2011 tôi trở dậy sớm hơn mọi ngày, đảo qua vài băng sóng trên chiếc radio cũ rích để nắm bắt tin tức, chưa kịp tắt đài thì đã có người gọi cửa. Vợ tôi ra mở cửa và trở vào cho tôi biết có người muốn gặp tôi. Tôi bảo: Bà ra mời người ta vào, chắc lại chuyện về phiên toà xử CHHV rồi đây. Đúng như tôi phỏng đoán, khách là một nhân viên an ninh trẻ, người đã tham gia bắt giữ tôi ngày nào tại cửa hàng photo trên đường Quang Trung của Quận Hà Đông . Anh ta rất lịch sự hỏi tôi: Chú định đi đâu bây giờ đấy? Tôi bảo: Sao ông cứ quan tâm đến việc riêng của tôi thế nhỉ? Không biết tôi có còn chút tự do cá nhân nào nữa không? Nói vậy, tôi cũng chẳng việc gì phải dấu anh ta, tôi bảo: Tôi muốn qua chia sẻ với Luật Sư Trần Lâm về sự bất hoà giữa cụ với vợ và em gái của Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, người lẽ ra sẽ là thân chủ của cụ trong phiên toà sáng nay, sau đó tôi sẽ ra phiên toà ít nhất cũng để hít thở cái không khí pháp đình dù chắc chắn sẽ chỉ dặt dẹo ngoài đường! Viên an ninh trẻ vẫn kiên nhẫn: Ra đó là quyền của chú thôi, theo cháu chú không nên ra đó làm gì, chắc chắn chú không thể đến gần toà được.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Đặc điểm của một phiên toà

Một phiên toà khiến cho người ta so sánh, có ai biết vụ xử Vinashin thế nào không? Thiệt hại thì đã rõ cho cả nước nhưng Bộ chính trị lại chẳng trừng phạt ai hết, còn tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, thì chả biết ông đã làm thiệt hại ai thì lại bị 7 năm tù.

"...Chủ tọa phiên tòa đã xin lỗi, đây là sự sơ suất do khâu đánh máy còn phiên tòa là xử công khai..."

"...Đồng thời cũng thể theo lời trình bày của anh Cù Huy Hà Vũ, anh yêu cầu là nếu không được công bố tài liệu để đánh giá chứng cứ tại phiên tòa thì luật sư không có căn cứ để hỏi đối với anh Cù Huy Hà Vũ cũng như không có căn cứ để tranh tụng tại phiên tòa thì anh Cù Huy Hà Vũ cũng đề nghị các luật sư không tham dự phiên tòa nữa.

Anh Cù Huy Hà Vũ cũng tuyên bố là: "Tôi cũng sẽ không trả lời bất cứ một lời nào đối với hội đồng và cũng không tranh tụng gì nữa và đề nghị hội đồng tuyên án luôn, mức án bao nhiêu tôi cũng chịu trước dân tộc và trước nhân dân."...

Lời cuối của CHHV: “Tổ Quốc và Nhân Dân VN hãy phá án cho tôi”

LỜI SAU CÙNG CỦA TS CÙ HUY HÀ VŨ NÓI TRƯỚC PHIÊN TÒA


Và lúc 14h30 (giờ Hà Nội) ngày 4/4/2011, tức 1 giờ sau khi bản án 7 năm tù giam 3 năm quản chế được tuyên cho tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với chị Nguyễn Thị Dương Hà, vợ luật sư Cù Huy Hà Vũ.
Dù đã có lần phỏng vấn luật sư Dương Hà và nhiều lần nói chuyện điện thoại với chị nhưng phải khó khăn lắm mới có thể nhận ra giọng của chị lần này. Chị nói bằng thứ giọng khản đặc, lúc nghẹn ngào đứt quãng, lúc xa xả đầy bức xúc và chưa đợi đặt câu hỏi, chị đã nói.
Mặc dù chất lượng điện thoại không mấy tốt nhưng dường như vẫn đủ để nghe rõ từng tiếng thở dồn dập, tiếng tức tưởi của chị, người vợ vừa chứng kiến chồng mình bị tuyên một bản án nặng nề, người luật sư bất lực nhìn bị cáo bị xử vo, xử ép mà không thể làm gì được.
 

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Niềm tin và hành động

Vũ Đông Hà (danlambao) – Nếu bạn tin rằng dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên là một hiểm họa cho đất nước; việc kiện ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra một quyết định trái pháp luật khi vẫn tiếp tục dự án này, bất chấp những phản đối của dư luận, là một việc làm chính đáng: phiên tòa ngày 4/4 của đảng và nhà nước CS là phiên tòa phán xét niềm tin của bạn.
Nếu bạn tin rằng nguyên nhân của quái trạng pháp luật ở Việt Nam chính là sự độc quyền lãnh đạo đất nước của đảng cộng sản được hiến pháp ghi ở Điều 4: phiên tòa 4/4 là phiên tòa xét xử niềm tin của bạn.

Thông tin với thông báo

Đọc cái thông báo sau mà không khỏi có lắm điều thắc mắc.  Không biết ai viết cái thông báo này, một là họ vớ vẩn hai là họ coi thường người nhận/người thực thi và cả người được đọc.  Và xã hội còn phải đọc "tầm bậy" như thế này thì xã hội ấy chưa khá lên được.

TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN VTC
ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC
Số: /TB-THKTS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2011

THÔNG BÁO

Những nội dung tuyên truyền cần lưu ý tại cuộc họp Giao ban Báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương tuần từ 29/03/2011 đến 05/4/2011

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông tại cuộc họp Giao ban Báo chí do Bộ Thông tin và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 29/03/2011, Lãnh đạo Đài thông báo, một số nội dung tuyên truyền cần lưu ý trong tuần từ 29/03/2011 đến 05/4/2011 như sau:

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Tượng Hồ Chí Minh Tại Sài-Gòn Bị Đốt

Chả biết tin khẩn hay tin vịt, nhưng người ta đưa tin thì post lại cho bà con kiểm chứng, chứ chủ blog chẳng biết đâu mà mò cả. :-)

Tin Khẩn: Tượng Hồ Chí Minh Tại Sài-Gòn Bị Đốt



Chúng tôi ghi nhận vào lúc 4 giờ sáng ngày 28 tháng 3 năm 2011, tượng Hồ Chí Minh trước Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Sài Gòn, nằm ngay tại bùng binh, khu vực trung tâm Sài Gòn đã bị kẻ lạ mặt ném chai bom xăng, nhằm đốt cháy biểu tượng Hồ Chí Minh.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"