Trưa vừa liu thiu vừa nằm nghe truyện xưa của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Nghe mà giật mình, ông viết những câu chuyện từ đầu thế kỷ 20 thế mà cứ tưởng những cảnh sống của thế kỷ 21 vẫn không thay đổi như trong câu chuyện Bỏ vợ
Ai thích nghe thì bấm vào link sau, nếu không nghe được rõ thì bấm nút phải của chuột chỉ vào link sau đó bấm vào dòng chữ "copy link location" rổi mở Window Media player, vào File rồi chọn Open URL, chỉ vào ô trống của open, bấm nút chuột bên phải chọn Paste rồi bấm OK, chờ một chút sẽ nghe. Tiếp tục các phần khác đều như thế.
Nghe Truyện Bỏ vợ:
Còn nghe truyện sau thì lại càng ngạc nhiên xã hội bây giờ có khác gì thời Tây ấy chứ. Có điều ngày xưa những tấm lòng thanh niên muốn xây dựng đất nước thì họ tha hồ, tự do làm điều đó, không phải lệ thuộc vào đảng nào, mặt trận nào, không phải xin phép ai phải chăng vì thế mà tấm lòng vì tổ quốc cứ thế mà nhân lên, không có nhụt đi như ngày nay?
"Anh em tôi đi chơi đây, xin mấy anh em đừng tưởng chúng tôi gây dịp đặng phá của, lãng phí, như mấy công tử hình dạng bảnh bao mà đầu óc trống rỗng đó vậy. Không phải dâu. Chúng tôi đi chơi, song chúng tôi còn nhằm một mục đích lợi ích, lợi ích cho chúng tôi thì đã đành, mà cũng lợi ích chung cho đồng bào, cho anh em cần lao. Thừa cuộc đi chơi du lịch, chúng tôi sẽ gia công quan sát những nguồn lợi của nước nhà, mà xưa nay hoặc vì vô ý, hoặc vì thiếu sức, nên chưa ai khai thác cho người cần lao có công việc làm, cho đồng bào chung hưởng nguồn lợi. Mang cái danh thanh niên tiên tiến, chúng tôi quyết làm cho xứng đáng cái danh ấy. Chẳng phải lo vinh thân phì gia, bóc lột kẻ quê, hiếp đáp kẻ yếu, trong nhà thì hống hách, ra ngoài thì sợ run, như hồi trước vậy nữa. Chúng tôi là đạo binh tiên phuông, lãnh nhiệm vụ ruồng đường mở nẻo, quyết nâng đỡ quốc gia dìu dắt đồng bào, cải thiện xã hội, dạy dỗ người quê dốt, binh vực người yếu ớt. Nói tóm lại, chúng tôi muốn làm sao cho nước Việt Nam giàu, cho dân Việt Nam mạnh, được ngang hàng với các dân tộc khác mà không hổ, không sợ."
"Tôi nhớ tôi đọc được một tạp chí kinh tế, tôi thấy một người Pháp có bằng địa chất học, viết một bài khảo cứu về địa chất học của vùng cao nguyên Nam Việt. Bài ấy nói rằng trong vùng nầy có một dải đất đỏ quí lắm. Dải đất ấy bề ngang cở chừng vài ba chục cây số ngàn, còn bề dài thì dài lắm. Nó nằm từ vùng Xuyên Mộc, trong tỉnh Bà Rịa, chạy lên tới vùng Kon Tum, đi ngang qua đất đỏ, An Lộc, Xuân Lộc, Bà Rá, Ban Mê Thuộc, Pleiku, Kon Tum. Trong dải đất đỏ chất đất hợp với vườn tược ; trồng cao su, dừa khô, bông vải, cà phê, trà, gai, bất luận cây gì cũng thạnh mậu cả. Vậy nếu muốn lập vườn thì nên lập trong vùng đất đỏ, phần nhiều còn hoang vu, chưa ai khai khẩn. Mà trước khi khai thác, phải lo giải quyết vấn đề giao thông, phải làm sao cho thuận tiện sự qui tụ nhơn công, sự tiếp tế lương thực cho số nhơn công ấy và sự vận tải đồ sản xuất. Theo ý tôi thì Việt Nam cần phải mở đường xe lửa cho nhiều, ngành kinh tế mới dồi dào thịnh vượng được. Trước hết phải lập đường xe lửa trực tiếp Sài Gòn-Ðà Lạt. Ðường nầy không dài lắm, vì đã có sẵn đường Sài Gòn-Xuân Lộc rồi. Phải có đường nầy thì giá rau cải, bông Hoa ở Sài Gòn và giá sanh Hoạt ở Ðà Lạt mới hạ thấp được. Ðồng thời phải lập đường xe lửa Sài Gòn - Kon Tum, chạy ngang qua hoặc Thủ Dầu một, hoặc Biên Hòa rồi thẳng lên Bà Rá, Ban Mê Thuộc, Pleiku, Kon Tum. Chúng ta đã có sẵn đường sắt chạy theo mé biển. Hễ lập thêm đường sắt xuyên vùng cao nguyên rồi thì nối cho hai đường giao tiếp với nhau. Ðà Lạt có đường xuống mé biển rồi, bây giờ phải nối qua Ban Mê Thuột. Cũng nên nối Nha Trang với Ban Mê Thuột và Qui Nhơn với Kon Tum nữa, thì sự vận tải và giao thông mới tiện. Phải làm việc đó trước, thì tự phiên cuộc khai thác cao nguyên tự nhiên chạy theo liền, không cần lo cũng thành tựu."
Nghe truyện Bức thư hối hận (tiếp truyện Bỏ vợ)