Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Vô ơn!

Đã rất nhiều thanh niên Việt Nam đã ngã xuống để gìn giữ từng tấc đất của cha ông, thương thay, họ lại bị chính những đồng chí, lãnh đạo của họ cho vào quên lãng. Rất nhiều xác người vẫn nằm lại ở chiến địa mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa được chính quyền để mắt. Chính quyền mãi lo chửi bới Mỹ, kể ra rả trên đài về cuộc chiến tranh chống Mỹ,Cali Today News - Sự thật lịch sử chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam tôn trọng. Ngược lại, họ còn bịa đặt, thêm thắt, che giấu để phục vụ cho mục đích cai trị của mình.

Thế hệ học sinh, sinh viên và ngay cả những người lớn tuổi ở miền Nam Việt Nam ngày nay rất ít được biết về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 1979-1989. Nếu có thì họ được biết về cuộc chiến tranh với Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam hoặc số ít thạo tin được nghe từ những đài phát thanh ở ngoại quốc. Từ sau hội nghị Thành Đô mà bè lũ lãnh đạo CSVN qua Trung Quốc để ký những thỏa thuận giữa hai đảng, cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc cấm tiệt trên các phương tiện truyền thông, báo chí trong nước. Nguyên nhân có thể là do đảng cầm quyền ở Việt Nam không muốn mất lòng người bạn vàng Trung Cộng và muốn người dân không được nghĩ xấu về người đồng chí tốt của đảng. Nhưng theo những người lớn tuổi sinh trưởng ở miền Bắc kể lại, trước khi có những thỏa thuận nhớp nhúa ở Thành Đô hồi tháng 10-1990, hằng ngày trên các báo, đài trong nước vẫn nói về tội ác của Trung Cộng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Đã rất nhiều thanh niên Việt Nam đã ngã xuống để gìn giữ từng tấc đất của cha ông, thương thay, họ lại bị chính những đồng chí, lãnh đạo của họ cho vào quên lãng. Rất nhiều xác người vẫn nằm lại ở chiến địa mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa được chính quyền để mắt. Chính quyền mãi lo chửi bới Mỹ, kể ra rả trên đài về cuộc chiến tranh chống Mỹ, trong khi cuộc chiến với Trung Quốc sau này lại cấm tiệt. Trong cuộc chiến với người Mỹ, Việt Nam không hề mất một tấc đất nào, nhưng trong cuộc chiến với Trung Cộng, rất nhiều đất đai của cha ông, tiền nhân đã lọt vào tay giặc mà chính quyền CSVN với sự bất tài của mình đã không giữ được.

Những hy sinh của các chiến binh đã ngã xuống trong cuộc với Trung Cộng tưởng chừng như không bao giờ được nhắc đến, sự vô ơn của lãnh đạo CSVN tưởng rằng sẽ được giấu kín thì bổng dưng trong những ngày gần đây báo chí Việt Nam lại cho đăng loạt bài về cuộc chiến ở Vị Xuyên xảy ra hồi năm 1984. Cay đắng, xót xa là những thứ mà chúng ta có thể ra sau khi đọc những bài báo trên. 30 năm kể từ khi cuộc chiến nổ ra, và 24 năm sau người ta mới biết được trên báo. Những hy sinh, chết chóc, tội ác của Trung Cộng không được chính quyền CSVN ghi lại trên sách sử. Sử của thời Cộng sản chỉ viết về cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, lịch sử thời Cộng Sản không chống Trung Cộng bao giờ. Muốn lịch sử đúng với sự thật, có cả cuộc chiến với Trung Cộng chỉ trừ khi chế độ Cộng Sản này sụp đổ.

Có lẽ không chế độ nào lại vô ơn như chính quyền CSVN hiện tại, ngay cả những người đã ngã xuống để bảo vệ, xây đắp vững chắc cho ngôi vị độc tài lãnh đạo như ngày nay cũng không được họ nhắc đến. Rất nhiều người quyền cao chức trọng, giàu có chính là nhờ những người đã nằm xuống. Người chết không thể nói, người chết cũng không hành động, bày tỏ thái độ phản đối để tố cáo sự vô ơn của chính quyền. Trong khi bất cứ chống đối nào từ lãnh đạo CSVN với Trung Cộng cũng sẽ khiến cho địa vị cai trị của họ bị lung lay.

Một chi tiết trong bài “Cuộc chiến bảo vệ biên giới Vị Xuyên: Bi thương-hào hùng” được khởi đăng trên tờ Tuổi Trẻ khiến ta chua xót. Cựu chiến binh Trần Ngọc Lợi-nguyên đại úy, trợ lý tác chiến pháo binh sư đoàn 356 cho biết, vào năm 1988 khi sư đoàn giải thể, không còn phiên hiệu trong Quân đội nhân dân Việt Nam nữa thì những thương binh muốn làm chế độ chính sách không ai chứng nhận nữa. Rất nhiều người không biết về cuộc chiến ở Hà Giang. Và cay đắng hơn khi phóng viên hỏi ông Lợi, làm cách nào để tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống một cách thiết thực nhất, ông này chỉ mong muốn đơn giản là Bộ Quốc phòng có chính sách tổ chức tìm lại hài cốt của cán bộ, chiến sỹ. Rất nhiều người đã ngã xuống mà không hề có bất cứ chương trình tìm kiếm nào từ chính quyền CSVN. Tất cả những việc tìm kiếm chỉ là tự phát.

Chưa dừng ở đó cựu chiến binh Trần Ngọc Lợi còn cho biết thêm rằng, những gia đình có thân nhân ngã xuống họ buồn lắm, những người đã hy sinh ngay trên đất nước của mình, để bảo vệ Tổ quốc lại không thể tìm được. Chừng ấy nghĩa trang nhưng có gì đâu, có tên nhưng không có người. Chúng ta có thể tìm mộ các chiến sỹ từ thời chiến tranh chống Mỹ, còn chiến tranh chống Trung Quốc gần hơn thì không làm được. Từng ấy lời, nhẹ nhàng nhưng như hàng ngàn mũi kim đâm thấu tận tim khiến độc giả đau xót, căm phẫn. Những lời nói ấy cũng chính là sự tố cáo về sự vô ơn của chính quyền Việt Nam đã hành xử đối với những người vị quốc vong thân.

Loạt bài viết về cuộc chiến Vị Xuyên nhân tưởng niệm 30 năm không đơn thuần là viết về một biến cố lịch sử, một cuộc chiến tang thương, bi hùng. Nó không chỉ làm cho độc giả nhớ về một thời những người đã ngã xuống, mà đằng sau nó còn gợi lại cho chúng ta về tội ác của Trung Cộng đối với nhân dân, đất nước Việt Nam. Và thông qua loạt bài về cuộc chiến Vị Xuyên, phần nào tố cáo sự vô nhân đạo, vô ơn, bất kính, che giấu và không tôn trọng lịch sử của chính quyền CSVN.

Hãy dành cho những người ngã xuống sự biết ơn sâu sắc, vì rằng dù ở phía nào thì mọi hy sinh vì Tổ quốc đều đáng trân trọng.

Nguời Quan Sát

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"