Đỗ Lai Thúy
“Vẫy vào vô tận” là tập tùy bút chân dung học thuật của PGS-TS Đỗ Lai Thúy mới xuất bản vào tháng 6 năm 2014, do NXB Phụ Nữ ấn hành. Book Hunter đã tổ chức một buổi Big Idea Hunting với chủ đề “Vẫy vào vô tận” – Bi kịch của những nhà canh tân. Trong buổi này, PGS- Đỗ Lai Thúy đã trình bày và phân tích những nội dung thật sự ẩn chứa đằng sau cuốn sách.
Mời các bạn theo dõi bản ghi lại buổi Big Idea Hunting này. Sau phần
trình bày của PGS-TS Đỗ Lai Thúy, các bạn sẽ được nghe phần tranh luận
nảy lửa về hình mẫu học giả trong thời đại mới:
Các bạn có thể tham khảo Big Idea Hunting: “Thơ như là Mỹ học của cái Khác” hoặc bài phỏng vấn “Sự suy thoái của giới trẻ hay chuyển dịch hệ hình tư duy” để hiểu hơn về sự chuyển dịch hệ hình tư duy.
Trong tập tùy bút “Vẫy vào vô tận”, Đỗ Lai Thúy khắc họa chân dung
của các học giả của nước ta, bao gồm: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ,
Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Nhất Linh, Đinh Gia Trinh, Văn
Tâm, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Nghiêm Văn, Hà Văn Tấn, Nguyễn Tài Cẩn, Đặng
Tiến, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Khắc Dương. Họ đều là
những học giả hàng đầu trong thời đại của mình nhưng mỗi người lại mang
trong mình một bi kịch, mà bi kịch lớn nhất là những tư tưởng của họ,
cách họ nghĩ, cách họ hành động… có phần nào không tương thích với thời
đại họ sống. (Mà nếu có tương thích thì đó cũng chỉ là bề ngoài khiên
cưỡng)
Không chỉ khắc họa chân dung học thuật, Đỗ Lai Thúy còn cho độc giả
thấy một sự chuyển dịch hệ hình học thuật trong giới học giả. Lý thuyết
chuyển dịch hệ hình của ông chúng ta đã được biết đến trong tập tiểu
luận phê bình “Thơ như là mỹ học của cái Khác”.
Trong lời nói đầu, Đỗ Lai Thúy có viết:
“Vẫy vào vô tận” giúp bạn đọc hình dung được con đường hình thành
người trí thức Việt nam, tài năng và nhân cách của họ, đặc biệt đóng góp
của họ vào công cuộc xây dựng con đường học thuật và tư tưởng của đất
nước
…
Con đường ấy cũng là con đường chuyển đổi từ hệ hình học thuật này
sang hệ hình học thuật khác, từ chân trời này đến chân trời khác. Thế hệ
các nhà khoa học đã qua hoặc không có chân trời, hoặc chỉ có một chân
trời mà họ cố công tìm kiếm. Đấy là chiến công và cũng là giới hạn của
họ. Thế hệ khoa học mới bây giờ đã có nhiều chân trời để bay. Vấn đề là
khát vọng bay và, quan trọng hơn, biết bay. Viết “Chân trời có người
bay” và “Vẫy vào vô tận”, tôi không tôn vinh quá khứ, mà để kiến thiết
một hiện tại.
Và ông trích câu thơ của Phạm Hầu – Một nhà thơ trong phong trào Thơ Mới:
“Giơ tay ta vẫy ngoài vô tận
“Giơ tay ta vẫy ngoài vô tận
Chẳng biết xa lòng có những ai”
(Trích “Vọng hải đài”)