Tác Giả
Ông Lư Văn Bảy tại phiên tòa ngày 22/8/2011 ở Kiên Giang.
Chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận
Cùng một ngày ra khỏi tù với nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh
là một nhà đấu tranh thầm lặng ít được biết đến hơn, đó là ông Lư Văn
Bảy. Ông được giảm án 2 lần = 9 tháng và ra tù ngày 26/6 vừa qua.
Sinh năm 1952, quê tại Kiên Giang, ông Lư Văn Bảy nguyên là chuyên
viên kỹ thuật không quân trước năm 1975. Sau thời gian tù cải tạo, ông
về quê làm ruộng. Tháng 9 năm 1977, ông tham gia “Mặt Trận Liên Tôn” bị
bắt vào tháng 12 cùng năm đó, bị kết án 6 năm tù. Mãn hạn tù giam, ông
trở về nhà vào tháng 9 năm 1983.
Những tưởng sẽ an bình với cuộc đời làm ruộng, nhưng rồi, bức xúc
trước sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam, từ
năm 2006 ông đã bắt đầu viết những bài viết dưới những bút hiệu khác
nhau như: Chánh Trung, Nguyền Hoàng, Hoàng Trung Việt, Hoàng Trung
Chánh… gửi đến các mạng truyền thông nước ngoài, có những bài ông gửi
thẳng cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Công
Phụng, cho Quân đội Nhân dân Việt Nam hoặc cho ông Nguyễn Cao Kỳ. Ông
cho biết lý do thôi thúc ông, từ một người nông dân chỉ quen với ruộng
vườn trở thành tác giả của những bài viết với chủ đề nhạy cảm như: dân
chủ đa nguyên, chủ quyền lãnh hải…v.v
“Tình cờ tôi đọc được trong một cuốn sách “Sự thật về chiến tranh
biên giới năm 1979” do đó tôi được biết được những cảnh tàn ác của
Trung Quốc, do đó lòng yêu nước của tôi, lòng thương dân tộc của tôi
trỗi dậy. Tiếp theo đó là tôi coi được đoạn phim về đảo Gạc Ma, nó ngang
nhiên chiếm năm 1988 và tôi cũng đã nhìn thấy cảnh 64 chiến sĩ hải quân
ở đó, nó dàn hàng ngang nó bắn từng người. Còn trong nước thì hàng hoá
của Trung Quốc là chất độc mà biểu tình thì không được, lên tiếng nói
Trung Quốc cũng không được. Do tự do ngôn luận của tôi, tôi mới viết
những bài, trước nhất là để lên án Trung Quốc đồng thời phản đối chính
quyền Việt Nam quá mềm yếu đối với Trung Quốc.”
Tháng 1 năm 2008, ông bị công an tịch thu máy tính với nhiều bài vở.
Sau đó ông được thả với lời hứa sẽ không viết nữa. Tuy nhiên, một thời
gian sau, bức xúc trước sự xâm lấn của Trung quốc và chính sách mềm yếu
của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, ông lại tiếp tục viết dưới bút hiệu
khác là Trần Bảo Việt với nội dung kêu gọi một nền Dân chủ đa nguyên,
lên án Trung Quốc xâm lưoc.
********
Nguồn: