Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Một bước lùi về dân chủ trong Đảng

Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế
Sau Hội nghị TW lần 8 của Ban Chấp hành TW, vấn đề được dư luận nói tới nhiều nhất là về quy chế bầu cử vừa được BCHTW thông qua. Quy chế này quy định việc ứng cử và đề cử, theo đó các Đảng viên ứng cử vào các chức vụ cấp cao của Đảng phải được BCT/BCHTW giới thiệu hay đề cử. Còn ứng viên nào không được tổ chức lãnh đạo của Đảng giới thiệu thì khi ra đại hội phải “tự xin rút”, chỉ có một trường hợp đại hội không cho rút thì ứng viên đó mới được ở lại để bầu bán. Đây là nội dung gây ra nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng việc ứng cử, đề cử thuộc phạm trù tụ do cá nhân, tức là dù không được giới thiệu nhưng cá nhân có quyền tự ứng cử hoặc không ứng cử nhưng được đại hội giới thiệu thì vẫn được, có như vậy mới là dân chủ thật sự. Nhưng quy chế ứng cử của TW8 vừa rồi không thoả mãn mong muốn dân chủ trong Đảng và thực tế, có người còn nói đó là một bước lùi về dân chủ.
Vấn đề đề cử, ứng cử dân chủ trong Đảng vốn đã có từ lâu đã bị các quy định của TW8 làm cho các cá nhân phải hoàn toàn phụ thuộc vào tổ chức, và trên thực tế đã bộc lộ nhiều lần tổ chức đánh giá không sát cán bộ, nên có tình trạng trong những khoá TW trước những người dù không được BCT giới thiệu nhưng khi ra đại hội thì vẫn trúng hoặc gần đây lấy phiếu tín nhiệm thì có tình trạng phần lớn những người bị phiếu thấp là những người có hoạt động hiệu quả trong các cơ quan nhà nước, trong khi những người làm việc hành chính, không đụng chạm gì thực tiễn thì phiếu rất cao. Tất cả những điều này những người tham gia trong Đảng nhiều năm đều thấy rất rõ và đều tiên lượng rằng nếu được áp dụng trong Hội nghị TW tới sẽ gây kết cục những người có đức có tài sẽ không được đề cử hoặc có đề cử cũng bị gạt ra. Đây là lý do mặc dù quy chế được thông qua nhưng còn rất nhiều ý kiến không tán thành.

Tại sao những người đứng đầu trong Đảng lại đưa ra nghị quyết này?
Đây rõ ràng phản ánh sự mâu thuẫn trong nội bộ, không ít ý kiến cho rằng là một bộ phận sinh năm 1949 trở về trước trong BCT sẽ phải nghỉ để dành chỗ cho những người trẻ hơn. Nhưng cũng có dư luận cho rằng trong bộ phận sinh năm 1949 này thì cũng có một số nhân vật sẽ tiếp tục ở lại giữ những chức vụ chủ chốt như TBT, Thủ tướng CP và quả thật trong mấy ngày gần đây xuất hiện bàn tán rất nhiều về chuyện này.
Có người đã thể hiện quyết tâm ở lại bằng việc đi vận động nhiều nơi, muốn thể hiện mình là nhà lãnh đạo, phát biểu những vấn đề mình không phụ trách nhằm đánh bóng bản thân, tập trung phê phán điều hành của các cơ quan chính quyền từ TW đến địa phương và rỉ tai nói xấu đ/c X.
Cũng có nhân vật sử dụng chiêu tung tin có sự sắp xếp để đ/c X lên làm TBT, Vũ Đức Đam lên làm Thủ tướng, Kim Ngân làm Chủ tịch QH để kích động chia rẽ nội bộ, gây tâm trạng cho những người đang nghĩ mình sẽ được vị trí mới trở nên hậm hực, chĩa mũi dùi vào những nhân vật bị tung tin.
Lại có một tốp người dở lại món đòn cũ mèm, thu thập những sai phạm trong điều hành, quản lý của đ/c X, vụ tiêu cực tham nhũng tại Vinashin, quản lý điều hành tài chính ngân hàng và cho người đi rỉ tai, tung tin xuyên tạc, quy tựu vẫn là tập trung đánh những mục tiêu từ NHTW4, không có gì mới.
Việc ra NQ này của TW8 rõ ràng không phải để chọn được nhân tài do không hề đánh giá được cán bộ, chủ trương đưa ra nghị quyết này là để muốn gạt bỏ những người muốn loại trừ ngay từ HNTW4 mà thôi, nhân vật trung tâm của cuộc loại trừ này có lẽ là là đ/c X. Có thể thấy rằng đây là một việc làm đi ngược với tư tưởng dân chủ trong Đảng. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, đất nước ta cần những người thực sự cống hiến cho đất nước, không cần dựa vào tuổi tác nếu người đó có khả năng cống hiến cho dân tộc thì phải được chấp nhận. Sai lầm nhất của các kỳ đại hội vừa qua là loại những người quá tuổi có năng lực, đưa những người ít tuổi thiếu bản lĩnh và kinh nghiệm vào quá nhiều. Cứ nhìn lãnh đạo khoá 11 thì sẽ biết có sai lầm này hay không. Cứ nhìn sự tê liệt và kém cỏi của Tổng bí thư, Ban bí thư, Bộ Quốc phòng,… thì sẽ thấy rõ điều này, họ tỏ ra rất yếu mềm khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm, họ cứ liên tục đưa ra những quyết sách thanh trừng nội bộ, làm lòng dân không yên, đưa vị thế đất nước đi xuống.
Mong rằng những người có trách nhiệm trong Đảng cần phải tỉnh táo mà hành xử cho đúng. Không vì những nghị quyết mang tình thanh trừng mà loại bỏ người tài có khả năng lo cho đất nước./.
Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế (xin được phép dấu tên)

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"