Một số tin tức trong mấy ngày qua, bàn tán về chiếc trực thăng của binh chủng nhảy dù CSVN rơi tại Hòa Lạc, có người đặt câu hỏi là: Sao lính không nhảy dù trước khi máy bay rớt? Có nhiều báo chí cho rằng trước khi không còn điều khiển được trực thăng, viên phi công đã "anh dũng" lái tránh nhà dân...
Sau đó thì tinh thần "anh dũng" được thổi phồng lên từ báo chí và ngay cả các Dư Luận Viên cũng đắc chí về vấn đề nầy, cho rằng viên phi công vì "thương dân" nên đã cố gắng...
Chúng ta không cần đồn đoán chi mất công, chỉ cần sử dụng Thông Số Khoa Học thì sẽ tìm thấy đâu là sự thật.
Tốc độ tối đa (Maximum speed): 250 km/g (135 knots, 155 mph)
Thông số leo thẳng độ cao (Rate of climb): 8 m/giây; (1,575 ft/min)
Sau khi chúng ta có thông số rồi, thì thử tìm hiểu xem chiếc trực thăng bay được bao xa, để làm bài toán.
Theo bản tin :
"Máy bay Mi171 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc lúc 7 giờ 30 phút đến 7 giờ 46 phút thì mất liên lạc; máy bay rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3km. "
(*) Như vậy thì chiếc trực thăng vừa mới rời sân bay Hòa Lạc cách khoảng 3km thì rơi. Chúng ta làm tròn bài toán, cứ cho là 3km cho dễ tính.
Nếu tốc độ bay là 250 km/g thì mỗi phút trực thăng bay được (250 / 60) = 4.166km. Như vậy nếu bay chỉ xa được 3km thôi thì chắc chắn là dưới 1 phút.
Tính cho chẳn qua giây thì chúng ta có (60 / 4.166) X 3 = (43.21 giây)
Giờ đã rõ, chiếc trực thăng vừa bay lên 43.21 giây (bay xa được 3km) thì gặp sự cố rớt xuống.
Bây giờ tính thử độ cao tối đa xem, cứ mỗi 1 giây, trực thăng leo được 8 mét và trong 43.21 giây thì leo được (tính chẳn) là 346 mét.
Khi Mi171 leo cao được 346 mét (bay xa được 3km) thì rơi, điều nầy cho thấy là không đủ độ cao để nhảy dù vì cần phải trên 800 mét độ cao thì mới nhảy được.
Căn cứ theo thời gian mất liên lạc là 16 phút kể từ khi bay (7 giờ 30 phút đến 7 giờ 46 phút thì mất liên lạc). Khi bắt đầu nổ máy thì liên lạc truyền tin và 16 phút nầy chỉ sử dụng để làm nóng máy trước khi bay (warm up) trực thăng trước khi bắt đầu bay, hoặc 16 phút đã trên không, thì chúng ta vẫn chưa biết, tuy nhiên căn cứ theo sự kiện là vẫn có người còn sống, nên độ rớt của chiếc trực thăng lúc gặp sự cố rất gần mặt đất.
Căn cứ theo báo Dân Trí: " Các chiến sĩ không thể bật dù do lúc này máy bay mới cất cánh lấy độ cao. "
(*) Thùy Trang làm bài tính nầy với tất cả con số tròn và đẹp, tuy nhiên trên thực tế thì vận tốc tối đa chỉ đạt được khi đủ thời gian bay vì trong cách tính vận tốc trung bình (Average Speed) và vận tốc tức thì (Instantaneous Speed) không thể bằng nhau, vì vậy bài toán chỉ là ước lượng và có thể khác với thực tế.
"Instantaneous Speed - the speed at any given instant in time. Average Speed - the average of all instantaneous speeds; found simply by a distance/time ratio."
Vấn đề khác là nếu bay cao chỉ được 346 mét mà gặp sự cố, vì vậy nên mới có người sống sót và với độ cao nầy thì viên phi công KHÔNG thể bay tránh nhà dân được vì không đủ thời gian.
Vấn đề cuối cùng là chiếc hộp đen (nếu có) thì cũng không thể hư hại với độ cao nầy.
(Ghi chú 1) Từ trước cho tới nay trong quân đội CSVN, chiếc Mi171 dùng để chuyển quân và tập nhảy thang chứ chưa bao giờ sử dụng để tập nhảy dù (ngoại trừ chiếc M-8), vì vậy lính trên trực thăng nầy sẽ không mang theo dù để nhảy. Lúc trực thăng rơi, không thấy có bất cứ chiếc dù nào cả.
(Ghi chú 2) Trực thăng không thể lên thẳng đứng mà phải bay theo hướng 15 độ để có thể lên cao vì cánh quạt không cho phép lên thẳng đứng liên tục trong thời gian dài (xem phần chú thích phía dưới)
Nguyễn Thùy Trang
nguồn tham khảo:
(1) http://kenh14.vn/xa-hoi/can-canh-hien-truong-vu-may-bay-truc-thang-roi-o-thach-that-20140707044118961.chn
(2) https://en.wikipedia.org/wiki/Mil_Mi-17
When a helicopter is hovering without any forward movement, it's dragging the air above it straight down through the rotor disc. The blades still create lift, because they are moving horizontally through the air like wings, but the effect is partially corrupted by the air that is descending vertically.