Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Dân chủ của ông Putin

Trần Đăng Tuấn
Trong ngày 22.7, ở Nga và ngoài Nga mọi chú ý đều dồn vào cuộc họp của Hội đồng an ninh Nga (trước đó nguời ta đoán rằng có những quyết định mang tính"vận mệnh"- nhưng điều đó không xảy ra). Ít ai để ý trong ngày đó Tổng thống Nga ký ban hành một loạt luật trong nước.
Trong đó có luật "lớn" là sau này Tổng thống có quyền chỉ định vào "Thượng viện" Nga số nghị sỹ tối đa tương đương 10% tổng số nghị sỹ của Thượng Viện. Nhưng stt này chỉ nói về hai luật "nhỏ" hơn:
Luật về việc các dữ liệu cá nhân của công dân Nga khai báo khi sử dụng các mạng xã hội phải nhất định được lưu giữ trên các máy chủ ở trên lãnh thổ Nga. Có nghĩa là trường hợp các mạng xã hội toàn cầu không có hạ tầng làm điều đó ở Nga, họ sẽ ở vị thế phạm pháp nếu đòi người dùng khai báo về nhân thân.
Cũng khó khăn nếu một mạng du lịch có máy chủ ở nước ngoài yêu cầu người Nga đăng ký mua dịch vụ mà phải khai thông tin cá nhân. Bản chất vấn đề là gì, ai cũng hiểu.

Điều luật nữa là cấm các kênh truyền hình trả tiền và các kênh có khoá mã phát quảng cáo. Nhưng các kênh "thiết yếu, có tính xã hội toàn quốc" (mà ở ta gọi là "Kênh tuyên truyền thiết yếu") thì không bị coi là kênh truyền hình trả tiền (nghĩa là phát quảng cáo vô tư).
Bản chất là gì, cũng không ai lạ: Bóp hầu các kênh mới có thể có"giọng nói khác". Nếu tăng giá thuê bao để bù vào nguồn quảng cáo-họ mất khả năng cạnh tranh. Nếu chỉ sống bằng giá thuê bao, không quảng cáo - họ có thể phá sản.
Thật tâm đầu ý hợp với tư duy một thời từng ngự trị ở ta: Quản lý được đến đâu thì phát triển chừng ấy. Nhưng ở ta dạo này cũng không thấy ai nói như thế nữa (Ít ra là không nói to).

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"