Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Chỉ Riêng Luật Quốc Tế (International law) Chẳng Bảo Vệ Được Bất Kỳ Ai

Robert Leicht 
Bằng - Bạn đọc Dân Luận chuyển ngữ
Nếu người ta sắp tới lại phải tìm xem từ của năm nay là từ nào: tại sao người ta không nghĩ đến từ "Luật Pháp Quốc Tế" nhỉ? Ai cũng nói về nó, thế nhưng hầu như chẳng mấy ai nghiên cứu về nó, ít nhất là trên những đường nét cơ bản, và số người hiện nay tìm hiểu được những giới hạn và yếu kém của nó lại còn ít hơn nữa. Nhưng người ta lại dễ chấp nhận khi nghe thấy: nhà nước này hoặc nhà nước nọ đã (nếu có thể thì: rất rõ ràng) đã vi phạm luật quốc tế...
Hoàn toàn đúng là đã có các thư viện đầy ấn tượng về luật quốc tế với vô số những trường hợp tiền lệ - tóm lại là: vô số những tài liệu về triết, về khoa học luật pháp và lịch sử. Nhưng có một cái vẫn thiếu đó là "luật quốc tế" - nếu như nó phải được hiểu bao gồm: một bộ luật được diễn giải rõ ràng và trên hết là một yếu tố quyền lực có khả năng chế tài đều khắp đối với mọi người và mọi lúc, với quyền lực trên tất cả mọi nhà nước, với sự độc lập về tư pháp để phán xét và trừng phạt những vi phạm luật quốc tế.

Những gì hiện có đó là những nguyên tắc, những quy ước, những cách nhìn được phát triển dần dần trong văn hóa châu Âu và Anh-Mỹ, mà những nhà nước văn minh tuân thủ trong các quan hệ quốc tế - và các nước này thỉnh thoảng cũng vi phạm nó, nếu như vì quyền lợi quốc gia của mình và hơn nữa thấy khả năng có vẻ như không phải chịu mấy hậu quả.

Liên Hợp Quốc không thể là một thẩm phán

Hãy nhớ lại một trong những nguồn gốc quan trọng nhất của luật quốc tế, đó là Hòa ước Westphalen, chấm dứt cuộc chiến 30 năm (tại Đức). Khi đó có hai nguyên tắc được đưa ra mà cho đến hôm nay vẫn được sử dụng để xây dựng luật quốc tế. Thứ nhất, sự toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia nhất thiết phải được tôn trọng. Thứ hai, cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Nếu như hai nguyên tắc này được thực thi một cách triệt để và không thường xuyên bị vi phạm thì có lẽ những cuốn sách sử của chúng ta nhiều nhất cũng chỉ dày như một quyển sổ tay.
Ai phải đứng ra là nhiệm vụ chế tài luật quốc tế? Liên Hợp Quốc, sẽ có rất nhiều người nhanh nhảu nói vậy. Thế nhưng ai là Liên Hợp Quốc? Trong Hội Đồng Bảo An, là nơi ít nhất có thể trao quyền cho việc sử dụng bạo lực chống lại những kẻ gây rối hòa bình, có năm quốc gia có quyền phủ quyết, họ quyết định không từ lý do "tư pháp" mà từ quyền lợi quốc gia hoặc đế quốc của mình - nghĩa là từ những lý do có tính cơ hội chính trị. Và nếu như một khi họ muốn can thiệp vào một nơi nào đó, họ rất thích khoác cho mình sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên bất quá thì họ cũng chẳng cần; ví dụ như trong cuộc chiến Irak lần hai. Ngay cả đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng không phải là cơ quan tư pháp, mà chỉ là nơi hội tụ của những đoàn đại biểu, mà phần lớn đại diện cho những nhà nước phi dân chủ. Chẳng ai muốn có một siêu bá chủ.
Chính vì thế mà mỗi một quốc gia nên nhanh chóng kịp thời tìm kiếm cho mình những phương tiện quyền lực - về chính trị, kinh tế và quân sự cũng như các đồng minh để không trở thành quả bóng của những thế lực ngoại bang, những thế lực không hề run sợ trước sự viện dẫn bằng mồm vào luật pháp quốc tế, mà chỉ lùi bước trước những đe dọa thực sự với những hậu quả nhạy cảm. Những hậu quả nhạy cảm này phải lớn hơn những gì có lợi mà sự can thiệp hoặc sự xâm lược của đối thủ đạt được.
Tóm lại: Trong quan hệ quốc tế không chỉ cầu mong vào luật quốc tế mà còn phải xem liệu ta có thể ngăn cản hoặc trừng phạt được một nhà nước có hành động vi phạm luật hay không. Và còn phải xem lại ít nhất mình có thực sự tuân thủ luật luật pháp hay không. Phần còn lại chỉ là chính trị thần túy, vâng, đáng tiếc là cũng có cả việc thể hiện là kẻ mạnh.
Nguồn:

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"