Ngô Minh
Ba tôi là ông Ngô Văn Thắng, một ngư dân có chữ ở làng Thượng Luật. Tôi không biết ông học ở đâu và học đến cấp nào, nhưng tôi thấy, mỗi khi rỗi việc , ông ngồi lấy bút lông chấm mực tàu , cặm cụi viết chữ Nôm (hay Hán ?) lên những tờ giấy bổi, rồi cất vào cái tráp sơn mài đen láng. Ông giữ chức lý trưởng làng Thượng Luật thời Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng, trong hai năm, từ năm 1947- 1948. Hồi đó làm lý trưởng phải được sắc phong . Ông hay nhâm nhi rươụ nói chuyện văn chương thời cuộc cùng các cụ trong làng. Mới 53 tuổi mà ông đã để râu trắng dài, nói cười vuốt râu như lão trượng. Mỗi bữa ăn, ông ngồi một mình hoặc với khách một mâm trên sập gụ. Năm mạ con tôi ngồi mâm trải chiếu dưới sàn nhà. Phong độ, vóc dáng nho nhã , trí thức thế nhưng ông lại làm nghề đánh cá chuyên nghiệp. Ông là người đi biển giỏi .Thời ba mươi tuổi ông đi biển suốt ngày đêm, nên có tiền để mua thuyền lưới thuê bạn chài cùng đi biển. Ngày đi biển, đêm về ông thắp đèn dầu ngồi đọc sách.
Ông làm lý trưởng cho chính phủ thân Pháp nhưng ông lại ủng hộ Việt Minh. Thời sau cải cách, các anh tôi thường khai trong lý lịch việc ông làm lý trưởng là để nguỵ trang việc ủng hộ Việt Minh. Vì thời chống Pháp, ông có một căm hầm bí mật nuôi bộ đội, cán bộ kháng chiến xã Hưng Đạo ( tức ba xã Hưng Thuỷ, Ngư Thuỷ, Sen Thuỷ thuộc huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình bây giờ) ngay ở trong nhà. Có lần cả trung đội Việt Minh về ở ngày trong hầm nhà tôi để đi đánh đồn Hoà Luật ở xã Cam Thuỷ trên đường Quốc lộ 1A, hay đồn Sen Bàng, đồn Dốc Sỏi. Mạ tôi ở trong Hội mẹ chiên sĩ, cùng ba bốn mẹ nữ như mẹ Thiệt, Mẹ Nồng, Mẹ Tá …thường gánh chổi rèng ( một loại cây có mùi thơm, mọc nhiều trên cát , người ta chặt về đạp cho rụng hết lá rồi bó thành chổi quét sân, đem bán) , cùng ba bốn anh Việt Minh quân báo đóng giả con gái cùng gánh chổi rèng đi với các mẹ . Dưới chổi rèng là súng lục và lựu đạn , về chợ Cưỡi để tiêu diệt tên ác ôn tên là Tao, là đứa chuyên cướp bóc bà con đi chợ , ăn chặn và hãm hiếp phụ nữ. Phục kích mấy tuần liền cuối cùng Việt Minh đã diệt được tên Tao khốn nạn, làm chấn động cả vùng.
Từ giữa năm 1952 cho đến cuối năm 1953, căn nhà của ba mạ tôi như một trạm quân y dã chiến. Bộ đội, thương binh, bệnh binh thường được chuyển về trong nhà tôi điều trị, an dưỡng. Ba anh em tôi là Thạnh, Thường, Cường được đi học trường tư thục ở làng . Ba tôi cùng mấy ông gọi là có của trong làng bỏ tiền ra thuê thầy, nuôi thầy ngay ở trong nhà để dạy học. Một tuần thầy ở và dạy ở nhà này, tuần khác thì thầy dạy ở nhà khác. Bộ đội Việt Minh ở trong nhà tôi thường chép tặng ba anh em tôi những bài hát kháng chiến. Các anh còn tặng chúng tôi ảnh của lãnh tụ như Malencốp , Hồ Chủ tịch, Mao Trạch Đông cắt từ các báo. Tất cả những bài hát, ảnh tặng đó ba anh em đều bỏ trong các xắc đựng sách vở chung . Vào khoảng trung tuần tháng 7 năm 1953, bọn Pháp mở trận càn lớn về làng tôi . Lúc đó trong nhà tôi có một tiểu đội bộ đội ta bị thương đang điều trị. Khoảng 12 giờ đêm, các anh quân báo đã báo có địch, nhưng các anh bộ đội chủ quan, cứ ngủ yên. . Khoảng 4 giờ sáng chị Ngô Thị Vượng cuả tôi dậy để lo cơm nước cho các anh và gia đình . Chị vừa ra suối lấy nước, thì phát hiện ra bọn địch đang càn vào làng. Tiếng chó sủa khắp cả xóm. Chị hốt hoảng chạy vô nhà đánh thức các anh thương binh dậy. Một tiếng sau thì địch đã vây làng. Lúc đó ở nhà tôi các lại trang phục vủa Việt Minh như quần áo ướt , vòng nguỵ trang, súng ống, ruột tượng gạo … vứt bừa bãi. Ba tôi thức dậy, ra đứng gác tước cửa để các anh chuẩn bị súng ống, lưu đạn để đối phó với địch. Sàn nhà tôi lát bằng ván gỗ, nên ba tôi cạy ván lên bảo các anh ném tất cả những thứ quần áo ướt, ruột tượng gạo… và những gì không mang theo xuống dưới ván rồi đóng lại như cũ. Ba tôi hướng dẫn cho tiểu đội thương binh rút khỏi nhà tôi, ra sau bờ dứa cách đó cây số. Chị Vượng trong lúc hoảng loạn đã mang cả các xắc đựng sách vở cùng với các bài hát Việt Minh và anh lãnh tụ cộng sản của ba em , chạy ra đầu làng tránh giặc. Địch bán rát, chị hoảng quá, vứt luôn cả cái xắc bên đường. Thế là bọn địch nhặt được.
Anh Dũng, người Cảnh Dương, Quảng Trạch, tiểu đội trưởng cùng anh em rút ra sau làng. Tiểu đội thương binh đã gặp địch và hai bên đánh nhau tới hai tiếng đồng hồ . Nhưng vì là thương binh, sức yếu , vũ khí chỉ có hai khẩu súng trường và năm qưả lựu đạn , cuối cùng các anh Phúc, Doan và Cẩn hi sinh ( mộ các anh hiện đã được quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ huyện lệ Thuỷ ở xã Mai Thuỷ ) còn lại bị địch bắt. Anh Dũng, tiểu đội trưởng bị cụt một cánh tay ở làng Thượng Luật quê tôi . Sau khi bắt được mấy người Việt Minh, bọn địch bắt dân tập trung lên Động Cao là động cát phía tây làng. Chứng giơ cái xắc chị Vượng đã vứt bên đường , hỏi dân làng nhà ai có cái xắc này . Một cái xắc của ba học sinh mới lớp một , lớp bốn mà đã chứa đầy tài liệu Việt Minh . Chúng thề là sẽ tìm ra ba thằng Việt Minh nhóc này. Nhưng cả làng không ai nói gì, nên doạ nạt một hồi rồi chúng rút về, cầm theo cái xắc.
Năm 1980, anh Dũng, tiểu đội trưởng bị bắt trong trận càn 1953 ở làng tôi dẫn một đoàn tàu đánh cả từ Cảnh Dương, Quảng Trạch gần Đèo Ngang về cập bến làng tôi. Anh hỏi thăm nhà mẹ Vượng ( tức nhà tôi, quê tôi thường xưng danh theo tên con đầu) . Gặp mạ tôi, anh đã khóc. Anh cụt một tay, đang là huyện uỷ viên Huyện Quảng Trạch trực tiếp chỉ đạo nghề cá, đang dẫn đoàn tàu của huyện đi tìm ngư trường thí điểm . Anh kể rằng , năm 1953, mấy anh trong tiểu đội anh cùng với anh bị địch bắt đem về giam ở đồn Hoà Luật . Một năm sau thì được trao tả tù binh sau chiến thắng Điện Biên Phủ .
Ba tôi không vô đảng công sản, nhưung ông nỏ tiền mua lựu đạn, súng để cho bộ đội đi đánh đồn Hoà Luật, lại bảo mạ tôi giấu dưới cá, mắm gánh lên chợ Chè ( xã Hồng Thuỷ) giao cho bộ đội đánh đồn. Ông bỏ tiền ra mua hai khẩu móc-chê 60 ly ( súng cối) tặng cho du kích xã Hưng Đạo. Do việc ủng hộ tiền của , súng ống cho Việt Minh mà trong Cải cách ruộng đất, Đội đã quy cho ba tôi là ủng hộ Quốc dân Đảng. Thật vô lý. Y như các ông Đội này không phải là Việt Minh vậy. Các ông Khuyên, ông Đồng, người Sen Thuỷ là lãnh đạo xã Hưng Đạo, rất nhiều thời gian ở nhà tôi, sau này một thời làm lãnh đạo chủ chốt của Khu vực Vĩnh Linh đã nhiều lần kể lại việc đó. Ông Khuyên , ông Đồng trong Cải Cách ruộng đất cũng bị quy là địa chủ, bị đấu tố cực nhục. Ở xã Sen Thuỷ , Đội nêu khẩu hiệu :” Toàn dân căm ghét Khuyên , Đồng”. May là hai ông không bị xử bắn. Sau này, nhờ thành tích kháng chiến đó , mạ tôi đã được Chính phủ tặng “Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng ” do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.
Có lẽ vì thế mà các anh tôi khai ba làm lý trưởng là để nguỵ trang, đóng kịch với giặc . Nhưng tôi lại nghĩ, lý trưởng thời đó phải có trình độ mới được sắc phong. Ba tôi thường cho người nghèo trong làng thóc, gạo, tiền. Ông sắm xe đạp, đèn pin cho hai anh Khương, Ninh lên vùng tự do ở Dương Thuỷ cách làng bảy cây số học văn hoá. Ông có một ngôi nhà rường ba gian hai chái lợp tranh, hai chiếc thuyền đánh cá cho khoảng 20 bạn nghề đi biển kiếm ăn hàng ngày. Khi thiếu người đi biển, ông cũng đi với các bạn nghề. Khi đủ người thì ông suốt ngày đi quăng chài ven biển bắt cá đối, cá buôi, cá ong…Tôi nhớ có lần ông xách về cả đạy ( cái túi lưới) đầy cá đối cho mạ tôi chạy chợ. Ba tôi là người rất hăng hái trong việc cúng Miếu thờ Thành Hoàng làng, Âm Hồn làng, cúng miếu thờ Cái Voi ở Cồn Dinh… cầu mong thần linh cho làng xóm yên ổn, dân làng làm ăn ngày càng khấm khá.
Nói đến tín ngưỡng thờ cúng, ở làng Thượng Luật của tôi từ năm 1957 trở về trước có miếu thờ Thành Hoàng làng và nhiều loại miếu thờ thần khác ở Rú Mạ, Rú Con. Đó là những khu rừng trên cát xanh tốt rậm rạp, nhiều cây gỗ to và dây leo chằng chịt như rừng nguyên sinh ở phía bắc làng. Tuổi thơ chúng tôi hay ra chui vào rừng để tìm tổ chím, hay háí củi. Cứ rằm tháng Bảy, bà con ngư dân làng tôi thường có lễ cúng thắp nhang ở các miếu thờ này. Nhưng lớn nhất là Âm Hồn và miếu thờ cá Voi ở Cồn Dinh. Âm Hồn là một khoảnh đất vuông vắn ở đầu làng, có bệ thờ, bàn cúng dùng để làng cúng tế những người chết thiêng, chết đường chết chợ, chết trôi trên biển…, nghĩa là chết không có mồ mả, nên hồn lang thang khắp nơi , quấy rối cuộc sống trần gian. Mỗi năm cứ đến ngày xá tội vong nhân ( rằm tháng Bảy) là cả làng đóng góp tiền bạc gạo thịt để cúng tế. Còn Cồn Dinh là một cái cồn đất cao to đắp bằng đất thịt gánh từ trong miền nông ra, do triều đình Nhà Nguyễn sức dân đắp để làm trạm thông tin liên lạc đường biển. Khi có tình hình gì đặc biệt xuất hiện, hay có giặc giã thì đốt lửa báo hiệu. Từ Huế ra rất nhiều Cồn Dinh như thế. Thông tin từ cồn này truyền qua cồn khác. Triều đình đốt lửa báo cho địa phương, hay địa phương đốt lửa báo về triều tình, theo ám hiệu sẽ biết chuyện dữ hay lành. Nhờ đó mà triều đình biết sớm để đối phó. Đường bộ cũng có các Dinh để làm trạm ngựa chạy thư. Như Dinh 10 ở huyện Quảng Ninh quê nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh là một trạm ngụa triều đình mà cái tên còn đến hôm nay. Năm đó ở làng tôi có con cá voi lớn dạt vào mắc cạn rồi chết. Cá voi , gọi là Cá Ông là loại cá thiêng, ngư dân không bao giờ ăn thịt mà làm lễ tang chôn cất đàng hoàng. Trưởng thôn phải đội mũ rơm, chống gậy đi trước như đưa đám ông bà vậy. Vì thế ở Cồn Dinh có một cái mộ Cá Ông và làng lập cái miếu thờ. Nghe nói miếu thiêng lắm. Nhưng thiết chế văn hoá tín ngưỡng tâm linh đó tạo ra những quy tắc, tập tục sống và ứng xử của cộng đồng dân làng Thượng Luật rất chặh chẽ. Nhưng rồi chính quyền cách mạng lúc đó cho là mê tính dị đoan nên cho dân quân đập phá tan tành tất cả các miếu thờ, Âm Hồn cũng không cho cúng nữa. Những Miếu thờ thần linh chôn vùi xuống cát. Làng tôi vô thần từ đó. Tôn ti trật tự theo thiết chế tín ngưỡng tâm linh bị đảo lộn. Vô thần nên lũ ma cô không còn sợ ai. Và làng tôi cũng tan nát, xác xơ từ đó ! Rú Mạ, Rú Con bị chặt phá tan tành, bây giờ không còn dấu vết.. Cồn Dinh, Mộ Cá Voi không ai lo trồng cây bảo vệ nên bị sóng biển tấn công sạt lở, rồi biến mất ! Làng tôi mất dần màu xanh, cộng thêm máy bay Mỹ ném bom huỷ diệt mấy lần, làng trở nên xác xơ hoang lạnh như trên sa mạc.
Trở lại chuyện ba tôi. Ông coi tử vi , đoán vận hạn , biết mình sắp bị nạn lớn vào tuổi 53 , nên ba rôi lặng lẽ lên xã xin đổi tên bốn anh em tôi là Ngô Văn Thạnh, Ngô Văn Thường, Ngô Văn Cường, Ngô Văn Cần ( ông là nhà nho, đặt tên con theo chữ nho, Thạnh-Thường-Cường Cần – tức là gia đình khả giả là nhờ lao động cường cần mà có ) thành Ngô Văn Khương, Ngô Văn Ninh, Ngô Văn Khôi, Ngô Văn Phục . Khương – Ninh- Khôi- Phục – nghĩa là hai anh đầu phải vững vàng chắc chắn để hai em sau tựa vào đó mà phục hồi danh dự gia đình. Tôi tên khai sinh là Ngô Văn Cường, sau đổi là Ngô Văn Khôi . Khi đi học tôi học theo bọn trẻ trong làng đổi thành Ngô Minh Khôi. Thế mà sau này thấy tôi học giỏi, thành đạt, là người đi đại học đầu tiên của xã, lại là nhà văn , nên mấy thế hệ con cháu của tám nhánh họ Ngô ở làng tôi sau này đều lấy chữ lót khi làm giấy khai sinh là Ngô Minh…cả.
Năm 1956 , quả nhiên ba tôi bị đại nạn thật. Ông bị nạn lúc 53 tuổi. Bốn chín chưa qua, năm ba đã tới. Một buổi chiều, một tốp dân quân súng ông giương lê , mặt sát khí đằng đằng đến nhà bắt trói giật khuỷ tay ba tôi và anh Khương dẫn đi cùng với các ông Ngô Văn Thung, Ngô Văn Dung , Ngô Văn Toản ở xóm Thượng Nam, là những người chẳng phải giàu có gì, nhưng tương dối có của ăn của để và có chữ nhất làng. Sau này tôi mới hay họ bắt địa chủ theo chỉ đạo của Đội Cải cách Trung ương theo tỷ lệ 5% dân số. Họ xô ba tôi về phía trước. Ba vừa đứng thẳng lại để giữ thăng bằng họ lấy báng súng thúc , quát nạt:” Thằng địa chủ cường hào ni, mày chống cự hả !”. Tôi lúc đó mới bảy tuổi, không thể hiểu được tại sao ba tôi hiền lành và đàng hoàng thế lại bỗng dưng tai ương ập đến khủng khiếp như vậy. Anh Khương lúc đó mới 17 tuổi cũng bị bắt trói khuỷ tay dẫn đi. Họ bảo là bắt bọn địa chủ cường hào ác bá theo Quốc Dân Đảng. Họ lấy luôn tất các tấm ảnh ba tôi chụp đây đó và cả cái tráp đựng các tập giấy bổi ghi chữ Hán của ông . Họ cho đó là tài liệu phản động Quốc Dân Đảng. Sau này lớn lên tôi nghĩ đó có khi là những bài thơ ông sáng tác. Từ đó đến nay gia đình tôi không có ảnh ông để thờ. Họ giam ba và anh tôi trong một căn nhà tranh lụp xụp cuối xóm trong. Mỗi người bị bắt họ giam một nơi . Sau một thời gian họ tha cho anh Khương về . Có lẽ vì anh lúc đó mới 17 tuổi, chưa đến tuổi vị thành niên.
Tôi đến thăm ba, thấy ba bị cùm cả hai chân, ngồi một chỗ không đứng lên được. Ba nhìn tôi nước mắt lưng tròng. Ông quàng tay ôm tôi vào lòng liền bị tên đội quát :” Đụ mạ, thằng địa chủ cường hào kia…”. Cái cùm cùm ba tôi là một thanh ván gõ lên nước đỏ au, khoét hai lỗ thò bàn chân vào được, rồi họ xẻ dọc, một phía đóng chốt, một phía bắt khoá. Người ta làm ăn thì đói rách, ngu đần, nhưng nghĩ ra cách hại người thì vô cùng giỏi. Người bị cùm phải mở được khoá mới co chân lại được. Tôi đọc sách Tàu nghe nói đến gông-cùm mà chưa hình dung ra nó như thế nào. Đi bới cơm cho ba bị bắt, tôi mới biết hình thù cái cùm . Cùm là thứ để xích chân, còn gông là thứ để xích cổ, dành cho người tù khi bị giải đi . Một lần mạ tôi vắt cơm để tôi đi bới cho ba. Mạ dặn là trưa đứng bóng mới đi . Nhưng tôi nhớ ba, muốn đi sớm. Thế là xách mo cơm chạy. Đến cửa , thằng lính Đội đứng gác đỏ mặt dang tay quát :
- Mày đi mô ?
- Dạ con mang cơm cho ba?
- Đồ con địa chủ, chưa tới giờ . Đến để tiếp tế tài liệu cho bọn phản động cường hào hả ?
Nói rồi nó tung chân đá mo cơm trong tay tôi bay xuống cát. Những hột cơm, những con cá nục mạ tôi kho bay tung toé trên cát. Tôi ôm mặt khóc chạy về nhà sà vào lòng mạ. Thế là hai mạ con cùng khóc. Tôi không biết thái độ ba tôi như thế nào khi ông ngồi trong chỗ giam nhìn ra sân thấy cảnh con bị đá như thế. Chắc là ông đau lòng lắm.
Trong tuổi thơ tôi đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là cái ác, thế nào là người ác. Không phải người ác làm sao lại thất nhân tâm đến vậy ? Ký ức đó tạc vào tâm khảm, đến già cũng không phai. Mỗi lần nhớ lại là nổi gai ốc. Ngôi nhà rường ba gian hai chái ba tôi đổ bao nhiêu công sức, tiền của để làm bị Đội tháo dở, chia “quả thực” cho bần cố nông. Người kèo, người cột, kẻ xuyên, trếng, rồi bàn khoa, cửa đố, rồi đôi câu đối sơn son thếp vàng trên gỗ…, họ giành nhau từng tấm phản, tháo ra vác chaỵ như vớ được vàng . Làng tôi nghèo, chỉ nhà tôi cùng vài nhà nữa mới có sàn nhà bằng ván gỗ , còn cả làng là nhà gỗ dương lợp cỏ rười, trong nhà toàn cát, nên cướp được tấm phản họ mừng lắm. Họ tranh nhau xúc sạch cả rương thóc, gạo nhà tôi. Mạ tôi van lạy “ Lạy các ông ác bà, Xin các ông các bà cho mạ con tui lại một ít cấu (gạo) để sống…”, mà chẳng ai thèm nghe. Mấy thùng đựng muối họ cũng khuân ra sân chia nhau vung vãi. Còn các loại nồi đồng, mâm đồng, thạp đồng, mâm thau, chậu thau, bát sứ Giang Tây, rồi mấy bức hoành phi, câu đối treo ở cột nhà.v.v… Cả bộ ngũ sự trên bàn thờ tiên tổ nhà tôi hàng trăm bần cố nông xông vào cướp giật, tranh giành, đánh nhau chí choé. Tay nào là rễ, chuỗi ( từ chỉ cơ sở nồng cốt của Đội cải cách, từ cội rễ mới xâu chuỗi ) thì được chia nhiều thứ hơn. Đội bắt mạ con tôi phải xuống ở nhà bếp . Hai chiếc thuyền lưới thì bị tịch thu đưa cho bần cố nông đi biển . May họ không biết chữ , nên tủ sách ba tôi để lại họ chỉ vứt lung tung chỏng chơ đầy sân cát để lấy cái kệ tủ , phá ra từng mảnh chia nhau. Sau khi họ đi rồi, mạ tôi nhặt lên vuốt ve từng cuốn sách rồi xếp vào những cái thúng rách…Hồi đó ba tôi mua sách nhiều lắm. Những Hồng Lâu Mộng, Rừng thẳm tuyết dày, Tam quốc diễn nghĩa… của Trung Quốc, những Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, Vượt Côn Đảo của Phùng Quán, Người người lớp lớp của Trần Dần, Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Tố Tâm của Hiàng Ngọc Phách, Bức Tranh Quê của Anh Thơ, Truyện Kiều , rồi những cuốn truyện thơ Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa.v.v.. Những sách đó ba tôi mua mỗi khi đi chơi Đồng Hới, hay đi họp lý trưởng ở Huế. Nhìn cảnh đi tranh giành quả thực, tôi cứ nghĩ đến một lũ ăn mày đói khát lâu năm đang vớ được cái ăn trên trời rơi xuống. Thật khốn khổ cho những kiếp người ! Sau này hỏi các ông già trong làng tôi mới biết, Đội trưởng Đôị Cải cách ruộng đất là do Trung ương cử về, không qua tỉnh, huyện. Họ có toàn quyền giết ai, tha ai, ngủ với cô nào…. Họ vẫy tay là con gái nhà lành tối tối phải hiến thân cho họ. Đúng là trên Đội dưới Trời , không có ai to hơn.
Sau đó ba tôi bị dẫn đi hết nới này đến nơi khác đấu tố. Đội Cải cách mở lớp “học tập”, dạy cho các“chuỗi rễ” cách chỉ tay vào mặt, cách tát, cách giơ nắm đấm và từng câu đấu tố địa chủ để học thuộc. Người này thì đấu tố nội dung này, người khác thì chửi bới nội dung khác. Tất cả các câu hỏi và đấu tố đều được Ban Cải cách Trung ương soạn sẵn từ Hà Nội. Những người đấu tố toàn lũ trẻ hai lăm bốn mươi tuổi. Các ông bà già bảy tám chục , hiểu sự đời, thì nhìn ba tôi bị đấu tố là quay mặt đi. Mà toàn bọn tố điêu, vu khống. Tôi không hiểu tại sao họ lại dạy cho con người lấy chuyện điêu toa, dối trá, vu khống trắng trợn người khác làm lẽ sống như thế ? Chuyện đấu tố địa chủ đã làm cho cuộc sống làng quê ngàn đời bình yên, thân thuộc bỗng dưng bị tan tác, chia rẻ, nghi kỵ, thù oán lẫn nhau . Cả làng tôi từ ngày có Đội bỗng tắt ngóm tiếng cười đùa , tiếng hát. Cả làng như có tang. Đêm đêm gió nồm thổi qua rặng dương liễu ù ù như ngoài chiến địa. Bọn con trai thì tố “mày bóc lột tao”, “mày đánh đập tao”,” mày là thằng chó đẻ”… Con gái thì tố “mày cho tao ăn cơm thiu thối”, “mày hiếp tao lần này lần khác”, dù mặt mũi , thân hình họ không mảy may làm cho bất cứ người đàn ông xúc động. Có đứa phụ nữ còn tốc váy lên vừa vỗ bôm bốp vào hĩm vừa chỉ vào mặt ba tôi rủa :” Dòng họ nhà mày răng bằng cái l. của bà ! Trí , phú , cương , hào đào tận gốc, tróc tận rễ…”…Những người mà cả gia đình họ hàng mấy chục năm sống nhờ vào thuyền lưới , cơm cá nhà tôi cũng tố :” Mày bòn rút xương tuỷ nhà tao”, “tao nghèo là do mày “.v.v..Điêù kỳ lạ là những đứa tố điêu, vu khống chẳng hề biết ngượng ngùng, xấu hổ là gì. Họ tố điều gì ba tôi cũng bị Đội bắt phải cúi đầu xưng :“Dạ. Thưa ông . Con biết”. Mỗi lần ba tôi im lặng không nói tức thì báng súng thúc vào hông :” Đồ địa chủ ác bá, sao mày không đội ơn ông nông dân đi con !”. Ba tôi khi bị dẫn đi gặp ai Đội cũng bắt phải cúi đầu thưa “ Thưa ông , thưa bà nông dân”. Những ngày đó mạ con tôi chẳng dám ra đường.
Sau năm tháng gông cùm, tra khảo, đấu tố, sáng ngày mùng 6 tháng 5 âm lịch năm 1956, họ đưa ba tôi ra đầu làng xử bắn. Có người chứng kiến cuộc xử bắn “địa chủ” kể lại rằng : Đội bắt người đi chặt cây tre to làm cọc chôn sâu xuống cát. Họ trói ba tôi vào cột, bịt mắt. Một tiểu đội du kích 12 người cầm súng trường đứng cách mấy mét. Không có bản án tử hình được công bố, không có bản luận tội. Phạm nhân không được tự bào chữa, hay thuê luật sư bào chữa. Sau mười hai phát đạn nổ định tai, cha tôi gục xuống. Máu tươi lênh láng cát làng. Lúc đó mạ con tôi ở nhà, vì Đội cấm không cho ra nơi xử án. Nghe tiếng súng nổ, mạ tôi khóc nấc lên, ngất lịm đi rồi bỗng khóc gào thật to, hai tay bới cào tay xuống cát. “Ôi ông ơi, sao ông sống hiền hậu, nhân đức thế mà người ta nỡ giết ông, ông ơi”, “Trời ơi sao trời lại sinh ra bọn quỷ mặt người độc ác như thế, trời ơi , Trời có biết không ?” Hình như mạ tôi muốn gào bới cho Trời Đất nghe thấy nỗi đau đớn oan khiên này. Sáng hôm sau thì người chạy thư trên huyện đưa về cái lệnh ”dừng việc xử bắn địa chủ”. Thế là mấy cụ bị bắt cùng ba tôi như hai ông Huyên, Hứa ( Ngô Văn Thung, Ngô Văn Dung), ông anh con cô con cậu với tôi là Ngô Văn Toản thoát án xử tử hình. Từ đó tôi đến trường với cái biệt danh: “con địa chủ bị bắn trong CCRĐ”. Đội Cải cách bắn ba tôi xong họ bó vào mảnh chiếu rách rồi chôn lấp sơ sài ở một góc đồi cát. Sau khi dừng chuyện cải cách, bắn giết, mấy ông anh con bác và anh Khương mới đưa hài cốt ba tôi về chôn ở cuối khu mộ của các cố tôi. Nghĩa là ba tôi chết không có một mảnh ván quan tài, không có điếu văn, tang lễ, không có trống kèn đánh thổi, không có con cháu khóc lóc tiễn đưa như tất cả những đám tang ở làng tôi hồi ấy. Sao sô phận của ba tôi lại bi thảm đến thế hỡ trời!. Sao lại có bọn người gọi là “cách mạng” mà lại giết hại cả những người từng hết lòng ủng hộ sự nghiệp của mình như vậy ? Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể hiểu nổi.
Những ngày đó ai tiếp xúc với gia đình tôi đều sợ bị liên luỵ. Bà con họ hàng nội thân nhà tôi như gia đình anh Thiểu, anh Hiểu, chỉ Hổ, chị Hỷ… đêm đêm thường lén lút cho con cháu mang sang cho mạ tôi khi năm ba lon gạo, khi vài củ khoai, khúc sắn, khi chục con cá nục. Phải lén lút đợi khuya mới ném vào góc lều, vì Đội cấm. Lính của Đội canh gác, rình mò ghê lắm. Ai mà tiếp tế cho địa chủ cường hào cũng là kẻ thù của giai cấp, sẽ bị tiêu diệt, gia đình sẽ bị bắt ngay. Anh Ngô Tấn Ninh, lúc đó 12 tuổi hỏi mạ:” Tại sao gia đình mình có tí thuyền lưới hơn người, lại bị giết hở mạ ? Có phải họ ghen tức vì không được như nhà mình ?”. Mạ bảo :” Đội thì biết gì mà ghen với tức. Đội muốn giết ai thì giết !”
Làng tôi có anh Hảo. bà con gọi là Hảo Điên. Do thất tình với một người đẹp trong làng anh bị điên. Đêm ngủ , anh mơ gì đó , thế là bấu, rựt đứt luôn con cu của mình, phải đi viện cấp cứu . Từ đó suốt ngày anh cởi truồng đi khoe con cu cụt khắp xóm Thượng Bắc, Thượng Nam, múa hát và đái. Mỗi lần anh đái phải ba tiếng đồng hồ mới xong, vì lỗ đái bị tịt. Theo tôi thì anh Hảo không hoàn toàn điên. Vì có một buổi sáng đàn ông cả làng tôi ra biển. Không hiểu lửa củi thế nào mà nhà tay xã đội trưởng bốc cháy đùng đùng. Đúng lúc đó anh Hảo đi ngang qua. Thấy lửa , anh liền xông vào khuân hết súng và cả thùng lựu đạn ra bỏ dưới gốc cây dương liễu, rồi lại đi xăng xái múa hát như không có chuyện gì xảy ra. Không có anh hôm ấy, lựu đạn mà nổ thì nhất định không ít người trong xóm thương vong. Mỗi khi đi ngang sau lưng lều tranh của mẹ con tôi bao giờ anh cũng cười khanh khách , rồi chửi lớn :” Tiên sư bọn ngu dốt, người giỏi bây giết thì ai bày cho cách làm để có cái mà đút vào mồn hả !”.Anh vung tay chửi đi chửi lại rồi lại cười hực hực. Chửi xong anh lại vắt chiếc quần nâu lên vai, ngồi bệt bên lối đi đái tới chiều. Vì anh điên nên Đội Cải cách chẳng làm gì được anh cả. Bảo đi đấu tố anh cũng chẳng đi.
Lại có anh tên là Chắc, một tay thơ phú vần vè, nói lối giỏi nhất làng, khi vừa có lệnh “ngừng bắn địa chủ”, đã không còn đấu tố nữa , anh đi đường hát nghêu ngao mấy câu đồng dao tự anh ứng tác :
Người giỏi thì giết
Thằng đần lên ông
Rồi thì bốc cứt
Mà ăn ơi làng… Người giàu thì giết
Thằng bần thì nuôi
Rồi thì chết đói
Cả làng mất thôi…
Người giaù giết hết
Cả nước bần hàn
Đời chi lạ rứa
Ơi giống Lạc Hồng…
Cũng phải nói thêm điều này: Đáng lẽ diệt được địa chủ cường hào rồi, ruộng đất, thuyền lưới về tay nông dân rồi thì họ sẽ no đủ hoặc giàu có lên mới phải chứ. Nhưng không . Tất cả những người đã hăng hái đấu tố, được chia nhiều quả thực từ gia đình tôi , sau đó họ không giàu lên mà cứ nghèo dần đi. Nghèo quá phải mang mấy thứ quả thực Đội chia cho đi chợ bán kiến tiền đong gạo nấu cháo ăn qua ngày. Nghèo đến độ chỉ năm sau họ lại đến nhà xin mạ tôi từng lon gạo. Thuyền lưới nhà tôi bị tịch thu đưa cho bần cố nông, nhưng họ không biết quản lý, không có vốn để sữa chữa, đại tu, không tiền để mua lưới mới rồi thuyền trở thành củi mục , lưới thành tả rách từ bao giờ không ai biết nữa. Thế là Cải cách ruộng đất bị biến thành cuộc sát phạt những trí thức, người giàu có, chứ chẳng có ý nghĩa “người cày có ruộng” gì cả !. Sau này đọc sách báo, tôi mới biết cuộc sát phạt này bắt nguồn từ tư tưởng “đấu tranh giai cấp” của Quốc Tế Ba do Stalin chi phối. Sau chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II, Stalin đã ra lệnh giết hại hoặc bắt đi đày tận Xibêri cho đến chết hàng chục vạn trí thức ưu tú của Nga vì ông nghi ngờ trí thức luôn đối lập, không theo đường lối đấu tranh giai cấp của mình. Rồi đến Mao Trạch Đông ở Trung Quốc với hàng chục cuộc thanh trừng như “Cải cách ruộng đất”, “chống phái hữu” rồi “Cách mạng văn hoá” đẫm máu và nước mắt. Hàng mấy chục triệu trí thức Trung Quốc bị giết, bị đưa đi cải tạo lao động rồi chết dần chết mòn ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Tư tưởng độc tài này phát triển cực điểm ở Cămpuchia khi Đảng gọi là Cộng sản của tên đồ tể Ponpot lên nắm chính quyền sau năm 1975. Hơn hai triệu trí thức, người dân thành thị Cămphuchia đã bị tàn sát thảm khốc bằng cuốc, xẻng, dao rựa đập vào đầu, tạo nên những cánh đồng chết, những hồ chôn người tập thể. Thật khủng khiếp. Ở nước ta bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên là “địa chủ” bị xử bắn đầu tiên năm 1953. Bà Năm là một địa chủ giàu có nhưng vô cùng yêu nước. Bà đã giúp đỡ cách mạng nhiều tiền ,vàng. Bà nuôi trong nhà rất nhiều cán bộ là lãnh tụ của Việt Minh. Rứa mà Đội Cải cách đem bà Năm ra xử bắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh can :” Chẳng lẽ cách mạng ruộng đất lại mở đầu bằng việc giết một phụ nữ, lại là người đã giúp đỡ cách mạng ?” . Đội lĩnh ý Cụ Hồ, mang hỏi các ông cố vấn Tàu. Cố vấn phán :” Giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Thế là bà Năm bị tử hình. Câu chuyện này tôi đã nghe nhiều người kể , và mới đây đã được nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã viết ở trong tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường vừa xuất bản của ông. May mà Cụ Hồ đã phát hiện ra sai lầm, ra lệnh dừng việc đấu tố bắn giết địa chủ đang làm tan nát nông thôn . Sau đó tiến hành mấy đợt sửa sai. Sửa sai cũng chỉ hô hào, rồi đổi thành phần là địa chủ xuống trung nông, chứ nhà cửa, tài sản, danh dự chẳng ai trả lại cho ba mạ tôi cả. Phải nói rằng, ba năm CCRĐ, nông thôn miền Bắc đã mất đi hàng vạn người giỏi : lao động giỏi , kinh doanh giỏi, học hành giỏi, là chỗ dựa vững chắc cho cuộc mưu sinh của bà con nông dân ở các làng quê. Vì cả miền Bắc lúc đó có hàng vạn làng, mà mỗi làng như làng Thượng Luật quê tôi có tới 4 người bị quy là địa chủ , bị bắt giam cầm và đấu tố đều là người giỏi, trí thức của làng. Nếu không dừng việc đấu tố, mà cứ nghe theo lời các cô vấn , chắc chắn nông thôn miền Bắc sẽ hàng vạn người làm ăn giỏi bị giết. Cầu mong Trời Phật làm sao trên đất nước thân yêu này không sinh ra bọn Đội quyền cao hơn Trời ấy một lần nữa !
Điều tâm linh nữa là tất cả những người du kích đã cầm súng bắn vào ba tôi trong cuộc xử án hôm đó, sau này hầu hết đều chết vì bị bom đạn chiến tranh. Có người bị chết cả nhà một lúc. Có người sống đến hoà bình lại chết vì cá mập trên biển. Hương hồn ba tôi nhân hậu, thương người chắc là ông không bao giờ trả thù ai. Nhưng lưới trời lồng lộng. Những kẻ ác không bao giờ thoát khỏi lưới trời trừng phạt. Người ta gọi đó là “quả báo” hay “ác giả ác báo”. Trong số những người du kích cầm súng xử bắn ba tôi thời đó, có một người còn sống đến hôm nay, lại trở thành su gia với gia đình anh Ngô Tấn Nình. Hai bên gả con cho nhau và sống hoà thuận, sinh cháu ngoan hiền vui vẻ. Có giỗ chạp gì hai nhà lại đến cùng nhau. Có lẽ lúc đó ông ta đã bắn không trúng hoặc chỉa súng bắn lên trời chăng ? Điều đó minh chứng rằng, anh em chũng tôi không hề lấy việc đau thương mất mát của gia đình làm thù oán. Nhưng cuộc sống bao giờ cũng có quy luật của nó : Ở hiền gặp lành ! Đó là điều mạ tôi thường dạy anh em tôi mỗi tối.
Những tháng ngày khổ đau buồn bã đó, đêm về mạ tôi thường mời anh Yêng , một người có giọng ngâm thơ rất tốt vào nhà cùng anh Khương đọc Truyện Kiều, truyện thơ Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cức Hoa hay Lục Vân Tiên cho mạ nghe. Mạ vừa nghe thơ vừa bỏm bẻm nhai trâù. Dường như thơ đã an ủi chia sẻ với mạ những tang thương gia đình. Nhưng lúc đó tôi luôn ngồi bên mạ. Những âm điệu buồn của giọng ngâm thơ của anh Yêng đã ngấm vào tâm hồn tôi từ bao giờ…
( trích sách 100 NGÀY VƯỢT TRƯỜNG SƠN)
Ba tôi là ông Ngô Văn Thắng, một ngư dân có chữ ở làng Thượng Luật. Tôi không biết ông học ở đâu và học đến cấp nào, nhưng tôi thấy, mỗi khi rỗi việc , ông ngồi lấy bút lông chấm mực tàu , cặm cụi viết chữ Nôm (hay Hán ?) lên những tờ giấy bổi, rồi cất vào cái tráp sơn mài đen láng. Ông giữ chức lý trưởng làng Thượng Luật thời Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng, trong hai năm, từ năm 1947- 1948. Hồi đó làm lý trưởng phải được sắc phong . Ông hay nhâm nhi rươụ nói chuyện văn chương thời cuộc cùng các cụ trong làng. Mới 53 tuổi mà ông đã để râu trắng dài, nói cười vuốt râu như lão trượng. Mỗi bữa ăn, ông ngồi một mình hoặc với khách một mâm trên sập gụ. Năm mạ con tôi ngồi mâm trải chiếu dưới sàn nhà. Phong độ, vóc dáng nho nhã , trí thức thế nhưng ông lại làm nghề đánh cá chuyên nghiệp. Ông là người đi biển giỏi .Thời ba mươi tuổi ông đi biển suốt ngày đêm, nên có tiền để mua thuyền lưới thuê bạn chài cùng đi biển. Ngày đi biển, đêm về ông thắp đèn dầu ngồi đọc sách.
Ông làm lý trưởng cho chính phủ thân Pháp nhưng ông lại ủng hộ Việt Minh. Thời sau cải cách, các anh tôi thường khai trong lý lịch việc ông làm lý trưởng là để nguỵ trang việc ủng hộ Việt Minh. Vì thời chống Pháp, ông có một căm hầm bí mật nuôi bộ đội, cán bộ kháng chiến xã Hưng Đạo ( tức ba xã Hưng Thuỷ, Ngư Thuỷ, Sen Thuỷ thuộc huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình bây giờ) ngay ở trong nhà. Có lần cả trung đội Việt Minh về ở ngày trong hầm nhà tôi để đi đánh đồn Hoà Luật ở xã Cam Thuỷ trên đường Quốc lộ 1A, hay đồn Sen Bàng, đồn Dốc Sỏi. Mạ tôi ở trong Hội mẹ chiên sĩ, cùng ba bốn mẹ nữ như mẹ Thiệt, Mẹ Nồng, Mẹ Tá …thường gánh chổi rèng ( một loại cây có mùi thơm, mọc nhiều trên cát , người ta chặt về đạp cho rụng hết lá rồi bó thành chổi quét sân, đem bán) , cùng ba bốn anh Việt Minh quân báo đóng giả con gái cùng gánh chổi rèng đi với các mẹ . Dưới chổi rèng là súng lục và lựu đạn , về chợ Cưỡi để tiêu diệt tên ác ôn tên là Tao, là đứa chuyên cướp bóc bà con đi chợ , ăn chặn và hãm hiếp phụ nữ. Phục kích mấy tuần liền cuối cùng Việt Minh đã diệt được tên Tao khốn nạn, làm chấn động cả vùng.
Từ giữa năm 1952 cho đến cuối năm 1953, căn nhà của ba mạ tôi như một trạm quân y dã chiến. Bộ đội, thương binh, bệnh binh thường được chuyển về trong nhà tôi điều trị, an dưỡng. Ba anh em tôi là Thạnh, Thường, Cường được đi học trường tư thục ở làng . Ba tôi cùng mấy ông gọi là có của trong làng bỏ tiền ra thuê thầy, nuôi thầy ngay ở trong nhà để dạy học. Một tuần thầy ở và dạy ở nhà này, tuần khác thì thầy dạy ở nhà khác. Bộ đội Việt Minh ở trong nhà tôi thường chép tặng ba anh em tôi những bài hát kháng chiến. Các anh còn tặng chúng tôi ảnh của lãnh tụ như Malencốp , Hồ Chủ tịch, Mao Trạch Đông cắt từ các báo. Tất cả những bài hát, ảnh tặng đó ba anh em đều bỏ trong các xắc đựng sách vở chung . Vào khoảng trung tuần tháng 7 năm 1953, bọn Pháp mở trận càn lớn về làng tôi . Lúc đó trong nhà tôi có một tiểu đội bộ đội ta bị thương đang điều trị. Khoảng 12 giờ đêm, các anh quân báo đã báo có địch, nhưng các anh bộ đội chủ quan, cứ ngủ yên. . Khoảng 4 giờ sáng chị Ngô Thị Vượng cuả tôi dậy để lo cơm nước cho các anh và gia đình . Chị vừa ra suối lấy nước, thì phát hiện ra bọn địch đang càn vào làng. Tiếng chó sủa khắp cả xóm. Chị hốt hoảng chạy vô nhà đánh thức các anh thương binh dậy. Một tiếng sau thì địch đã vây làng. Lúc đó ở nhà tôi các lại trang phục vủa Việt Minh như quần áo ướt , vòng nguỵ trang, súng ống, ruột tượng gạo … vứt bừa bãi. Ba tôi thức dậy, ra đứng gác tước cửa để các anh chuẩn bị súng ống, lưu đạn để đối phó với địch. Sàn nhà tôi lát bằng ván gỗ, nên ba tôi cạy ván lên bảo các anh ném tất cả những thứ quần áo ướt, ruột tượng gạo… và những gì không mang theo xuống dưới ván rồi đóng lại như cũ. Ba tôi hướng dẫn cho tiểu đội thương binh rút khỏi nhà tôi, ra sau bờ dứa cách đó cây số. Chị Vượng trong lúc hoảng loạn đã mang cả các xắc đựng sách vở cùng với các bài hát Việt Minh và anh lãnh tụ cộng sản của ba em , chạy ra đầu làng tránh giặc. Địch bán rát, chị hoảng quá, vứt luôn cả cái xắc bên đường. Thế là bọn địch nhặt được.
Anh Dũng, người Cảnh Dương, Quảng Trạch, tiểu đội trưởng cùng anh em rút ra sau làng. Tiểu đội thương binh đã gặp địch và hai bên đánh nhau tới hai tiếng đồng hồ . Nhưng vì là thương binh, sức yếu , vũ khí chỉ có hai khẩu súng trường và năm qưả lựu đạn , cuối cùng các anh Phúc, Doan và Cẩn hi sinh ( mộ các anh hiện đã được quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ huyện lệ Thuỷ ở xã Mai Thuỷ ) còn lại bị địch bắt. Anh Dũng, tiểu đội trưởng bị cụt một cánh tay ở làng Thượng Luật quê tôi . Sau khi bắt được mấy người Việt Minh, bọn địch bắt dân tập trung lên Động Cao là động cát phía tây làng. Chứng giơ cái xắc chị Vượng đã vứt bên đường , hỏi dân làng nhà ai có cái xắc này . Một cái xắc của ba học sinh mới lớp một , lớp bốn mà đã chứa đầy tài liệu Việt Minh . Chúng thề là sẽ tìm ra ba thằng Việt Minh nhóc này. Nhưng cả làng không ai nói gì, nên doạ nạt một hồi rồi chúng rút về, cầm theo cái xắc.
Năm 1980, anh Dũng, tiểu đội trưởng bị bắt trong trận càn 1953 ở làng tôi dẫn một đoàn tàu đánh cả từ Cảnh Dương, Quảng Trạch gần Đèo Ngang về cập bến làng tôi. Anh hỏi thăm nhà mẹ Vượng ( tức nhà tôi, quê tôi thường xưng danh theo tên con đầu) . Gặp mạ tôi, anh đã khóc. Anh cụt một tay, đang là huyện uỷ viên Huyện Quảng Trạch trực tiếp chỉ đạo nghề cá, đang dẫn đoàn tàu của huyện đi tìm ngư trường thí điểm . Anh kể rằng , năm 1953, mấy anh trong tiểu đội anh cùng với anh bị địch bắt đem về giam ở đồn Hoà Luật . Một năm sau thì được trao tả tù binh sau chiến thắng Điện Biên Phủ .
Ba tôi không vô đảng công sản, nhưung ông nỏ tiền mua lựu đạn, súng để cho bộ đội đi đánh đồn Hoà Luật, lại bảo mạ tôi giấu dưới cá, mắm gánh lên chợ Chè ( xã Hồng Thuỷ) giao cho bộ đội đánh đồn. Ông bỏ tiền ra mua hai khẩu móc-chê 60 ly ( súng cối) tặng cho du kích xã Hưng Đạo. Do việc ủng hộ tiền của , súng ống cho Việt Minh mà trong Cải cách ruộng đất, Đội đã quy cho ba tôi là ủng hộ Quốc dân Đảng. Thật vô lý. Y như các ông Đội này không phải là Việt Minh vậy. Các ông Khuyên, ông Đồng, người Sen Thuỷ là lãnh đạo xã Hưng Đạo, rất nhiều thời gian ở nhà tôi, sau này một thời làm lãnh đạo chủ chốt của Khu vực Vĩnh Linh đã nhiều lần kể lại việc đó. Ông Khuyên , ông Đồng trong Cải Cách ruộng đất cũng bị quy là địa chủ, bị đấu tố cực nhục. Ở xã Sen Thuỷ , Đội nêu khẩu hiệu :” Toàn dân căm ghét Khuyên , Đồng”. May là hai ông không bị xử bắn. Sau này, nhờ thành tích kháng chiến đó , mạ tôi đã được Chính phủ tặng “Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng ” do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.
Có lẽ vì thế mà các anh tôi khai ba làm lý trưởng là để nguỵ trang, đóng kịch với giặc . Nhưng tôi lại nghĩ, lý trưởng thời đó phải có trình độ mới được sắc phong. Ba tôi thường cho người nghèo trong làng thóc, gạo, tiền. Ông sắm xe đạp, đèn pin cho hai anh Khương, Ninh lên vùng tự do ở Dương Thuỷ cách làng bảy cây số học văn hoá. Ông có một ngôi nhà rường ba gian hai chái lợp tranh, hai chiếc thuyền đánh cá cho khoảng 20 bạn nghề đi biển kiếm ăn hàng ngày. Khi thiếu người đi biển, ông cũng đi với các bạn nghề. Khi đủ người thì ông suốt ngày đi quăng chài ven biển bắt cá đối, cá buôi, cá ong…Tôi nhớ có lần ông xách về cả đạy ( cái túi lưới) đầy cá đối cho mạ tôi chạy chợ. Ba tôi là người rất hăng hái trong việc cúng Miếu thờ Thành Hoàng làng, Âm Hồn làng, cúng miếu thờ Cái Voi ở Cồn Dinh… cầu mong thần linh cho làng xóm yên ổn, dân làng làm ăn ngày càng khấm khá.
Nói đến tín ngưỡng thờ cúng, ở làng Thượng Luật của tôi từ năm 1957 trở về trước có miếu thờ Thành Hoàng làng và nhiều loại miếu thờ thần khác ở Rú Mạ, Rú Con. Đó là những khu rừng trên cát xanh tốt rậm rạp, nhiều cây gỗ to và dây leo chằng chịt như rừng nguyên sinh ở phía bắc làng. Tuổi thơ chúng tôi hay ra chui vào rừng để tìm tổ chím, hay háí củi. Cứ rằm tháng Bảy, bà con ngư dân làng tôi thường có lễ cúng thắp nhang ở các miếu thờ này. Nhưng lớn nhất là Âm Hồn và miếu thờ cá Voi ở Cồn Dinh. Âm Hồn là một khoảnh đất vuông vắn ở đầu làng, có bệ thờ, bàn cúng dùng để làng cúng tế những người chết thiêng, chết đường chết chợ, chết trôi trên biển…, nghĩa là chết không có mồ mả, nên hồn lang thang khắp nơi , quấy rối cuộc sống trần gian. Mỗi năm cứ đến ngày xá tội vong nhân ( rằm tháng Bảy) là cả làng đóng góp tiền bạc gạo thịt để cúng tế. Còn Cồn Dinh là một cái cồn đất cao to đắp bằng đất thịt gánh từ trong miền nông ra, do triều đình Nhà Nguyễn sức dân đắp để làm trạm thông tin liên lạc đường biển. Khi có tình hình gì đặc biệt xuất hiện, hay có giặc giã thì đốt lửa báo hiệu. Từ Huế ra rất nhiều Cồn Dinh như thế. Thông tin từ cồn này truyền qua cồn khác. Triều đình đốt lửa báo cho địa phương, hay địa phương đốt lửa báo về triều tình, theo ám hiệu sẽ biết chuyện dữ hay lành. Nhờ đó mà triều đình biết sớm để đối phó. Đường bộ cũng có các Dinh để làm trạm ngựa chạy thư. Như Dinh 10 ở huyện Quảng Ninh quê nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh là một trạm ngụa triều đình mà cái tên còn đến hôm nay. Năm đó ở làng tôi có con cá voi lớn dạt vào mắc cạn rồi chết. Cá voi , gọi là Cá Ông là loại cá thiêng, ngư dân không bao giờ ăn thịt mà làm lễ tang chôn cất đàng hoàng. Trưởng thôn phải đội mũ rơm, chống gậy đi trước như đưa đám ông bà vậy. Vì thế ở Cồn Dinh có một cái mộ Cá Ông và làng lập cái miếu thờ. Nghe nói miếu thiêng lắm. Nhưng thiết chế văn hoá tín ngưỡng tâm linh đó tạo ra những quy tắc, tập tục sống và ứng xử của cộng đồng dân làng Thượng Luật rất chặh chẽ. Nhưng rồi chính quyền cách mạng lúc đó cho là mê tính dị đoan nên cho dân quân đập phá tan tành tất cả các miếu thờ, Âm Hồn cũng không cho cúng nữa. Những Miếu thờ thần linh chôn vùi xuống cát. Làng tôi vô thần từ đó. Tôn ti trật tự theo thiết chế tín ngưỡng tâm linh bị đảo lộn. Vô thần nên lũ ma cô không còn sợ ai. Và làng tôi cũng tan nát, xác xơ từ đó ! Rú Mạ, Rú Con bị chặt phá tan tành, bây giờ không còn dấu vết.. Cồn Dinh, Mộ Cá Voi không ai lo trồng cây bảo vệ nên bị sóng biển tấn công sạt lở, rồi biến mất ! Làng tôi mất dần màu xanh, cộng thêm máy bay Mỹ ném bom huỷ diệt mấy lần, làng trở nên xác xơ hoang lạnh như trên sa mạc.
Trở lại chuyện ba tôi. Ông coi tử vi , đoán vận hạn , biết mình sắp bị nạn lớn vào tuổi 53 , nên ba rôi lặng lẽ lên xã xin đổi tên bốn anh em tôi là Ngô Văn Thạnh, Ngô Văn Thường, Ngô Văn Cường, Ngô Văn Cần ( ông là nhà nho, đặt tên con theo chữ nho, Thạnh-Thường-Cường Cần – tức là gia đình khả giả là nhờ lao động cường cần mà có ) thành Ngô Văn Khương, Ngô Văn Ninh, Ngô Văn Khôi, Ngô Văn Phục . Khương – Ninh- Khôi- Phục – nghĩa là hai anh đầu phải vững vàng chắc chắn để hai em sau tựa vào đó mà phục hồi danh dự gia đình. Tôi tên khai sinh là Ngô Văn Cường, sau đổi là Ngô Văn Khôi . Khi đi học tôi học theo bọn trẻ trong làng đổi thành Ngô Minh Khôi. Thế mà sau này thấy tôi học giỏi, thành đạt, là người đi đại học đầu tiên của xã, lại là nhà văn , nên mấy thế hệ con cháu của tám nhánh họ Ngô ở làng tôi sau này đều lấy chữ lót khi làm giấy khai sinh là Ngô Minh…cả.
Năm 1956 , quả nhiên ba tôi bị đại nạn thật. Ông bị nạn lúc 53 tuổi. Bốn chín chưa qua, năm ba đã tới. Một buổi chiều, một tốp dân quân súng ông giương lê , mặt sát khí đằng đằng đến nhà bắt trói giật khuỷ tay ba tôi và anh Khương dẫn đi cùng với các ông Ngô Văn Thung, Ngô Văn Dung , Ngô Văn Toản ở xóm Thượng Nam, là những người chẳng phải giàu có gì, nhưng tương dối có của ăn của để và có chữ nhất làng. Sau này tôi mới hay họ bắt địa chủ theo chỉ đạo của Đội Cải cách Trung ương theo tỷ lệ 5% dân số. Họ xô ba tôi về phía trước. Ba vừa đứng thẳng lại để giữ thăng bằng họ lấy báng súng thúc , quát nạt:” Thằng địa chủ cường hào ni, mày chống cự hả !”. Tôi lúc đó mới bảy tuổi, không thể hiểu được tại sao ba tôi hiền lành và đàng hoàng thế lại bỗng dưng tai ương ập đến khủng khiếp như vậy. Anh Khương lúc đó mới 17 tuổi cũng bị bắt trói khuỷ tay dẫn đi. Họ bảo là bắt bọn địa chủ cường hào ác bá theo Quốc Dân Đảng. Họ lấy luôn tất các tấm ảnh ba tôi chụp đây đó và cả cái tráp đựng các tập giấy bổi ghi chữ Hán của ông . Họ cho đó là tài liệu phản động Quốc Dân Đảng. Sau này lớn lên tôi nghĩ đó có khi là những bài thơ ông sáng tác. Từ đó đến nay gia đình tôi không có ảnh ông để thờ. Họ giam ba và anh tôi trong một căn nhà tranh lụp xụp cuối xóm trong. Mỗi người bị bắt họ giam một nơi . Sau một thời gian họ tha cho anh Khương về . Có lẽ vì anh lúc đó mới 17 tuổi, chưa đến tuổi vị thành niên.
Tôi đến thăm ba, thấy ba bị cùm cả hai chân, ngồi một chỗ không đứng lên được. Ba nhìn tôi nước mắt lưng tròng. Ông quàng tay ôm tôi vào lòng liền bị tên đội quát :” Đụ mạ, thằng địa chủ cường hào kia…”. Cái cùm cùm ba tôi là một thanh ván gõ lên nước đỏ au, khoét hai lỗ thò bàn chân vào được, rồi họ xẻ dọc, một phía đóng chốt, một phía bắt khoá. Người ta làm ăn thì đói rách, ngu đần, nhưng nghĩ ra cách hại người thì vô cùng giỏi. Người bị cùm phải mở được khoá mới co chân lại được. Tôi đọc sách Tàu nghe nói đến gông-cùm mà chưa hình dung ra nó như thế nào. Đi bới cơm cho ba bị bắt, tôi mới biết hình thù cái cùm . Cùm là thứ để xích chân, còn gông là thứ để xích cổ, dành cho người tù khi bị giải đi . Một lần mạ tôi vắt cơm để tôi đi bới cho ba. Mạ dặn là trưa đứng bóng mới đi . Nhưng tôi nhớ ba, muốn đi sớm. Thế là xách mo cơm chạy. Đến cửa , thằng lính Đội đứng gác đỏ mặt dang tay quát :
- Mày đi mô ?
- Dạ con mang cơm cho ba?
- Đồ con địa chủ, chưa tới giờ . Đến để tiếp tế tài liệu cho bọn phản động cường hào hả ?
Nói rồi nó tung chân đá mo cơm trong tay tôi bay xuống cát. Những hột cơm, những con cá nục mạ tôi kho bay tung toé trên cát. Tôi ôm mặt khóc chạy về nhà sà vào lòng mạ. Thế là hai mạ con cùng khóc. Tôi không biết thái độ ba tôi như thế nào khi ông ngồi trong chỗ giam nhìn ra sân thấy cảnh con bị đá như thế. Chắc là ông đau lòng lắm.
Trong tuổi thơ tôi đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là cái ác, thế nào là người ác. Không phải người ác làm sao lại thất nhân tâm đến vậy ? Ký ức đó tạc vào tâm khảm, đến già cũng không phai. Mỗi lần nhớ lại là nổi gai ốc. Ngôi nhà rường ba gian hai chái ba tôi đổ bao nhiêu công sức, tiền của để làm bị Đội tháo dở, chia “quả thực” cho bần cố nông. Người kèo, người cột, kẻ xuyên, trếng, rồi bàn khoa, cửa đố, rồi đôi câu đối sơn son thếp vàng trên gỗ…, họ giành nhau từng tấm phản, tháo ra vác chaỵ như vớ được vàng . Làng tôi nghèo, chỉ nhà tôi cùng vài nhà nữa mới có sàn nhà bằng ván gỗ , còn cả làng là nhà gỗ dương lợp cỏ rười, trong nhà toàn cát, nên cướp được tấm phản họ mừng lắm. Họ tranh nhau xúc sạch cả rương thóc, gạo nhà tôi. Mạ tôi van lạy “ Lạy các ông ác bà, Xin các ông các bà cho mạ con tui lại một ít cấu (gạo) để sống…”, mà chẳng ai thèm nghe. Mấy thùng đựng muối họ cũng khuân ra sân chia nhau vung vãi. Còn các loại nồi đồng, mâm đồng, thạp đồng, mâm thau, chậu thau, bát sứ Giang Tây, rồi mấy bức hoành phi, câu đối treo ở cột nhà.v.v… Cả bộ ngũ sự trên bàn thờ tiên tổ nhà tôi hàng trăm bần cố nông xông vào cướp giật, tranh giành, đánh nhau chí choé. Tay nào là rễ, chuỗi ( từ chỉ cơ sở nồng cốt của Đội cải cách, từ cội rễ mới xâu chuỗi ) thì được chia nhiều thứ hơn. Đội bắt mạ con tôi phải xuống ở nhà bếp . Hai chiếc thuyền lưới thì bị tịch thu đưa cho bần cố nông đi biển . May họ không biết chữ , nên tủ sách ba tôi để lại họ chỉ vứt lung tung chỏng chơ đầy sân cát để lấy cái kệ tủ , phá ra từng mảnh chia nhau. Sau khi họ đi rồi, mạ tôi nhặt lên vuốt ve từng cuốn sách rồi xếp vào những cái thúng rách…Hồi đó ba tôi mua sách nhiều lắm. Những Hồng Lâu Mộng, Rừng thẳm tuyết dày, Tam quốc diễn nghĩa… của Trung Quốc, những Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, Vượt Côn Đảo của Phùng Quán, Người người lớp lớp của Trần Dần, Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Tố Tâm của Hiàng Ngọc Phách, Bức Tranh Quê của Anh Thơ, Truyện Kiều , rồi những cuốn truyện thơ Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa.v.v.. Những sách đó ba tôi mua mỗi khi đi chơi Đồng Hới, hay đi họp lý trưởng ở Huế. Nhìn cảnh đi tranh giành quả thực, tôi cứ nghĩ đến một lũ ăn mày đói khát lâu năm đang vớ được cái ăn trên trời rơi xuống. Thật khốn khổ cho những kiếp người ! Sau này hỏi các ông già trong làng tôi mới biết, Đội trưởng Đôị Cải cách ruộng đất là do Trung ương cử về, không qua tỉnh, huyện. Họ có toàn quyền giết ai, tha ai, ngủ với cô nào…. Họ vẫy tay là con gái nhà lành tối tối phải hiến thân cho họ. Đúng là trên Đội dưới Trời , không có ai to hơn.
Sau đó ba tôi bị dẫn đi hết nới này đến nơi khác đấu tố. Đội Cải cách mở lớp “học tập”, dạy cho các“chuỗi rễ” cách chỉ tay vào mặt, cách tát, cách giơ nắm đấm và từng câu đấu tố địa chủ để học thuộc. Người này thì đấu tố nội dung này, người khác thì chửi bới nội dung khác. Tất cả các câu hỏi và đấu tố đều được Ban Cải cách Trung ương soạn sẵn từ Hà Nội. Những người đấu tố toàn lũ trẻ hai lăm bốn mươi tuổi. Các ông bà già bảy tám chục , hiểu sự đời, thì nhìn ba tôi bị đấu tố là quay mặt đi. Mà toàn bọn tố điêu, vu khống. Tôi không hiểu tại sao họ lại dạy cho con người lấy chuyện điêu toa, dối trá, vu khống trắng trợn người khác làm lẽ sống như thế ? Chuyện đấu tố địa chủ đã làm cho cuộc sống làng quê ngàn đời bình yên, thân thuộc bỗng dưng bị tan tác, chia rẻ, nghi kỵ, thù oán lẫn nhau . Cả làng tôi từ ngày có Đội bỗng tắt ngóm tiếng cười đùa , tiếng hát. Cả làng như có tang. Đêm đêm gió nồm thổi qua rặng dương liễu ù ù như ngoài chiến địa. Bọn con trai thì tố “mày bóc lột tao”, “mày đánh đập tao”,” mày là thằng chó đẻ”… Con gái thì tố “mày cho tao ăn cơm thiu thối”, “mày hiếp tao lần này lần khác”, dù mặt mũi , thân hình họ không mảy may làm cho bất cứ người đàn ông xúc động. Có đứa phụ nữ còn tốc váy lên vừa vỗ bôm bốp vào hĩm vừa chỉ vào mặt ba tôi rủa :” Dòng họ nhà mày răng bằng cái l. của bà ! Trí , phú , cương , hào đào tận gốc, tróc tận rễ…”…Những người mà cả gia đình họ hàng mấy chục năm sống nhờ vào thuyền lưới , cơm cá nhà tôi cũng tố :” Mày bòn rút xương tuỷ nhà tao”, “tao nghèo là do mày “.v.v..Điêù kỳ lạ là những đứa tố điêu, vu khống chẳng hề biết ngượng ngùng, xấu hổ là gì. Họ tố điều gì ba tôi cũng bị Đội bắt phải cúi đầu xưng :“Dạ. Thưa ông . Con biết”. Mỗi lần ba tôi im lặng không nói tức thì báng súng thúc vào hông :” Đồ địa chủ ác bá, sao mày không đội ơn ông nông dân đi con !”. Ba tôi khi bị dẫn đi gặp ai Đội cũng bắt phải cúi đầu thưa “ Thưa ông , thưa bà nông dân”. Những ngày đó mạ con tôi chẳng dám ra đường.
Sau năm tháng gông cùm, tra khảo, đấu tố, sáng ngày mùng 6 tháng 5 âm lịch năm 1956, họ đưa ba tôi ra đầu làng xử bắn. Có người chứng kiến cuộc xử bắn “địa chủ” kể lại rằng : Đội bắt người đi chặt cây tre to làm cọc chôn sâu xuống cát. Họ trói ba tôi vào cột, bịt mắt. Một tiểu đội du kích 12 người cầm súng trường đứng cách mấy mét. Không có bản án tử hình được công bố, không có bản luận tội. Phạm nhân không được tự bào chữa, hay thuê luật sư bào chữa. Sau mười hai phát đạn nổ định tai, cha tôi gục xuống. Máu tươi lênh láng cát làng. Lúc đó mạ con tôi ở nhà, vì Đội cấm không cho ra nơi xử án. Nghe tiếng súng nổ, mạ tôi khóc nấc lên, ngất lịm đi rồi bỗng khóc gào thật to, hai tay bới cào tay xuống cát. “Ôi ông ơi, sao ông sống hiền hậu, nhân đức thế mà người ta nỡ giết ông, ông ơi”, “Trời ơi sao trời lại sinh ra bọn quỷ mặt người độc ác như thế, trời ơi , Trời có biết không ?” Hình như mạ tôi muốn gào bới cho Trời Đất nghe thấy nỗi đau đớn oan khiên này. Sáng hôm sau thì người chạy thư trên huyện đưa về cái lệnh ”dừng việc xử bắn địa chủ”. Thế là mấy cụ bị bắt cùng ba tôi như hai ông Huyên, Hứa ( Ngô Văn Thung, Ngô Văn Dung), ông anh con cô con cậu với tôi là Ngô Văn Toản thoát án xử tử hình. Từ đó tôi đến trường với cái biệt danh: “con địa chủ bị bắn trong CCRĐ”. Đội Cải cách bắn ba tôi xong họ bó vào mảnh chiếu rách rồi chôn lấp sơ sài ở một góc đồi cát. Sau khi dừng chuyện cải cách, bắn giết, mấy ông anh con bác và anh Khương mới đưa hài cốt ba tôi về chôn ở cuối khu mộ của các cố tôi. Nghĩa là ba tôi chết không có một mảnh ván quan tài, không có điếu văn, tang lễ, không có trống kèn đánh thổi, không có con cháu khóc lóc tiễn đưa như tất cả những đám tang ở làng tôi hồi ấy. Sao sô phận của ba tôi lại bi thảm đến thế hỡ trời!. Sao lại có bọn người gọi là “cách mạng” mà lại giết hại cả những người từng hết lòng ủng hộ sự nghiệp của mình như vậy ? Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể hiểu nổi.
Những ngày đó ai tiếp xúc với gia đình tôi đều sợ bị liên luỵ. Bà con họ hàng nội thân nhà tôi như gia đình anh Thiểu, anh Hiểu, chỉ Hổ, chị Hỷ… đêm đêm thường lén lút cho con cháu mang sang cho mạ tôi khi năm ba lon gạo, khi vài củ khoai, khúc sắn, khi chục con cá nục. Phải lén lút đợi khuya mới ném vào góc lều, vì Đội cấm. Lính của Đội canh gác, rình mò ghê lắm. Ai mà tiếp tế cho địa chủ cường hào cũng là kẻ thù của giai cấp, sẽ bị tiêu diệt, gia đình sẽ bị bắt ngay. Anh Ngô Tấn Ninh, lúc đó 12 tuổi hỏi mạ:” Tại sao gia đình mình có tí thuyền lưới hơn người, lại bị giết hở mạ ? Có phải họ ghen tức vì không được như nhà mình ?”. Mạ bảo :” Đội thì biết gì mà ghen với tức. Đội muốn giết ai thì giết !”
Làng tôi có anh Hảo. bà con gọi là Hảo Điên. Do thất tình với một người đẹp trong làng anh bị điên. Đêm ngủ , anh mơ gì đó , thế là bấu, rựt đứt luôn con cu của mình, phải đi viện cấp cứu . Từ đó suốt ngày anh cởi truồng đi khoe con cu cụt khắp xóm Thượng Bắc, Thượng Nam, múa hát và đái. Mỗi lần anh đái phải ba tiếng đồng hồ mới xong, vì lỗ đái bị tịt. Theo tôi thì anh Hảo không hoàn toàn điên. Vì có một buổi sáng đàn ông cả làng tôi ra biển. Không hiểu lửa củi thế nào mà nhà tay xã đội trưởng bốc cháy đùng đùng. Đúng lúc đó anh Hảo đi ngang qua. Thấy lửa , anh liền xông vào khuân hết súng và cả thùng lựu đạn ra bỏ dưới gốc cây dương liễu, rồi lại đi xăng xái múa hát như không có chuyện gì xảy ra. Không có anh hôm ấy, lựu đạn mà nổ thì nhất định không ít người trong xóm thương vong. Mỗi khi đi ngang sau lưng lều tranh của mẹ con tôi bao giờ anh cũng cười khanh khách , rồi chửi lớn :” Tiên sư bọn ngu dốt, người giỏi bây giết thì ai bày cho cách làm để có cái mà đút vào mồn hả !”.Anh vung tay chửi đi chửi lại rồi lại cười hực hực. Chửi xong anh lại vắt chiếc quần nâu lên vai, ngồi bệt bên lối đi đái tới chiều. Vì anh điên nên Đội Cải cách chẳng làm gì được anh cả. Bảo đi đấu tố anh cũng chẳng đi.
Lại có anh tên là Chắc, một tay thơ phú vần vè, nói lối giỏi nhất làng, khi vừa có lệnh “ngừng bắn địa chủ”, đã không còn đấu tố nữa , anh đi đường hát nghêu ngao mấy câu đồng dao tự anh ứng tác :
Người giỏi thì giết
Thằng đần lên ông
Rồi thì bốc cứt
Mà ăn ơi làng… Người giàu thì giết
Thằng bần thì nuôi
Rồi thì chết đói
Cả làng mất thôi…
Người giaù giết hết
Cả nước bần hàn
Đời chi lạ rứa
Ơi giống Lạc Hồng…
Cũng phải nói thêm điều này: Đáng lẽ diệt được địa chủ cường hào rồi, ruộng đất, thuyền lưới về tay nông dân rồi thì họ sẽ no đủ hoặc giàu có lên mới phải chứ. Nhưng không . Tất cả những người đã hăng hái đấu tố, được chia nhiều quả thực từ gia đình tôi , sau đó họ không giàu lên mà cứ nghèo dần đi. Nghèo quá phải mang mấy thứ quả thực Đội chia cho đi chợ bán kiến tiền đong gạo nấu cháo ăn qua ngày. Nghèo đến độ chỉ năm sau họ lại đến nhà xin mạ tôi từng lon gạo. Thuyền lưới nhà tôi bị tịch thu đưa cho bần cố nông, nhưng họ không biết quản lý, không có vốn để sữa chữa, đại tu, không tiền để mua lưới mới rồi thuyền trở thành củi mục , lưới thành tả rách từ bao giờ không ai biết nữa. Thế là Cải cách ruộng đất bị biến thành cuộc sát phạt những trí thức, người giàu có, chứ chẳng có ý nghĩa “người cày có ruộng” gì cả !. Sau này đọc sách báo, tôi mới biết cuộc sát phạt này bắt nguồn từ tư tưởng “đấu tranh giai cấp” của Quốc Tế Ba do Stalin chi phối. Sau chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II, Stalin đã ra lệnh giết hại hoặc bắt đi đày tận Xibêri cho đến chết hàng chục vạn trí thức ưu tú của Nga vì ông nghi ngờ trí thức luôn đối lập, không theo đường lối đấu tranh giai cấp của mình. Rồi đến Mao Trạch Đông ở Trung Quốc với hàng chục cuộc thanh trừng như “Cải cách ruộng đất”, “chống phái hữu” rồi “Cách mạng văn hoá” đẫm máu và nước mắt. Hàng mấy chục triệu trí thức Trung Quốc bị giết, bị đưa đi cải tạo lao động rồi chết dần chết mòn ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Tư tưởng độc tài này phát triển cực điểm ở Cămpuchia khi Đảng gọi là Cộng sản của tên đồ tể Ponpot lên nắm chính quyền sau năm 1975. Hơn hai triệu trí thức, người dân thành thị Cămphuchia đã bị tàn sát thảm khốc bằng cuốc, xẻng, dao rựa đập vào đầu, tạo nên những cánh đồng chết, những hồ chôn người tập thể. Thật khủng khiếp. Ở nước ta bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên là “địa chủ” bị xử bắn đầu tiên năm 1953. Bà Năm là một địa chủ giàu có nhưng vô cùng yêu nước. Bà đã giúp đỡ cách mạng nhiều tiền ,vàng. Bà nuôi trong nhà rất nhiều cán bộ là lãnh tụ của Việt Minh. Rứa mà Đội Cải cách đem bà Năm ra xử bắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh can :” Chẳng lẽ cách mạng ruộng đất lại mở đầu bằng việc giết một phụ nữ, lại là người đã giúp đỡ cách mạng ?” . Đội lĩnh ý Cụ Hồ, mang hỏi các ông cố vấn Tàu. Cố vấn phán :” Giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Thế là bà Năm bị tử hình. Câu chuyện này tôi đã nghe nhiều người kể , và mới đây đã được nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã viết ở trong tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường vừa xuất bản của ông. May mà Cụ Hồ đã phát hiện ra sai lầm, ra lệnh dừng việc đấu tố bắn giết địa chủ đang làm tan nát nông thôn . Sau đó tiến hành mấy đợt sửa sai. Sửa sai cũng chỉ hô hào, rồi đổi thành phần là địa chủ xuống trung nông, chứ nhà cửa, tài sản, danh dự chẳng ai trả lại cho ba mạ tôi cả. Phải nói rằng, ba năm CCRĐ, nông thôn miền Bắc đã mất đi hàng vạn người giỏi : lao động giỏi , kinh doanh giỏi, học hành giỏi, là chỗ dựa vững chắc cho cuộc mưu sinh của bà con nông dân ở các làng quê. Vì cả miền Bắc lúc đó có hàng vạn làng, mà mỗi làng như làng Thượng Luật quê tôi có tới 4 người bị quy là địa chủ , bị bắt giam cầm và đấu tố đều là người giỏi, trí thức của làng. Nếu không dừng việc đấu tố, mà cứ nghe theo lời các cô vấn , chắc chắn nông thôn miền Bắc sẽ hàng vạn người làm ăn giỏi bị giết. Cầu mong Trời Phật làm sao trên đất nước thân yêu này không sinh ra bọn Đội quyền cao hơn Trời ấy một lần nữa !
Điều tâm linh nữa là tất cả những người du kích đã cầm súng bắn vào ba tôi trong cuộc xử án hôm đó, sau này hầu hết đều chết vì bị bom đạn chiến tranh. Có người bị chết cả nhà một lúc. Có người sống đến hoà bình lại chết vì cá mập trên biển. Hương hồn ba tôi nhân hậu, thương người chắc là ông không bao giờ trả thù ai. Nhưng lưới trời lồng lộng. Những kẻ ác không bao giờ thoát khỏi lưới trời trừng phạt. Người ta gọi đó là “quả báo” hay “ác giả ác báo”. Trong số những người du kích cầm súng xử bắn ba tôi thời đó, có một người còn sống đến hôm nay, lại trở thành su gia với gia đình anh Ngô Tấn Nình. Hai bên gả con cho nhau và sống hoà thuận, sinh cháu ngoan hiền vui vẻ. Có giỗ chạp gì hai nhà lại đến cùng nhau. Có lẽ lúc đó ông ta đã bắn không trúng hoặc chỉa súng bắn lên trời chăng ? Điều đó minh chứng rằng, anh em chũng tôi không hề lấy việc đau thương mất mát của gia đình làm thù oán. Nhưng cuộc sống bao giờ cũng có quy luật của nó : Ở hiền gặp lành ! Đó là điều mạ tôi thường dạy anh em tôi mỗi tối.
Những tháng ngày khổ đau buồn bã đó, đêm về mạ tôi thường mời anh Yêng , một người có giọng ngâm thơ rất tốt vào nhà cùng anh Khương đọc Truyện Kiều, truyện thơ Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cức Hoa hay Lục Vân Tiên cho mạ nghe. Mạ vừa nghe thơ vừa bỏm bẻm nhai trâù. Dường như thơ đã an ủi chia sẻ với mạ những tang thương gia đình. Nhưng lúc đó tôi luôn ngồi bên mạ. Những âm điệu buồn của giọng ngâm thơ của anh Yêng đã ngấm vào tâm hồn tôi từ bao giờ…
( trích sách 100 NGÀY VƯỢT TRƯỜNG SƠN)