Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2008

Tác phẩm và nhà văn

Chiều qua đọc xong trích đoạn "Luân" tôi bàng hoàng nghĩ ngợi, ai ở miền Bắc đã viết về một câu chuyện của bốn người bạn, ba trai một gái. Họ phải chia tay nhau vì chiến tranh ở cái tuổi học trò, mỗi người một đoạn đời. Ai đã viết câu chuyện cảm động này diễn tả tình cảm của cá nhân bạn bè từ thời học trò xúc động như vậy trong thời điểm này ở VN, tôi nghĩ như vậy. Cuộc chiến đã qua rồi hơn ba mươi năm trước, ai có còn nhớ chuyện mấy mươi năm xưa của những thanh niên thiếu nữ này, tưởng như tác giả phải cùng thế hệ vậy, tôi vưà đọc vừa nghĩ, để đến trang cuối tôi giật mình đó là câu truyện được viết từ 45 năm trước của Mai Thảo trong tập truyện "Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời". Ông đã mô tả tâm trạng thanh niên thời đại ông những năm 45, 46 (?), tưởng như ông viết cho cả thế hệ thanh niên ra đi vào Nam sau 54 vậy. Cho nên bây giờ nghe giới thiệu hai tác phẩm gây xôn xao trong nước, Thời của thánh thần do Hoàng Minh Tường và Dưới Chín Tầng Trời của Dương Hướng qua lời phỏng vấn của bà Thụy Khuê với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.
Tôi không ngạc nhiên khi thấy ông giơí thiệu các tác giả chỉ ngoài 60, tức thời kỳ đấu tố, cải cách ở miền Bắc, họ cũng còn rất trẻ, có nhiều chuyện bưng bít, nhưng là nhà văn họ có đủ sự đồng cảm, những suy tư nhân bản để tìm tòi mô tả lại một thời kỳ đen tối của đất nước đã bao trùm lên mấy thế hệ, cho tôi và những thế hệ sau này có thể hiểu được chuyện gì đã xẩy ra cho họ, lớp người đi trước, như Mai Thảo đã làm mấy chục năm trước, chỉ tiếc lại phải mất mấy mươi năm sau mới có người (được phép) ghi chép lại (?), nếu văn chương đã không từng bị cách đoạn có lẽ xã hội đã tốt đẹp hơn nhiều phải chăng? Khi mà nhà văn cảm xúc nỗi đau của quần chúng (nhân loại) họ đi trước thời đại, họ viết ra cho người khác tránh đừng gây nên những vết thương (?). Đi sau thì mất mát rất nhiều rồi. Không thể để họ đi sau.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"