Nguyễn Văn Thạnh
Đã có tổng kết đợt mưa lũ vừa rồi: ít nhất 29 người chết, mất tích, trong đó có những cái chết rất thương tâm như câu chuyện hai cô giáo còn rất trẻ-mới 22 tuổi-đi dạy thì bị nước cuốn chết. Chưa kể hàng vạn người trắng tay, màn trời chiếu đất, cơ nghiệp cả đời tiêu tan chỉ trong một đêm.
Nguyên nhân của những đau thương trên là do trời: ảnh hưởng của áp
thấp nhiệt đời, gây mưa. Trời làm thì không thể tránh hay kiện cáo được.
Cũng như những tên trộm lợi dụng đêm tối để gây án rồi tẩu thoát, các thủy điện đã lợi dụng “cơ trời” để gây tội: 15 thủy điện đã đồng loạt xả lũ. Bao nhiêu nước do trời mưa, bao nhiêu nước do thủy điện xả lũ, không ai biết. Vì không thể biết nên các chủ nhà máy thủy điện dễ chối tội và vô can.
Điều cay đắng, đây không phải là lần đầu tiên. Năm nào người dân Miền Trung nghèo khó cũng bị đại nạn này. Thủy điện xả lũ đã thành đại họa cho dân miền trung. Như án tử hình treo lơ lửng trên đầu họ.
Mỗi lần gây ra tai họa, cộng đồng lại dậy sóng chỉ trích các thủy điện, thậm chí là các cấp chính quyền có liên quan, nhưng rồi mọi việc lại đâu vào đó. Vì sao vậy? Vì cái ác không bị phán xét và trứng phạt thích đáng. Tội ác nếu không được phán xét, trừng phạt thích đáng thì nó sẽ không bao giờ dừng lại.
Có một thực tế, chúng ta không thể van xin lòng tốt của kẻ khác. Chúng ta cần lôi chúng ta tòa để công lý được thực thi.
Dù bị thiệt hại nặng nề, tính mạng, tài sản bị đe dọa nhưng từng người dân nghèo, thấp cổ bé họng không thể kiện cáo được. Họ bị hạn chế về tiền bạc, thời gian cũng như kiến thức về luật pháp.
Trước thực trạng trên, tôi có ý định lập một ủy ban để tiến hành kiện các chủ nhà máy thủy điện ra tòa. Rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi người.
Nguyễn Văn Thạnh
Tel: 0984.973.376
thanhipi@gmail.com
Bài 2: Kiện tại sao không? Và tại sao không kiện.
Bài 3: Kiến kiện khoai-vẫn cứ làm.
Bài 4: Thủy điện-sự kết hợp mafia giữa tiền và quyền.
Bài 5: Kiện thủy điện, một cú giáng vào nền độc tài.
Bài 6: Dân chủ, bắt đầu từ việc kiện cáo.
Bài 7: Kế hoạch cho vụ kiện.
Cũng như những tên trộm lợi dụng đêm tối để gây án rồi tẩu thoát, các thủy điện đã lợi dụng “cơ trời” để gây tội: 15 thủy điện đã đồng loạt xả lũ. Bao nhiêu nước do trời mưa, bao nhiêu nước do thủy điện xả lũ, không ai biết. Vì không thể biết nên các chủ nhà máy thủy điện dễ chối tội và vô can.
Điều cay đắng, đây không phải là lần đầu tiên. Năm nào người dân Miền Trung nghèo khó cũng bị đại nạn này. Thủy điện xả lũ đã thành đại họa cho dân miền trung. Như án tử hình treo lơ lửng trên đầu họ.
Mỗi lần gây ra tai họa, cộng đồng lại dậy sóng chỉ trích các thủy điện, thậm chí là các cấp chính quyền có liên quan, nhưng rồi mọi việc lại đâu vào đó. Vì sao vậy? Vì cái ác không bị phán xét và trứng phạt thích đáng. Tội ác nếu không được phán xét, trừng phạt thích đáng thì nó sẽ không bao giờ dừng lại.
Có một thực tế, chúng ta không thể van xin lòng tốt của kẻ khác. Chúng ta cần lôi chúng ta tòa để công lý được thực thi.
Dù bị thiệt hại nặng nề, tính mạng, tài sản bị đe dọa nhưng từng người dân nghèo, thấp cổ bé họng không thể kiện cáo được. Họ bị hạn chế về tiền bạc, thời gian cũng như kiến thức về luật pháp.
Trước thực trạng trên, tôi có ý định lập một ủy ban để tiến hành kiện các chủ nhà máy thủy điện ra tòa. Rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi người.
Nguyễn Văn Thạnh
Tel: 0984.973.376
thanhipi@gmail.com
Bài 2: Kiện tại sao không? Và tại sao không kiện.
Bài 3: Kiến kiện khoai-vẫn cứ làm.
Bài 4: Thủy điện-sự kết hợp mafia giữa tiền và quyền.
Bài 5: Kiện thủy điện, một cú giáng vào nền độc tài.
Bài 6: Dân chủ, bắt đầu từ việc kiện cáo.
Bài 7: Kế hoạch cho vụ kiện.