Nguyễn Văn Thạnh
Nếu xem sáng kiến trên là một chiến lược để tiến hành nâng cao dân
trí. Trong bài viết này tôi xin trình bày những hợp phần để thực hiện
chiến lược trên
1. Hội đồng quản trị:
Một hội đồng tầm 10 thành viên, có chức năng hoạch định kế hoạch,
triển khai và quản lý. Thành viên của hội đồng nên đa dạng, đến từ nhiều
lĩnh vực khác nhau. Hội đồng có nhiều thành viên uy tín xã hội thì cơ
hội thành công càng cao.
Nguyên tắc làm việc của hội đồng là đồng thuận qua bỏ phiếu để quyết định vấn đề.
2. Thư viện, kênh thông tin:
Thiết lập một thư viện, kênh thông tin trực tuyến để đọc giả có thể
truy cập, xem được những cuốn sách cần thiết. Rất nhiều cuốn sách khai
trí hiện rất hiếm trên thị trường nên sẽ gây khó khăn khi đọc gia quan
tâm muốn xem. Hội đồng quản trị tiến hành xin bản quyền các tác phẩm cần
phổ biến. Trước mắt triển khai thư viện này trên blog.
3. Nhóm dịch thuật:
Sách khai sáng hiện có nhiều, tuy nhiên còn rất nhiều sách, bài viết
cần dịch. Nhóm dịch thuật chịu trách nhiệm dịch những tài liệu này. Tập
trung dịch những trước tác về chủ nghĩa tự do, kinh tế thị trường, nền
chính trị dân chủ. Nhóm dịch có thể đóng góp công sức tình nguyện hoặc
được trả chi phí khi gây được quỹ.
4. Nhóm truyền thông:
Đây là một hợp phần quan trọng. Bộ phận này hoạt đồng như phòng
Marketing/sales trong công ty. Nhiệm vụ bộ phận này nghiên cứu tâm lý để
đưa ra những chiến lược, những giải pháp phù hợp. Ngoài ra bộ phận này
còn có trách nhiệm làm cho thông tin, dự án khai trí lan rộng trong cộng
đồng, nhất là sinh viên. Có rất nhiều hình thức để thực hiện mục tiêu
này, từ tương tác trên mạng, facebook,… đến in ấn tài liệu, tổ chức hội
thảo, các buổi nói chuyện,….
Nhóm này còn là cầu nối với các nhóm, tổ chức XHDS khác để bảo đảm
thúc đẩy chiến lược chung. Ví dụ kết nối với phong trào CĐVN, nhóm 72,
mạng lưới Blogger VN,…. để lên tiếng bảo vệ quyền con người, bảo vệ việc
học,… cho những người dấn thân cho sự nghiệp khai dân trí trong trường
hợp họ bị chính quyền sách nhiễu, đàn áp.
5. Nhóm gây quỹ:
Tiền với việc xã hội như dầu với đèn; dầu hết, đèn tắt. Sự lớn mạnh,
thành công của dự án ngoài việc qui tụ được nhiều người nhiệt tâm cho
chiến lược khai trí còn đến từ sự thành công khi gây quỹ. Gây được quỹ
là đã thu hút những người có tài sản, có điều kiện kinh tế vào câu
chuyện khai dân trí. Đây cũng như sự phân công, hợp tác của nhiều tầng
lớp cho sự nghiệp khai trí: người có của, người có công. Gây quỹ là là
một cơ chế để nhiều người, dù ít hay nhiều đều có thế góp công cho sự
nghiệp khai trí. Số tiền huy động được sẽ dùng vào việc tài trợ cho các
chi phí như dịch sách, in ấn tài liệu, áo biểu tượng, mua sắm thiết bị,
tổ chức hội thảo và tài trợ cho một số vị trí làm việc chuyên nghiệp cho
dự án.
Các kế hoạch vận động gây quỹ và quyết định phân bổ chi tiêu do hội đồng quản trị quyết định và quản lý thống nhất, minh bạch.
6. Những tiểu đội khai trí:
Nồng cốt để thực hiện chiến lược trên là những tiểu đội khai trí. Mỗi
tiểu đội có từ 5-7 người, do một người phụ trách. Người phụ trách sẽ
được hỗ trợ thiết bị như: máy tính, máy ảnh và một số kinh phí để thực
hiện công việc. Mục tiêu là mỗi trường đại học sẽ thành lập một tiểu
đội.
Người phụ trách tiểu đội có trách nhiệm phát triển thành viên, và là
cầu nối liên lạc giữa hội đồng quản trị với các thành viên. Các tiểu đội
trưởng được lựa chọn và huấn luyện kỹ càng cho công việc.
Mục tiêu: mỗi trường đại học có một tiểu đội làm việc này. Trước mắt mỗi thành phố lớn: HN, Tp HCM, ĐN có một tiểu đội.
Tất cả những việc này đều tiến hành minh bạch. Bắt đầu bằng những vấn đề đơn giản rồi dần phát triển.
Nguyễn Văn Thạnh
P.s: Mong nhận được sự tranh luận, góp ý để hoàn thiện.